Protocol Là Gì? Tất Tần Tật Kiến Thức Về Giao Thức Protocol

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 131
Theo dõi:

Hệ thống mạng sử dụng giao thức protocol để vận hành chính xác, tăng tính ổn định và mượt mà. Vậy protocol là gì? Nó hoạt động như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài chia sẻ sau của Hosting Việt nhé!

Network Protocol là gì?

Protocol là giao thức mạng, tập hợp nhiều quy tắc đã được thiết lập để xác định cách thức định dạng, truyền, nhận dữ liệu từ máy chủ, router đến máy đích.

Các giao thức mạng (protocol) là tập hợp nhiều quy tắc được thiết lập nhằm xác định cách để định dạng, truyền và nhận dữ liệu, giúp những thiết bị có trong mạng internet (bao gồm máy chủ, router, endpoint) dễ dàng giao tiếp được với nhau. Thậm chí, việc giao tiếp vẫn diễn ra mượt mà ngay cả khi chúng không đồng nhất về cơ sở hạ tầng, hoặc thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. 

Để thông tin được gửi và nhận thành công, các thiết bị của bên gửi, bên nhận phải chấp nhận và tuân theo những quy ước của giao thức. Đồng thời, chúng hỗ trợ các giao thức mạng tích hợp vào phần mềm và/ hoặc phần cứng.

Chức năng của giao thức mạng là gì? Đó là chúng sẽ cung cấp cho thiết bị mạng ngôn ngữ giao tiếp chung. Chính vì thế, không có giao thức mạng, các máy tính không thể giao tiếp với nhau. Do đó, hầu hết người dùng cuối đều kết nối với nhau thông qua giao thức mạng, trừ một số mạng đặc biệt được thiết kế riêng cho các kiến trúc cụ thể.

protocol la gi

Chức năng của protocol là gì?

Các loại giao thức mạng có những chức năng sau:

  • Đóng gói: Khi quá trình trao đổi thông tin diễn ra, các gói dữ liệu sẽ được thêm vào một số thông tin như địa chỉ nguồn và đích, mã phát hiện lỗi, tiếp đến là thông tin về điều khiển giao thức.
  • Phân đoạn: Trong môi trường mạng truyền thông, chúng chỉ chấp nhận kích thước của những gói dữ liệu cố định. Vì thế, các giao thức thuộc về tầng thấp sẽ bị cắt thành những gói dữ liệu có kích thước theo quy định. Đây chính là quá trình phân đoạn.
  • Điều khiển liên kết: Quá trình các thực thể trao đổi thông tin sẽ được thực hiện theo 2 cách thức là Connection – Oriented (Hướng liên kết) và Connectionless (Không liên kết).
  • Giám sát: Trong giao thức internet, các gói tin PDU sẽ được lưu chuyển một cách độc lập và không theo một con đường chung. Do đó, khi gói tin đến đích, nó sẽ không hiển thị như thứ tự phát ban đầu. Đồng thời, trong phương thức hướng liên kết, tất cả các gói tin bắt buộc phải có sự giám sát.
  • Điều khiển lưu lượng: Chức năng này liên quan đến khả năng tiếp nhận gói tin của thực thể bên thu, cũng như số lượng và tốc độ dữ liệu truyền của thực thể bên phát. Tất cả nhằm đảm bảo bên thu không bị quá tải và tốc độ được ở mức cao nhất.
  • Điều khiển lỗi: Đây là một kỹ thuật không thể thiếu để bảo vệ dữ liệu khỏi nguy cơ mất, hoặc hỏng khi trao đổi thông tin.
  • Đồng bộ hóa: Tất cả các thực thể của giao thức đều sở hữu tham số về biến trạng thái, cùng định nghĩa của trạng thái. Các tham số này gồm kích thước cửa sổ, giá trị thời gian và tham số liên kết. 

protocol la gi

Spanning tree protocol là gì?

Spanning Tree Protocol (viết tắt là STP) là một giao thức có nhiệm vụ ngăn chặn sự lặp vòng, để các bridge giao tiếp được với nhau. Điều này còn nhằm mục đích phát hiện các vòng lặp vật lý trong mạng. Tiếp đến, giao thức STP sẽ xác định cụ thể thuật toán mà bridge có thể tạo ra cấu trúc mạng chứa vòng lặp (được gọi là free-loop). Hay nói đơn giản, STP thực hiện việc tạo một cấu trúc cây gồm các lá và nhánh để nối kết toàn bộ mạng lớp 2. 

