NFS là gì? Nó là giải pháp phổ biến để chia sẻ các tập tin giữa nhiều máy tính. Vậy, ưu và nhược điểm của nó là gì? Nó có các phiên bản nào? Cách mà NFS hoạt động như thế nào và cách cài đặt NFS Server ra sao? Tất cả sẽ được HostingViet trả lời trong bài viết này.
NFS là gì?
NFS là viết tắt của cụm từ Network File System, là một giao thức được thiết kế ra giúp chia sẻ thông tin dữ liệu qua mạng được Sun Microsystems phát triển năm 1984.
- Nhờ có NFS, từ máy tính này, bạn có thể xem các tập tin lưu trữ trên một máy tính khác trong cùng một mạng.
- Hệ thống NFS có thể dùng trên nhiều hệ điều hành khác nhau gồm: Linux, Windows, IBM AIX, Microsoft Windows, Oracle Solaris và Hewlett Packard Enterprise HP-UX.
Ưu và nhược điểm của NFS
Dưới đây là các ưu và nhược điểm của NFS:
Ưu điểm
- Tốn ít chi phí
- Cho phép bạn quản lý tập trung, giảm nhu cầu với những phần mềm cũ hoặc dung lượng ổ đĩa trên hệ thống.
- Dễ cài đặt, vì nó hoạt động dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng IP đã có.
Nhược điểm
- Nếu lưu lượng mạng quá lớn sẽ làm tốc độ chậm lại.
- Hacker có thể giả mạo tên của máy chủ NFS
- Không đảm bảo tính bảo mật dữ liệu, chỉ nên dùng NFS trên mạng đáng tin cậy ở sau lớp tường lửa.
Các phiên bản của NFS
NFS có 4 phiên bản sau đây:
NFS có 4 phiên bản là NFSv2, NFSv3, NFSv4 và WebNFS
Phiên bản NFSv2 (1989)
Phiên bản NFSv2 được chỉ định trong RFC 1094, nó có các tính năng chính sau:
- Giới hạn độ lệch tệp trong số lượng 32bit dẫn tới kích thước tệp tối đa có thể truy cập là 4,2GB.
- Dùng UDP làm giao thức truyền tải, đảm bảo cho máy chủ không có trạng thái, việc khóa tệp sẽ được thực hiện bên ngoài giao thức lõi.
- Kích thước truyền dữ liệu giới hạn ở mức 8KB, yêu cầu máy chủ NFS cam kết các dữ liệu được máy khách ghi vào bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên cố định hoặc ghi vào đĩa trước khi phản hồi.
Phiên bản này cho tới hiện nay đã bị lỗi thời, không nên sử dụng.
Phiên bản NFSv3 (1995)
Phiên bản NFSv3 được chỉ định trong RFC 1813, có các tính năng sau:
- Mở rộng độ lệch tệp từ 32 lên tới 64bit, không còn bị giới hạn tệp ở mức 4,2GB nữa.
- Cho phép truyền đọc và ghi dữ liệu ở mức lớn hơn 8KB.
- Được bổ sung giao thức lớp vận chuyển là TCP, người dùng có thể dùng NFS qua các mạng WAN một cách dễ dàng, khả năng truyền tải, đọc - ghi dữ liệu nhanh.
- Được bổ sung thao tác COMMIT, cho phép ghi không đồng bộ và ACCESS RPC hỗ trợ những danh sách kiểm soát truy cập tốt hơn.
- Máy chủ trả lời WRITE RPC một cách ngay lập tức, không phải đồng bộ hóa dữ liệu với NVRAM hoặc ổ đĩa.
Phiên bản này vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay, có thể tương tác với NFSv4 nhưng không có nhiều tính năng mới.
Phiên bản mở rộng WebNFS
WebNFS là phần mở rộng của NFSv2 và NFSv3, cho phép hệ thống có thể hoạt động ở sau bức tường lửa mà không bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp của những giao thức MOUNT và Portmap.
Phiên bản này có cổng TCP/UDP cố định (2049). WebNFS đã đưa ra khái niệm về tước hiệu tệp công khai (ký tự rỗng cho NFSv2, độ dài bằng 0 cho NFSv3) cho phép dùng làm điểm bắt đầu. Cả hai thay đổi này sau đó đã được tích hợp vào phiên bản NFSv4.
Phiên bản NFSv4 (2003)
Phiên bản này có bản cập nhật được phát hành đầu tiên vào năm 2000 và ghi lại trong RFC 3010.
Đây là phiên bản NFS đầu tiên cho phép xuất bản IETF dưới dạng tiêu chuẩn Proposed Standard.
Dưới đây là các tính năng mới của phiên bản NFSv4:
- Có hỗ trợ bộ nhớ đệm tập tin nâng cao.
- Có tính năng xác thực vô cùng mạnh, đảm bảo được quyền riêng tư.
- Có hỗ trợ chia sẻ tệp Microsoft Windows, giúp khả năng tương tác tốt hơn.
- Hỗ trợ khóa tích hợp tốt hơn
- Những giao tiếp được xử lý bằng RPC phức hợp và cần dùng TCP giúp hiệu suất và độ tin cậy được cải thiện.
Vào năm 2003, một phiên bản cập nhật khác của NFS, với một số các thay đổi nhỏ được tái bản, nó có tên là RFC 3530. Phiên bản này đã sửa một vài lỗi trong phiên bản đầu tiên và được thêm một số cải tiến mới cho giao thức.
Cách mà NFS hoạt động
Network File System hoạt động theo giao thức Client - Server. Quá trình hoạt động của nó như sau:
- Xác minh rpc.mountd hoặc mountd đã được cài đặt và hoạt động thật ổn định. Đây là chương trình lắng nghe những yêu cầu NFS (daemon NFS).
- Khởi tạo hoặc chọn một thư mục trên máy chủ, đây là mount point NFS. Hệ thống sẽ dùng địa chỉ, mount point hoặc tên Server Host của máy chủ để có thể xác định tài nguyên của NFS.
- Cấu hình quyền của NFS Server, cho phép người dùng ủy quyền có thể tiến hành đọc - ghi và xử lý tập tin trong hệ thống tập tin.
Quy trình thiết lập máy khách truy cập vào Network File System Server có thể thực hiện theo cách thủ công thông qua lệnh lệnh mount hoặc configuration file — /etc/exports. Trong đó, mỗi dòng của file configuration metadata NFS sẽ chứa mount point, IP và tên miền của máy chủ lưu trữ hoặc là bất kỳ các thông tin nào cần thiết để có thể truy cập vào hệ thống tập tin.
Trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn về khái niệm “NFS là gì?”, các ưu - nhược điểm và các phiên bản và cách mà NFS hoạt động. Nếu bạn có gì thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 66 567 555 để được giải đáp nhé.