VPS và Cloud Server đều là máy chủ ảo có thể lưu trữ website trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác nhau và phù hợp cho từng đối tượng nhất định. Bài viết dưới đây sẽ so sánh chi tiết VPS và Cloud Server để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại máy chủ ảo này.
VPS là gì?
VPS (Virtual Private Server) là một máy chủ riêng ảo sử dụng công nghệ ảo hoá tách ra từ một máy chủ vật lý. VPS sở hữu tài nguyên chuyên dụng hoàn toàn tách biệt với các máy chủ khác trên cùng 1 server. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa shared hosting và VPS.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các gói VPS tại HostingViet để nắm bắt rõ hơn về VPS: VPS Giá rẻ, VPS cao cấp, VPS chuyên nghiệp...
Ưu điểm của VPS
VPS hiện là giải pháp lưu trữ website phổ biến vì khắc phục được nhiều nhược điểm của shared hosting và máy chủ riêng:
- Chi phí tối ưu: VPS có chi phí tương đối rẻ so với máy chủ riêng nhưng vẫn có các tính năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
- Dễ dàng khởi tạo: So với các máy chủ chuyên dụng, VPS sẽ dễ khởi tạo hơn vì không cần lắp ráp hay cài đặt.
- Đa dạng gói dịch vụ: Các nhà cung cấp hosting và VPS thường cung cấp đa dạng gói dịch vụ với cấu hình máy chủ ảo đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
- Cấp quyền quản trị VPS cao nhất: Bạn có thể dễ dàng cài đặt, tùy chọn cấu hình VPS phù hợp với nhu cầu sử dụng với quyền quản trị root cao nhất.
- Hiệu năng tốt, ổn định: Tài nguyên của máy chủ ảo hoàn toàn riêng biệt với các máy chủ khác, đáp ứng xử lý dữ liệu nhanh chóng không bị ảnh hưởng.
- Bảo mật tốt: Hầu hết các nhà cung cấp VPS hiện nay đều có đa lớp bảo mật, phòng chống DDoS và bảo vệ an toàn dữ liệu cho khách hàng của mình. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng VPS.
- Dễ dàng nâng cấp: VPS là một phần của máy chủ vật lý, chính vì thế bạn có thể nâng cấp tài nguyên lên để đáp ứng lưu lượng truy cập khi website tăng trưởng.
Nhược điểm của VPS
Bên cạnh những ưu điểm vốn có, VPS sẽ có mặt hạn chế về hiệu năng hơn so với máy chủ vật lý. Và để vận hành VPS bạn cũng cần có sự hiểu biết nhất định về mặt kỹ thuật để tối ưu.
Cloud Server là gì?
Cloud Server cũng là một máy chủ ảo nhưng được chạy trên môi trường điện toán đám mây, được tạo bằng phần mềm ảo hoá máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo.
Ưu điểm của Cloud Server
Tương tự như máy chủ riêng ảo, Cloud Server sở hữu những ưu điểm khắc phục hạn chế của các máy chủ chuyên dụng như:
- Tối ưu chi phí: Tương tự như VPS, Cloud Server tiết kiệm chi phí cài đặt, mua máy chủ vật lý, tiết kiệm ngân sách khá lớn cho cá nhân, tổ chức.
- Khả năng mở rộng cao: Bạn có thể nâng cấp tài nguyên cloud Server lên bất kỳ lúc nào để đáp ứng lưu lượng truy cập của website.
- Dễ dàng quản lý, khôi phục dữ liệu: Trên môi trường cloud, bạn có thể yên tâm vì việc lưu trữ hoàn toàn không phụ thuộc vào ổ cứng. Chính vì thế, khi ổ cứng gặp lỗi sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu của bạn.
Nhược điểm của Cloud Server
Để quản lý và vận hành cloud server đòi hỏi bạn phải am hiểu kiến thức kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về vấn đề bảo mật.
So sánh VPS và Cloud Server
VPS và Cloud Server về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, khi đi vào mặt chi tiết, nó sẽ có sự khác nhau nhất định.
VPS và Cloud Server giống nhau như thế nào?