Nguyên nhân xảy ra vòng lặp thường là kết quả của quá trình tính toán nhằm cung cấp khả năng dự phòng. Đối với trường hợp này sẽ xuất hiện tình trạng một liên kết, hay một switch bị hỏng, trong khi đó, các liên kết hay switch khác vẫn hoạt động. Ngoài ra, cũng có khi vòng lặp xuất hiện là do bị lỗi.

Hart protocol là gì?

Hart là từ viết tắt của Highway Addressable Remote Transducer. Hart protocol là giao thức truyền tín hiệu kỹ thuật số (digital) giữa các thiết bị thông minh với hệ thống điều khiển hay giám sát, trên một đường truyền tín hiệu Analog (4 – 20 MA).

Giao thức Hart truyền thông tin 2 chiều. Nó cung cấp dữ liệu qua lại giữa thiết bị hiện trường thông minh với máy chủ. Trong đó, máy chủ là một máy tính có cài đặt sẵn phần mềm ứng dụng hoặc thiết bị cầm tay, nhằm kiểm soát quá trình xử lý, quản lý thiết bị, đảm bảo an toàn.

Các giao thức phổ biến của protocol 

Internet Protocol Suite

Đây là bộ giao thức liên mạng. Nó gồm tập hợp những giao thức thực thi, được gọi là protocol stack (hay chồng giao thức) để mạng Internet hoạt động trên đó. Đôi khi, Internet Protocol Suite còn được gọi với tên khác là bộ giao thức TCP/IP. Trong đó, TCP (Transmission Control Protocol) với IP (Internet Protocol) là 2 giao thức quan trọng và cần thiết của Internet Protocol Suite. Ngoài ra, mô hình giao thức Internet Protocol Suite tương tự như OSI, nhưng có một vài điểm khác biệt. Cuối cùng, các lớp của nó không phải đều tương ứng tốt.

Protocol Stack 

Đây là tập hợp trọn vẹn các lớp giao thức cùng hoạt động nhằm mục đích cung cấp khả năng kết nối mạng.

Transmission Control Protocol 

Đây là một trong 2 giao thức cốt lõi và cần có của Internet Protocol Suite. TCP được bắt nguồn từ hành động thực thi mạng, bổ sung cho giao thức internet. Vì vậy, như đã đề cập ở trên, người ta thường gọi Internet Protocol Suite là TCP/IP. 

Giao thức TCP cung cấp cách thức phân phối một luồng octet (là khối dữ liệu kích thước 8 bit) đáng tin cậy thông qua mạng IP. TCP có khả năng đưa ra lệnh, đồng thời thực hiện việc kiểm tra lỗi. Chính vì thế, các ứng dụng internet lớn và phổ hiến hiện nay như WWW, email, truyền dữ liệu... đều sử dụng TCP.

Internet Protocol (IP)

Tương tự như TCP, IP cũng là giao thức cốt lõi của Internet protocol, đóng vai trò chuyển tiếp dữ liệu thông qua mạng internet. Về cơ bản, chức năng định tuyến của IP hỗ trợ việc thiết lập internet. Tiền thân của IP là datagram service nhưng nó không thể kết nối trong Transmission Control Program ban đầu. 

>>Xem thêm: IP Là Gì?

File Transfer Protocol 

File Transfer Protocol viết tắt là FTP. Giao thức này rất phổ biến, và được sử dụng để truyền tập tin trên internet, cùng các mạng nội bộ. 

Secured Shell 

Secured Shell viết tắt là SSH. Nó là một phương thức chính, đóng vai trò quản lý thiết bị mạng an toàn ở cấp lệnh. Trong thực tế, giao thức này thường được dùng thay thế cho Telnet. Vì các kết nối bằng Telnet không an toàn.

Telnet 

Tương tự như SSH, Telnet là phương thức quản lý thiết bị mạng ở cấp lệnh. Tuy nhiên, điểm khác biệt của chúng là Telnet cung cấp kết nối không bảo mật. 

Simple Mail Transfer Protocol 

Simple Mail Transfer Protocol viết tắt là SMTP. Nó được ứng dụng cho 2 chức năng là chuyển thư điện tử từ máy chủ email nguồn đến máy chủ email đích, và chuyển thư điện tử từ người dùng cuối đến hệ thống email.  

>>Xem thêm : SMTP Là Gì? Máy Chủ SMTP Là Gì Và Cách Thức Hoạt Động Của Nó

Multipurpose Internet Mail Extension 

Multipurpose Internet Mail Extension được viết tắt là MINE. Nó là một dạng mở rộng của SMTP, đóng vai trò giúp gửi các tập tin nhị phân, phim, nhạc,… đính kèm cùng thư điện tử.

