VPS bị tấn công - Liệu có ảnh hưởng đến cả Server?

Ngày đăng: 22/07/2024
Tác giả: Ánh Kim Nguyệt
Lượt xem: 50
Theo dõi:

VPS sử dụng chung 1 server nên khi 1 VPS bị tấn công thì liệu cả server đấy bị ảnh hưởng không?

VPS (Virtual Private Server) là dịch vụ lưu trữ web phổ biến, cung cấp cho người dùng không gian riêng biệt trên một máy chủ vật lý. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn lo lắng liệu VPS bị tấn công có ảnh hưởng đến toàn bộ server hay không. Qua bài viết này, HostingViet sẽ giải đáp thắc mắc đó một cách chi tiết và cung cấp giải pháp bảo vệ VPS hiệu quả.

 

 

VPS hoạt động như thế nào?

Hãy tưởng tượng một tòa nhà chung cư cao tầng. Máy chủ vật lý ví như toàn bộ tòa nhà, còn VPS là những căn hộ riêng biệt. Mỗi căn hộ có diện tích, tiện nghi riêng và được chủ hộ tự do trang trí, sử dụng mà không ảnh hưởng đến các căn hộ khác.

VPS hoạt dộng như thế nào?

 

Tương tự, VPS hoạt động dựa trên công nghệ ảo hóa, chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập. Mỗi VPS sở hữu:

  • Hệ thống riêng: CPU, RAM, dung lượng ổ cứng được phân bổ riêng biệt, đảm bảo hiệu suất ổn định cho từng VPS.
  • Hệ điều hành riêng: Bạn có toàn quyền kiểm soát VPS, tự do cài đặt hệ điều hành, phần mềm và cấu hình theo ý muốn.
  • Địa chỉ IP riêng: Mỗi VPS có một địa chỉ IP riêng biệt, giúp bạn xây dựng website và ứng dụng độc lập.

Có thể bạn chưa biết: Bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng?

VPS bị tấn công sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Nhờ vào tính cách ly nhất định giữa các VPS, việc một VPS bị tấn công thường không ảnh hưởng trực tiếp đến các VPS khác trên cùng máy chủ vật lý. Ví dụ, kẻ tấn công xâm nhập thành công vào một VPS và đánh cắp dữ liệu, các VPS khác trên cùng server vẫn an toàn vì mỗi VPS có hệ thống file riêng biệt.

VPS bị tấn công ảnh hưởng những gì?

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể như sau:

VPS bị DDoS tấn công (Distributed Denial-of-Service)

Tưởng tượng một nhóm đông người đột ngột ùa vào tòa nhà chung cư, khiến thang máy, lối đi quá tải. Dù họ không nhắm vào căn hộ cụ thể nào, nhưng cư dân trong tòa nhà đều gặp khó khăn khi di chuyển và sử dụng dịch vụ chung.

Tấn công DDoS hoạt động tương tự. Kẻ tấn công sẽ gửi lượng lớn truy cập giả mạo đến VPS mục tiêu, làm tắc nghẽn băng thông của toàn bộ server. Hậu quả là tất cả VPS trên server, bao gồm cả VPS của bạn, đều có thể bị chậm hoặc thậm chí tê liệt.

Lỗ hổng bảo mật trên máy chủ vật lý

Nếu hệ thống an ninh của tòa nhà chung cư bị xâm nhập, kẻ tấn công có thể đột nhập vào bất kỳ căn hộ nào. Tương tự, nếu máy chủ vật lý chứa các VPS tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng này để truy cập vào tất cả VPS trên máy chủ.

Cấu hình sai tài nguyên

Nếu nhà cung cấp dịch vụ VPS cấu hình sai tài nguyên, cho phép một VPS sử dụng quá nhiều CPU hoặc RAM, hiệu suất của các VPS khác trên cùng server có thể bị giảm sút.

Làm thế nào để bảo vệ VPS của bạn?

Mặc dù rủi ro là có, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ VPS của mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài:

 

Bảo vệ VPS của bạn như thế nào?

Chọn nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín:

Nhà cung cấp uy tín sở hữu hệ thống bảo mật tiên tiến, cập nhật thường xuyên và cấu hình tài nguyên hợp lý để đảm bảo an toàn và ổn định cho server. HostingViet cung cấp dịch vụ máy chủ VPS với công nghệ NVMe siêu tốc cho hiệu suất cao và tốc độ nhanh kết hợp cùng Ảo hóa KVM, Cloud OpenStack giúp VPs họa động ổn định, an toàn.

  • Hệ Thống Sao Lưu Bảo Mật Dữ Liệu Cao
  • Tỷ lệ uptime đạt 99,9%. Đảm bảo ổn định
  • Full quyền quản trị VPS
  • Khởi tạo máy chủ đơn giản nhanh chóng chỉ bằng một vài thao tác đơn giản 
  • Đội ngũ Chuyên Gia Hỗ Trợ 24/7

Và đặc biệt duy nhất tại HostingViet: 

  • Miễn phí cài đặt và chuyển dữ liệu
  • Miễn phí quản trị Server
  • Miễn phí dùng thử 03 ngày 

Bảo mật VPS:

  • Cập nhật hệ điều hành và phần mềm thường xuyên.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh, bật tường lửa và cài đặt phần mềm chống virus, chống mã độc.
  • Theo dõi nhật ký hoạt động để phát hiện truy cập bất thường.

Giám sát VPS:

  • Sử dụng công cụ giám sát để theo dõi hiệu suất CPU, RAM, ổ cứng, mạng.
  • Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường như: lưu lượng truy cập tăng đột biến, quá tải CPU…

Việc một VPS bị tấn công không phải lúc nào cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ server. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ VPS của mình một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này của HostingViet sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/28

PPPoE là gì? Lợi ích - Ứng dụng? So sánh PPPoE và DHCP

PPPoE là gì? PPPoE là viết tắt của Point-to-Point Protocol over Ethernet - một giao thức mạng được bắt nguồn từ một giao thức cũ hơn, được gọ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/25

DNSSEC là gì? Danh sách 4 bản ghi mới của DNSSEC

DNSSEC là gì? DNSSEC (viết tắt của Domain Name System Security Extensions) là công nghệ an toàn mở rộng của DNS, nhằm cải thiện ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/23

ICMP là gì? 9 Loại giao thức ICMP phổ biến

ICMP là gì? ICMP (viết tắt của Internet Control Message Protocol) - giao thức tin nhắn được kiểm soát trên Internet là một tập h...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/18

Voip là gì? Ưu nhược điểm và Ứng dụng của công nghệ này

Voip là gì? Voip (viết tắt của cụm từ Voice over Internet Protocol) là truyền giọng nói trên giao thức IP, công nghệ truyề...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/16

SQL injection là gì? Các dạng tấn công SQL Injection

SQL injection là gì? SQL injection là một kỹ thuật cho phép kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng về câu truy vấn của những ứng dụn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/11

Soap là gì? Các Ưu - Nhược điểm, so sánh SOAP và REST

Soap là gì? Soap là viết tắt của cụm từ Simple Object Access Protocol, nó là tên của một giao thức nhắn tin đặc biệt được...
Tác giả:
Đọc thêm