Cách Kiểm Tra Hosting Của Website: Đặt Ở Đâu, Thông Tin, Dung Lượng

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 413
Theo dõi:

Hướng dẫn cách kiểm tra hosting của website chi tiết từng phần: kiểm tra IP, thời hạn, dung lượng, chất lượng hosting ở đâu?  Cùng đọc bài viết để được hướng dẫn chi tiết nhé!

 

Cách kiểm tra Hosting của website

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra hosting của website ở đâu và chi tiết từng phần:

Cách kiểm tra hosting của website hết hạn

Cách 1: Để kiểm tra thời hạn hosting còn bao lâu? Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản quản lý dịch vụ.

Bước 2: Sau đó, lựa chọn vào ô Services của khung hội thoại.

Bước 3: Click tiếp vào ô My Services thì sẽ hiện lên khung ghi ngày thông báo hosting sẽ hết hạn hoặc thời gian mà bạn cần để gia hạn thêm của hosting.

Trong vòng 15 - 30 ngày trước khi hết hạn, nhà cung cấp sẽ gửi thông báo mail cho người dùng biết lịch để gia hạn.

Cách 2: Ngoài ra, cách kiểm tra hosting hết hạn khác là bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hosting để kiểm tra.

Hướng dẫn cách kiểm tra dung lượng Hosting

cach kiem tra hosting cua website

Cách kiểm tra gói host của website? Nếu như bạn đang dùng một gói hosting nào đó thì một trong những việc mà người dùng rất chú ý đó chính là băng thông và dung lượng của hosting ra sao. Trong nội dung bài viết này, HostingViet sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra dung lượng hosting thông qua Directadmin:

  • Bước 1: Đăng nhập Directadmin để kiểm tra dung lượng Hosting của website

    Bước 2: Tìm mục Your Account ở góc bên phải màn hình

    Bước 3: Các thông tin xuất hiện trong mục Your Account gồm:

    • Disk Space/Dung lượng: Dữ liệu được lưu tối đa trên Hosting.
    • Bandwidth/Băng thông: Dữ liệu tối đa được truyền qua Hosting trong 1 tháng. Dữ liệu này bao gồm cả Upload và Download nhưng chủ yếu vẫn là Download.
    • Email: Số Email tối đa có thể sử dụng theo tên miền. Nếu người dùng muốn sử dụng nhiều Email tốt nhất nên đăng ký Email Hosting. 
    • FTP account: Số TK FTP sử dụng.
    • Databases: Lượng dữ liệu sử dụng.
    • Inodes: Đây là chỉ số được tính bằng tổng số File và Folder => Tìm cột Used và Max để biết đã sử dụng bao nhiêu. Trong đó, cột Used là lượng đã sử dụng và cột Max là lượng tối đa có thể sử dụng.

Để có thể tìm hiểu xem mình đã sử dụng bao nhiêu dung lượng mà mình đã sử dụng là bao nhiêu thì bạn có thể nhìn sang 2 bên cột là Used và Max. Trong đó thì cột Used được hiểu là lượng dung lượng mà bạn đã sử dụng. Còn lại cột Max thể hiện dung lượng tối đa mà bạn đã sử dụng trong gói hosting mà bạn đã mua.

Những cách kiểm tra thông tin website

Website dần trở thành một trong những điều không thể thiếu trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Các doanh nghiệp, tổ chức ai cũng cần tạo cho mình một website để tăng độ tiếp cận với khách hàng của như khẳng định uy tín của mình. Thế nhưng việc kiểm tra thông tin website thì không hẳn ai cũng biết. Khi kiểm tra thông tin về website bạn cần chú ý về tên miền, hosting cũng như các thông số web khác,

Về tên miền

cach kiem tra hosting cua website 1

>>Xem thêm : Hướng dẫn lựa chọn Hosting phù hợp với nhu cầu

Hiện nay, để tiện lợi hơn cho người dùng thì việc kiểm tra tên miền cũng có rất nhiều cách. Có người ưu tiên sử dụng phần mềm để mang lại hiệu quả chính xác, cũng có người thì lựa chọn kiểm tra tên miền bằng việc truy cập vào các website hỗ trợ trực khác để tiện lợi, nhanh chóng và đỡ mất phí hơn.

Nếu như bạn lựa chọn sử dụng phần mềm để kiểm tra thông tin về tên miền, chúng mình khuyên bạn nên sử dụng WhoisThisDomain hoặc DomainHostingView. Với WhoisThisDomain, các bạn sẽ có được thông tin chính xác nhất về tên miền mình muốn kiểm tra từ đó lựa chọn được thích hợp.