Wireless Application Protocol 

Wireless Application Protocol được viết tắt là WAP. Giao thức này có nhiệm vụ hỗ trợ các trao đổi thông tin của những thiết bị không dây, điển hình là thiết bị di động.

Domain Name System 

Domain Name System tên viết tắt là DNS. Nó có khả năng chuyển tên miền thành địa chỉ IP. DNS có hệ thống phân cấp gồm máy chủ gốc, TLD, cuối cùng là máy chủ có thẩm quyền.

>>Xem thêm: DNS Là Gì?

Post Office Protocol phiên bản 3 

Post Office Protocol phiên bản 3 thường được viết tắt là POP 3. Đây là một giao thức chính được dùng để lấy email từ mạng internet. Cách thức hoạt động của giao thức này rất đơn giản. Theo đó, nó cho phép người dùng lấy được email từ máy chủ và thư có nội dung hoàn chỉnh, đồng thời xóa nội dung đó khỏi máy chủ.  

Internet Message Access Protocol phiên bản 3

Internet Message Access Protocol được viết tắt là IMAP. Tương tự như POP 3, chức năng của IMAP là lấy thư từ máy chủ. Tuy nhiên, IMAP sẽ không xóa nội dung thư khỏi máy chủ. 

Simple Network Management Protocol 

Simple Network Management Protocol được viết tắt là SNMP. Giao thức này đóng vai trò quản lý mạng. Bởi nó có thể giám sát, cấu hình, cũng như điều khiển các thiết bị mạng. Bên cạnh đó, SNMP còn được cấu hình trên thiết bị mạng, nhằm có thể giám sát và gửi thông báo đến máy chủ trung tâm ngay khi có bất kỳ hành động cụ thể nào xảy ra.

Hypertext Transfer Protocol 

Hypertext Transfer Protocol viết tắt là HTTP. Nó là một nền tảng giao tiếp dữ liệu dạng siêu văn bản (hypertext) cho World Wide Web. Cấu trúc siêu văn bản là dùng siêu liên kết giữa những node có chứa văn bản. Do đó, HTTP là giao thức được sử dụng cho hệ thống thông tin siêu phương tiện (hypermedia) phân tán, kết hợp.

Hypertext Transfer Protocol Secure 

Hypertext Transfer Protocol Secure được viết tắt là HTTPS. Vậy chức năng của protocol là gì

Cụ thể, HTTPS cũng cung cấp dịch vụ tương tự như giao thức HTTP nhưng các kết nối internet thông qua HTTPS được bảo mật tốt hơn, nhờ vào SSL hoặc TLS.

>>Bài viết liên quan: HTTPS, Chứng Chỉ SSL Là Gì?

Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hostsing Việt được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (Cloud Hosting), gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệm mượt mà, thú vị.

Qua bài viết trên Hosting Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng, miễn phí nhé!

Bài viết liên quan
 
 
2024/04/19

VPS và hosting khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn VPS hay Hosting?

Khái niệm về VPS và Hosting Trước khi so sánh sự khác biệt giữa VPS và Hosting, chúng ta cùng điểm qua khá...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/17

Cách kết nối VPS trên điện thoại Android và IOS

Hướng dẫn cách kết nối VPS trên điện thoại hệ điều hành android và IOS Trước tiên, để nắm được cách kết nối VPS trên...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/15

VPS Linux là gì? Thuê VPS Linux ở đâu uy tín?

VPS Linux là gì? Trước khi tìm hiểu VPS Linux là gì? Bạn cần biết đến khái niệm VPS VPS hay Virtual Private Server - đư...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/11

Top 11 đơn vị cho thuê VPS uy tín nhất thị trường năm 2024

  Top 11 nơi thuê VPS uy tín, tốt nhất thị trường Nếu bạn vẫn đang băn khoăn với câu hỏi “Thuê VPS ở đâu uy tí...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/03/15

HostingViet ra mắt dịch vụ VPS mới: VPS Forex và VPS Website

VPS Forex VPS Forex là dịch vụ máy chủ riêng ảo dành riêng cho các Trader Forex với tốc độ mạng cao, chạy MetaTrader 4 v&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/03

Thuê VPS theo giờ và những lưu ý khi thuê nhất định phải biết

Khái niệm thuê vps theo giờ là gì? Thuê VPS theo giờ được hiểu đơn giản là bạn thuê dịch vụ máy chủ riêng...
Tác giả:
Đọc thêm