Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, kéo theo đó là hoạt động marketing trực tuyến ngày càng bùng phát, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy referral code là gì? “Referral” (viết tắt là “Ref”), có nghĩa là giới thiệu, rất thông dụng và được sử dụng nhiều trong môi trường internet. Và referral code là một trong các công cụ hỗ trợ SEO, giúp tăng lượng traffic... Cùng Hostingviet sẽ giải đáp referral là gì và các kiến thức bạn cần hiểu rõ về nó trong bài viết này nhé!
Referral code là gì?
“Referral” (viết tắt là “Ref”), có nghĩa là giới thiệu. Đây là thuật ngữ rất thông dụng và được sử dụng nhiều trong môi trường internet. Nó được hiểu là thông qua referral code bạn để lại link referral và kêu gọi người khác trở thành ref của mình bằng cách click vào link ref. Nhờ vậy, website sẽ được tăng lượng visit và góp phần hỗ trợ tích cực trong SEO.
Referral links thực chất là một đường dẫn URL, thực hiện chức năng cho phép doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hoặc bất kỳ nội dung nào trên website của họ. Nó chứa referral ID liên kết nhằm có thể theo dõi cách thức của một khách truy cập đến website.
Referral links được tạo ra khi người dùng truy cập vào website và được chuyển thành khách hàng nhờ vào việc gửi biểu mẫu form hoặc mua sản phẩm bất kỳ. Ngay sau khi đơn hàng hoàn thành, trang web liên kết sẽ nhận được một khoản thưởng hoa hồng theo như thỏa thuận trước đó với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mỗi trang web liên kết cũng sẽ được doanh nghiệp cung cấp cho một số ref để doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát lượng khách hàng đến từ các nguồn giới thiệu. Nhờ thế, phân trả hoa hồng chính xác cũng như kích thích gia tăng lượng khách hàng tiềm năng. Vì thế, đừng quên cung cấp cho website liên kết số ref là gì, nhằm có thể tối đa nguồn doanh thu từ hoạt động giới thiệu này nhé.
Để hiểu rõ hơn về Ref thì trước hết bạn cũng nên tìm hiểu qua một số bài viết như Marketing online là gì, Digital Marketing là gì...
Các khái niệm liên quan đến referral ID là gì?
Referral marketing (Tiếp thị giới thiệu)
Đây là cách thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp giới thiệu truyền miệng. Sự giới thiệu này mang tính tự phát. Tuy nhiên, nếu kết hợp với chiến dịch marketing phù hợp thì hiệu quả của referral marketing sẽ khá cao, và mang tính đáng tin cậy cho khách hàng hơn.
Phương pháp này có 2 hình thức:
- Tiếp thị giới thiệu trực tuyến: Sử dụng phần mềm dịch vụ SaaS hoặc dựa vào internet.
- Tiếp thị giới thiệu ngoại tuyến.
>>Tham khảo: Dịch vụ Email Marketing tối ưu chi phí Marketing cho doanh nghiệp của bạn
Referral traffic và referral search
Đây là 2 khái niệm thường được sử dụng khi nhắc đến lượng truy cập. Bởi trong thực tế, Google sẽ thường xuyên theo dõi tất cả các lưu lượng truy cập từ nhiều nguồn như referral traffic, organic traffic (lượng truy cập tự nhiên) cùng với direct traffic (lượng truy cập trực tiếp).
Trong đó:
- Referral search: Là những truy cập vào một backlink từ 1 nguồn bên ngoài mà không sử dụng công cụ tìm kiếm. Ví dụ, truy cập vào trang web A, có đường dẫn vào website B.
- Referral traffic: Là lưu lượng truy cập từ các nguồn khác trỏ về website đã được Google lưu trữ. Lưu lượng truy cập này được định nghĩa là tổng số lần người dùng nhấp chuột vào một trang web xuất phát từ các link liên kết giới thiệu. Hay nói cách khác, đây chính là số lượng người truy cập website thông qua các link liên kết bên ngoài.
Số lượng người dùng truy cập vào website rất quan trọng, tuy nhiên chất lượng của khách hàng còn quan trọng hơn. Bởi các doanh nghiệp đều muốn tiếp cận chính xác đến người mua tiềm năng. Thêm vào đó, những nhóm khách hàng tiềm năng này thường có sẵn nhu cầu. Do đó, họ dễ dàng click vào đường link liên kết và tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, sau đó, tiến tới bước mua hàng.
Cách tạo một links trong referral page là gì?
Nếu đang thực hiện chiến dịch marketing tiếp cận thị trường, bạn có 3 cách để có thể tạo link liên kết giới thiệu.
