SMTP Server Gmail Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Smtp Server Gmail

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 400
Theo dõi:

SMTP Server Gmail là gì? Tại sao máy chủ thư imap.gmail.com không phản hồi? Cấu hình POP3 Gmail như thế nào?  Làm thế nào để sử dụng Smtp Server và thiết lập nó? Nếu bạn đang quản lý một doanh nghiệp và sử dụng email làm một trong những kênh truyền thông. Thì những câu hỏi trên chắc hẳn không còn quá xa lạ nữa. Trong bài viết này hãy cùng HostingViet tìm hiểu về các giao thức SMTP, IMAP và POP cũng như các câu hỏi liên quan đến những khái niệm quan trọng này!

STMP Server

SMTP Server là gì? Vai trò của SMTP Gmail Port quan trọng như thế nào?

SMTP Server hay được nhiều người dùng biết đến là server chuyên dùng để gửi mail. Đây là một trong những dịch vụ cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi đi email với số lượng cực lớn và không bị giới hạn.

smtp gmail server la gi

Điều này giúp SMTP Server vượt trội hơn hẳn so với các hòm mail miễn phí của Gmail hay các mail đi kèm cùng với hosting. Hoặc nói một cách khác đơn giản hơn thì máy chủ có tác dụng giúp bạn gửi mail thì người ta gọi SMTP server. Dịch vụ này sẽ gửi mail cho bạn thông qua TCP hoặc IP nên đảm bảo sự nhanh nhẹn, bảo mật và tiện lợi.

Thường thì SMTP Server có thể giúp người dùng có thể thực hiện chuyển mail thông qua cổng Internet 25 (TCP). Thế nhưng hiện nay, tại châu Âu đã có một phương thức giúp người dùng có thể gửi mail một cách tiện lợi hơn là X.400.

Bên cạnh đó, có nhiều máy chủ liên quan đến email đã dần được hỗ trợ hình thức chuyển thư một cách đơn giản và mở rộng hơn gọi là ESMTP, giúp người dùng cho phép các tệp đa phương tiện được gửi đi một cách dễ dàng.

>>Bài viết cùng chủ đề : DMARC là gì? Hướng dẫn tạo bản ghi, cấu hình SPF DMARC và PTR

Những điều bạn cần biết về SMTP Server

Hệ thống mail hay đơn giản là bạn muốn Email của mình trở nên chuyên nghiệp hơn thì bạn cần tìm hiểu kỹ về các giao thức mà SMTP Server hỗ trợ khi làm việc. Điều này sẽ giúp bạn có thể tăng năng suất làm việc đáng kể thông qua khả năng nhận và gửi thư một cách nhanh chóng.

smtp server gmail la gi

Ngoài ra, khả năng đính kèm tập tin và việc lưu trữ dung lượng ở tập tin khá cao sẽ giúp bạn có thêm lợi thế trong việc sử dụng mail lâu dài và tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chuyển đổi doanh nghiệp.

Ngoài phương thức SMTP Server trong thư điện tử thì hiện nay cũng có khá nhiều giao thức quan trọng khác được nhiều người dùng quan tâm như IMAP hay POP3 cũng giúp bạn sở hữu một hệ thống mail chuyên nghiệp, toàn diện.

>>Xem thêm: Dịch vụ Email Hosting là gì? Điều kiện sử dụng Email Hosting

Phương thức hoạt động của SMTP Server

Việc gửi thông báo về mail được thực hiện thông qua việc chuyển thông báo đến SMTP Server được chỉ định sẵn. Sau đó, dựa trên tên miền của địa chỉ thư điện tử mà bạn nhận thì SMTP Server sẽ bắt đầu thực hiện việc trao đổi liên lạc với một DNS Server.

Sau đó, SMTP Server sẽ tìm kiếm thông tin và trả về host name của SMTP Server đích (ví dụ ‘mail.ten-email.com’) cho tên miền đó. Sau cùng, SMTP Server được chỉ định sẽ trao đổi toàn bộ thông tin với SMTP Server đích mà người dùng quan tâm thông qua cổng 25 của TCP/IP.

Nếu như tên của người dùng trong địa chỉ thư điện tử trùng khớp với một trong những tài khoản người dùng trong máy chủ đích. Sau đó, thông báo về email gốc sẽ được đưa vào máy chủ này. Người nhận chỉ cần lấy thông báo của mail thông qua chương trình gửi nhận mail thông thường tương tự như Microsoft Outlook.

Nếu như SMTP Server chỉ định không liên lạc hay trao đổi được thông tin với máy chủ đích thì SMTP Server sẽ cung cấp các cơ chế khác để có thể chuyển thông báo qua một hay nhiều các SMTP Server trung gian.

Máy chủ trung gian sẽ nhận thông báo sau đó gửi đến máy chủ đích hoặc gửi đến máy chủ trung gian khác. Thao tác này sẽ được thực hiện nhiều lần cho đến khi chuyển được hay thời gian lưu trữ thông báo đã hết hạn.

IMAP là gì?

IMAP là tên viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol, tạm dịch là Giao thức truy cập tin nhắn Internet. IMAP cho phép người dùng đọc được những email cục bộ bằng các ứng dụng trung gian như Thunderbird, Outlook, hay Mail (Mac)...