Thứ nhất, VPS và Cloud Server đều là máy chủ ảo, dùng để lưu trữ website. Thứ hai, cả 2 máy chủ ảo này đề có thể chứa lượng dữ liệu lớn, có khả năng tùy biến cao và bảo mật an toàn. Cuối cùng, chúng đều tối ưu về mặt chi phí hơn so với việc thuê một máy chủ riêng biệt.
Sự khác biệt giữa VPS và Cloud Server
Tiêu chí |
Cloud Server |
VPS |
Hạ tầng máy chủ |
Kết nối nhiều máy chủ trên toàn thế giới để tạo ra Cloud Server |
Một máy chủ được chia nhỏ thành nhiều máy chủ ảo với tài nguyên riêng biệt, vận hành như một máy chủ riêng. |
Tài nguyên |
Không giới hạn, bạn có thể mở rộng tài nguyên dễ dàng khi phát sinh nhu cầu |
Vẫn còn phụ thuộc vào tài nguyên của máy chủ vật lý để phân chia |
Quản lý |
Là mạng lưới kết nối nhiều máy chủ nên cần kiểm soát và giới hạn quyền quản trị, tính năng cài đặt với người dùng để đảm bảo an toàn bảo mật |
Bạn có thể dễ dàng quản trị, cấu hình, cài đặt VPS với quyền quản trị cao nhất (root) |
An toàn bảo mật |
Bảo mật thấp hơn so với VPS vì dịch vụ lưu trữ trải rộng trên nhiều máy chủ vật lý. Nó có thể bị tấn công bởi mã độc, virus hơn |
Mức độ bảo mật cao, có thể tương đương với máy chủ chuyên dụng. Với nhiều lớp bảo mật, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bảo vệ website cũng như tài, nguyên dữ liệu trang web của mình |
Chi phí |
Bạn chỉ cần trả phí cho phần tài nguyên mình sử dụng. Dễ dàng nâng cấp, hạ cấp theo nhu cầu. Tuy nhiên, giá sẽ đắt hơn thuê VPS |
Trả phí theo gói, tùy thuộc vào cấu hình của máy chủ ảo |
Tính sẵn sàng |
Nếu trường hợp một máy chủ gặp vấn đề, dữ liệu sẽ được chuyển sang máy chủ khác cùng mạng lưới, đảm bảo được khả năng hoạt động xuyên suốt |
Trong trường hợp máy chủ vật lý gặp sự cố thì máy chủ ảo VPS cũng sẽ bị ảnh hưởng |
Thông số |
CPU và RAM riêng biệt |
CPU và RAM được chia sẻ từ máy chủ vật lý |
Hệ điều hành |
Thoải mái lựa chọn hệ điều hành |
Hệ điều hành theo máy chủ vật lý |
Nên thuê VPS hay Cloud Server?
Sau khi so sánh VPS và Cloud Server, chắc hẳn bạn đã nắm được những tính năng quan trọng của 2 loại máy chủ này. Nhìn chung, nên lựa chọn loại máy chủ nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của bạn.
Bạn nên lựa chọn VPS nếu:
- Quy mô doanh nghiệp vừa phải, lưu lượng truy cập từ tầm trung và ổn định.
- Trang web và ứng dụng web cần tuỳ chỉnh hệ thống.
- Bạn muốn môi trường phát triển và thử nghiệm ứng dụng.
- Chạy Game Server.
- Bạn cần một môi trường lưu trữ dữ liệu riêng tư với độ bảo mật cao.
Bạn nên lựa chọn Cloud Server nếu:
- Website thương mại điện tử lớn, lượng truy cập biến động.
- Ứng dụng yêu cầu khả năng mở rộng cao.
- Doanh nghiệp cần tính sẵn sàng cao, đảm bảo hoạt động liên tục.
- Ứng dụng IoT, Big Data.
Bài viết trên đây, HostingViet đã so sánh chi tiết sự khác biệt giữa VPS và Cloud Server. Hai loại máy chủ này đều dùng công nghệ ảo hóa để tạo ra môi trường lưu trữ website. Nhìn chung, việc lựa chọn loại máy chủ ảo phù hợp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng của bạn.