- Đính kèm referral ID là gì, số ref là gì cùng với liên kết URL cho những đơn vị cung cấp dịch vụ giới thiệu liên kết.
- Đơn vị giới thiệu đang hợp tác thêm referral code là gì vào cuối trang sản phẩm, dịch vụ hoặc URL nào trên website của bạn.
- Đơn vị liên kết chủ động tạo referral ID là gì nhằm liên kết từ hệ thống website của bạn, đồng thời, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của họ. Sau đó, bạn chỉ việc theo dõi các dữ liệu liên quan đến liên kết giới thiệu đã được họ tạo ra.
Lưu ý: Các đơn vị tiếp thị liên kết có thể sẽ chia sẻ referral links thông qua hoạt động gửi email/sms hoặc trên các trang mạng xã hội. Chúng gồm 2 phần: Một phần lấy từ đường dẫn URL được tạo ra từ hệ thống affiliates. Phần còn lại là mã coupon riêng nhằm theo dõi lượng người áp dụng mã khuyến mãi của chiến dịch quảng bá. Bất kỳ người truy cập nào nhấp vào đường link đều dẫn đến trang đích có sẵn mã giảm giá và khách hàng có thể dùng để mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các hình thức link liên kết của referral system là gì?
Có 2 nguồn có thể tạo ra lượng truy cập giới thiệu: trả tiền và tự nhiên.
- Referral links tự nhiên thường được nhúng trực tiếp vào nội dung email, các bài viết trên mạng xã hội, diễn đàn hay blog của doanh nghiệp.
- Lưu lượng truy cập có được bằng hình thức trả tiền là thông qua các đơn vị tiếp thị liên kết. Chúng xuất phát từ những bài đăng hay quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau, nhằm tạo ra doanh số cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ trích một phần hoa hồng lại cho đơn vị tiếp thị.
Phương pháp tạo ra một URL chất lượng của referral code là gì?
Để tạo ra một URL chất lượng không phải ngày một, ngày hai mà nó đòi hỏi sự đầu tư và kiên trì của người làm SEO. Có một vài tính năng cơ bản để có thể tạo ra được các liên kết mang lại giá trị tối ưu, đạt chất lượng tốt nhất. Cụ thể đó là thiết kế độc đáo, tạo ra chủ đề hấp dẫn, ID cá nhân hóa, cập nhật xu hướng hot của thông tinh và bố cục trình bày rõ ràng.
Thực tế cho thấy, các đơn vị liên kết phải mất vài tháng tiếp cận mới có được lượng khách hàng tiềm năng và tạo được một số tín hiệu tích cực.
Bên cạnh đó, những bình luận, phản hồi hay lời mời trên môi trường internet đều góp phần làm tăng lưu lượng truy cập website và mang lại nhiều lợi ích cho SEO. Vì thế, bạn cần thường xuyên cập nhật nội dung để đáp ứng nhu cầu tiếp cận các khách hàng tiềm năng từ nguồn tự nhiên và cả liên kết tính phí.
Những ví dụ về định dạng referral links trong referral page là gì?
- Blog và website review: Các loại liên kết này thường mang đến cho người đọc những lời nhận xét hoặc khuyến nghị. Đồng thời, link liên kết thường được chèn vào nội dung bài viết một cách tinh tế, nhằm mang lại cho người đọc thông tin giá trị, hạn chế tối đa việt quảng cáo lộ liễu.
- Mạng xã hội & KOLs: Đây là những blogger mạng xã hội và có sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các khách hàng tiềm năng. Vì thế, không ít doanh nghiệp đặt link liên kết trong tài khoản của blogger và thu về giá trị lợi nhuận khá tốt.
- Tiếp thị qua email: Kênh digital marketing này được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhờ chúng là phương pháp có kinh phí thấp và hiệu quả cao. Các doanh nghiệp sử dụng cơ sỡ dữ liệu khách hàng để gửi chiến dịch quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm khi có nhu cầu.
Ngoài ra, nhiều đơn vị tiếp thị còn có hệ thống referral links riêng giúp tăng lưu lượng truy cập mới cho doanh nghiệp. Đồng thời, có thêm cơ hội tăng doanh số cũng như nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, hiện nay cũng có khá nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp chủ động theo dõi lượng truy cập thông qua link giới thiệu, cũng như quản lý chương trình affiliates.
Trên đây là bài viết mà Hosting Việt giới thiệu tới bạn nhằm củng cố thông tin về Referral code là gì? Kiến thức cơ bản về referral code! Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được các kiến thức cơ bản về referral code. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!