Thông qua các cách kiểm tra thông tin website khác nhau, bạn có thể kiểm tra được rất nhiều thông tin của người mua tên miền:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người mua
  • Ngày mua tên miền, ngày hết hạn
  • Tên miền đang được trỏ về trang nào
  • Công ty đang quản lý tên miền

Công cụ chúng ta sẽ sử dụng đó là: whois.icann.org. Nhập captcha khi kiểm tra tên miền, hơi bất tiện. Đây là trang web của tổ chức quản lý tên miền quốc tế, nên thông tin cập nhật liên tục.

Chú ý: Một số tên miền đăng ký Whois Privacy, hay Domain Privacy Protection, thì bạn không thể coi được thông tin cá nhân người mua tên miền nữa, nó bị ẩn đi rồi. Nếu muốn kiểm tra tên miền Việt Nam (có chấm vn đằng sau), hãy xài công cụ của iNet

Nếu tên miền đã bị đăng ký, bạn chỉ cần bấm vào Whois. Nó sẽ hiện ra thông tin về người mua tên miền.

Về Hosting

Kiểm tra IP Hosting, xem host của 1 trang web, kiểm tra hosting của domain thuê ở đâu, hosting đặt tại vị trí nào tại Check-host.net

Về Website

Dưới đây là 5 công cụ online miễn phí giúp bạn có thể kiểm tra các thông tin trên website của mình qua đó củng cố tốc độ, khả năng tiếp cận và còn nhiều hơn thế cho website của bạn nhé!

  1. GOOGLE PAGESPEED INSIGHTS

Khi công nghệ liên tục phát triển thì tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng, được quan tâm hàng đầu khi người dùng sử dụng và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của website. Một trong những công cụ đánh giá tốc độ tải trang của website trên desktop và thiết bị di động là Google Pagespeed Insights. Đây là công cụ được tạo ra bởi Google, ngoài mục đích tối ưu hoá hiệu suất của website thì ứng dụng này còn đưa ra các đánh giá chi tiết về website, để website có phiên bản hoàn thiện nhất. 

cach kiem tra hosting cua website

>>Xem thêm : Cách chọn Hosting tốt nhất, chất lượng nhất cho Website

Hiện nay, có rất nhiều công cụ giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra và qua đó có thể cải thiện được tốc độ load của website, ví dụ như công cụ Pingdom. Bạn nên lựa chọn của Google bởi vì công cụ tìm kiếm này xem xét tốc độ như một yếu tố quan trọng của chất lượng và ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn.

  1. W3C VALIDATOR

Tuy không còn là yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá chất lượng website nữa nhưng code hợp lệ, đúng chuẩn là dấu hiệu nhận biết được nhà phát triển website tỉ mỉ và tự hào về công việc của mình không.

cach kiem tra hosting cua website

Code nếu như được làm không hợp lệ sẽ không ảnh hưởng không hề nhỏ đến kết quả SEO . Tuy nhiên điều này lại không ảnh hưởng lắm đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website. Nhưng cần phải có 1 sự cân đối giữa cả 2 yếu tố để giúp website hoạt động được hiệu quả và tiếp cận đến nhiều người dùng. Chắc chắn rồi, 100% HTML hợp lệ không còn quan trọng và được thổi phồng lên như trong năm 2009. Nhưng nó vẫn là vấn đề bạn cần phải quan tâm.

Bạn có thể tham khảo công cụ cho phép kiểm tra chất lượng HTML & CSS là W3C validator. Đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí giúp bạn có thể kiểm tra được khá chính xác về chất lượng HTML & CSS của website.  

  1. SCREENFLY

Bạn muốn website của mình được hiển thị thật sự hoàn hảo, nhưng liệu nó có hoàn hảo và hợp mắt người dùng trên nhiều thiết bị? Bạn không thể sở hữu 5 chiếc smartphone, 10 chiếc laptop hay 5 chiếc màn hình vi tính để bàn để kiểm tra khả năng hiển thị website của bản thân, vậy cách nào là tốt nhất để có thể kiểm tra xem website của bạn trên nhiều thiết bị? Giải pháp chính là sử dụng một công cụ cho phép bạn hiển thị một URL với nhiều thiết bị khác nhau.

cach kiem tra hosting cua website

Có rất nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau nhưng công cụ đáng chú ý và được nhiều người sử dụng là ScreenFly, bởi vì sự hiện đại, giao diện dễ sử dụng cũng như thư viện các mẫu giao diện khá phong phú để bạn có thể kiểm tra trên ScreenFly.