IMAP được thiết kế với mục địch là cho phép quản lý hoàn toàn hộp thư email của nhiều email khách hàng. Từ đó các khách hàng thường để lại message trên máy chủ cho đến khi người dùng quyết định xóa chúng một cách rõ ràng.

POP3 là gì?

POP3 là tên viết tắt của cụm từ Post Office Protocol Version 3. Đây là phiên bản thứ 3 của giao thức nhận email. Giao thức này hoạt động giống như một bưu điện. Tức là khi có email gửi đến server mail, nó sẽ thực hiện nhận email từ máy chủ, và sau đó thực hiện xóa bản sao trên máy chủ.

Phương thức này giúp chúng ta hay bất kì ai trên thế giới có thể dễ dàng nhận thư, đọc thư trên khắp mọi nơi. Chỉ cần là bạn có giao thức phù hợp với POP3.

Các thắc mắc thường thấy khi sử dụng SMTP, IMAP hay POP3

IMAP Gmail là gì?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì IMAP là một giao thức giúp chúng ta đọc được email được gửi đến thông qua các ứng dụng bên thứ 3. Vậy nên từ đó ta có thể hiểu IMAP Gmail là việc tích hợp tính năng IMAP trong Gmail (nền tảng email của Google). Từ đó chúng ta có thể dễ dàng sử dụng và quản lý thư gửi đến (và gửi đi) từ gmail của mình tiện lợi hơn.

Cấu hình POP3 Gmail như thế nào?

Tương tự như IMAP thì Gmail giờ đây cũng đã hỗ trợ người dùng sử dụng POP3. Để cấu hình được POP3 cho Gmail, thì trước hết hãy kiểm tra xem liệu POP có phải là phương án tối ưu nhất cho gmail của bạn hay không. Và sau đây là các bước tiến hành sau khi bạn đã chắc chắn sử dụng POP3:

Bước 1: Thiết lập POP trong Gmail

Trên máy tính, hãy mở Gmail.

  • Góc trên cùng bên phải, nhấn chọn biểu tượng Cài đặt.
  • Nhấn vào tab Chuyển tiếp và POP/IMAP.
  • Trong "Tải xuống POP", tiến hành chọn Bật POP cho tất cả thư, hoặc lựa chọn Bật POP các thư đến từ bây giờ trở đi.
  • Nhấp Lưu thay đổi ở cuối trang.

Bước 2: Tiến hành thay đổi trên ứng dụng email của bạn

Truy cập vào ứng dụng email của bạn (ví dụ như Outlook) và kiểm tra các mục sau:

Máy chủ thư đến (POP)

pop.gmail.com

Yêu cầu SSL: Có

Cổng: 995

Máy chủ thư đi (SMTP)

smtp.gmail.com

Yêu cầu SSL: Có

Yêu cầu TLS: Có (nếu có)

Yêu cầu xác thực: Có

Cổng cho TLS/STARTTLS: 587

Đối với tài khoản Gmail của cơ quan hoặc trường học, cần kiểm tra với quyền quản trị viên của bạn để có thể thay đổi cấu hình SMTP.

Thời gian chờ máy chủ

Nhiều hơn 1 phút (nên để là 5 phút)

Tên đầy đủ hoặc Tên hiển thị

Tên của bạn

Tên tài khoản, Tên người dùng hoặc Địa chỉ email

Email của bạn

Mật khẩu

Mật khẩu Gmail của bạn

 

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về SMTP, IMAP và POP. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan
 
 
2024/03/04

Sitejet Builder là gì? Hướng dẫn dùng Sitejet Builder trên cPanel

Sitejet Builder là gì? Sitejet Builder là một sản phẩm của Webpros - công ty công nghệ nổi tiếng với các giải pháp v&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/05

Hướng dẫn Restore/Download tài khoản bằng Jetbackup trên cPanel

Bắt đầu từ ngày 15/09/2020, Hostingviet cung cấp tính năng JetBackup cho các tài khoản hosting DirectAdmin và cPanel. Đây l...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/02/22

Hướng dẫn: Cách cấu hình ứng dụng khởi động cùng Windows Server

Khi bạn triển khai một ứng dụng trên một máy chủ Windows Server, có thể có những tác vụ hoặc dịch vụ mà bạn muốn tự động khở...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/02/21

Cách lên lịch khởi động lại Windows Server 2012?

Thường xuyên khởi động lại máy tính của bạn theo lịch trình hàng tuần hoặc thường xuyên có thể tăng hiệu suất của m&aa...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/16

Cách Chụp Ảnh Trên Máy Tính Win 7/10/11 Bằng Camera Dễ Nhất

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu đời sống của con người cũng ngày càng được nâng lên, việc làm đẹp cho bản th&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/16

Hướng dẫn Cách Tải FF (Free Fire) Trên Máy Tính Yếu Cực Đơn Giản

FF là viết tắt của trò chơi điện tử free fire, một trong những game có mức độ hot hàng đầu trên đấu trường game hiện nay. FF thu h&...
Tác giả:
Đọc thêm