  1. ACHECKER

Theo tiêu chuẩn W3C đưa ra, “Khả năng tiếp cận và truy cập vào website nghĩa là người khuyết tật có thể dễ dàng sử dụng trang Web đó không khác gì so với người bình thường. Nói một cách cụ thể hơn, điều này có nghĩa rằng người khuyết tật  cũng có thể nhận thức, hiểu, tương tác, sử dụng và điều hướng đối với website đó, và họ có thể góp phần đóng góp những dữ liệu cho Web.” Vì thế, nếu như xét về mặt nhân văn, đây chắc chắn là một trong những khía cạnh vô cùng quan trọng khi đánh giá về chất lượng trang web.

cach kiem tra hosting cua website

AChecker được đánh giá là một trong những công cụ trực tuyến hàng đầu giúp người dùng có thể kiểm tra các trang HTML cho phù hợp với các tiêu chuẩn tiếp cận để đảm bảo nội dung có thể được truy cập bởi tất cả mọi người.

  1. WEBPAGETEST

Đây là một công cụ trực tuyến hoàn toàn miễn phí cho phép bạn có thể dễ dàng chạy một thử nghiệm tốc độ load của website từ nhiều vị trí trên toàn cầu sử dụng các trình duyệt thực (IE và Chrome) và ở tốc độ kết nối người dùng thực sự để có thể cải tạo tốc độ load khi truy cập và tương tác với website của mình.

cach kiem tra hosting cua website

Bạn có thể chạy các thử nghiệm đơn giản hoặc nâng cao bao gồm các hoạt động tương tác nhiều bước chẳng hạn như quay video, chặn nội dung và nhiều hơn thế nữa. Bạn sẽ nhận được thông tin khảo sát website giá trị thông qua các biểu đồ thác nước về việc load các tài nguyên, những kiểm tra tối ưu tốc độ trang và các gợi ý để cải tiến để tối ưu website của mình cho hiệu quả.

Lời kết

Vậy là HostingViet đã giới thiệu cũng như giúp bạn khám phá Cách kiểm tra Hosting của website mà bạn đang sử dụng.
Để sở hữu 1 gói hosting cho riêng mình, bạn chỉ cần bỏ ra một chi phí chỉ từ 50.000đ/ tháng , hãy truy cập ngay bài viết Hosting giá rẻ hoặc nếu bạn là doanh nghiệp và đòi hỏi nhu cầu băng thông lớn, quản trị nhiều website với các IP riêng hãy tham khảo 2 gói hosting của chúng tôi là: SEO hosting, Hosting doanh nghiệpHosting không giới hạn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì vui lòng comment phía dưới bài viết. HostingViet sẽ trả lời bạn sớm nhất!

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/22

GNU là gì? Những Kiến thức cần biết về hệ điều hành GNU Linux

GNU/Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển dựa trên nhân Linux và bộ công cụ GNU, tạo nên một m&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/22

Mua Tên Miền Và Hosting Như Thế Nào? Hướng Dẫn Chi Tiết

Mua Tên Miền Và Hosting Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý Đơn Vị Cung Cấp Gói Hosting Và Tên Miền Uy Tín I. Hướng dẫn c&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Top 13+ Web Hosting Miễn Phí Tốt Nhất Cho Trang Web Của Bạn

Tìm hiểu về Web hosting miễn phí Web hosting là một không gian của máy chủ giúp cài đặt những dịch vụ internet như w...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Sudo là gì? Cấp quyền User cho Sudo, lệnh Sudo trong Linux

Sudo là gì? Sudo là từ viết tắt của “substitute user do“, hay “super user do”. Đây là một chương trì...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Có Nên Mua Hosting Tại Việt Nam Thay Vì Mua Host Nước Ngoài?

  Chính sách hỗ trợ đặc biệt chỉ có tại HostingViet.vn HostingViet là đơn vị duy nhất hỗ trợ Khách hàng ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Cài Đặt Wordpress Trên cPanel: Hướng Dẫn Cực Chi Tiết Từ A - Z

Khái niệm WordPress WordPress rất phổ biến trong cộng đồng lập trình cũng như người xây dựng website. Đây là một hệ thống quản l&ya...
Tác giả:
Đọc thêm