RESTful API có lẽ là khái niệm khó hiểu với các bạn mới tham gia lĩnh vực lập trình. Đặc biệt, khi trong mảng phát triển web, phần mềm có quá nhiều kiến thức. Vì thế, nhằm giúp bạn hiểu về RESTful API và cách thức hoạt động của nó, Hosting Việt sẽ giới thiệu các thông tin liên quan một cách tổng quan nhất. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! có lẽ là khái niệm khó hiểu với các bạn mới tham gia lĩnh vực lập trình. Đặc biệt, khi trong mảng phát triển web, phần mềm có quá nhiều kiến thức. Vì thế, nhằm giúp bạn hiểu về RESTful API và cách thức hoạt động của nó, Hosting Việt sẽ giới thiệu các thông tin liên quan một cách tổng quan nhất. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
RESTful API là gì?
RESTful API là tiêu chuẩn được ứng dụng để thiết kế API (viết tắt của Application Programming Interface, được dịch là phương thức trung gian để nối kết ứng dụng và thư viện) cho các phần mềm, ứng dụng, dịch vụ web. Từ đó, chúng giúp mang đến sự thuận tiện cho quá trình quản lý tài nguyên hệ thống. Các tài nguyên này chính là tệp tin văn bản, ảnh, âm thanh, video, dữ liệu di động, bao gồm cả trạng thái của chúng được định dạng rồi truyền tải qua giao thức HTTP.
RESTful API không phải là công nghệ. Nó chỉ đơn thuần là phương thức để sáng tạo ra API, đồng thời sở hữu các nguyên lý tổ chức nhất định.
Các thành phần của RESful API là gì?
RESTful API có các thành phần sau:
- API: Là tập hợp những quy tắc, cơ chế để bất kỳ một ứng dụng hoặc thành phần nào đó tương tác với ứng dụng, hay thành phần khác. Sau đó, API trả về các kiểu dữ liệu phổ biến là JSON, XML mà ứng dụng cần để sử dụng.
- REST (là từ viết tắt của Representational State Transfer): Đây là kiểu cấu trúc hoặc dạng chuyển đổi cấu trúc để viết API. REST giúp tạo sự tương tác giữa các máy tính thông qua giao thức HTTP đơn giản. Chức năng này quy định việc dùng giao thức HTTP cùng định dạng URL cho các ứng dụng web.
Cách thức hoạt động của API PHP là gì?
Cách thức hoạt động của API PHP nói riêng và RESTful API nói chung là tạo ra API và sử dụng giao thức HTTP. Sau đây là các kiểu hoạt động của chúng:
- GET: Chức năng trả về một Recourse hoặc danh sách các Recourse.
- POST: Chức năng tạo mới một Recourse.
- PUT: Chức năng cập nhật thông tin và cung cấp cho Recourse.
- DELETE: Chức năng xóa Recourse.
Mặc dù có nhiều lập trình viên dùng JSON, XML là format chính. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu, sở thích, hay kinh nghiệm thực tế mà bạn có thể chọn bất kỳ loại nào, miễn chúng nhanh và thuận tiện.
Cấu trúc dữ liệu trả về của RESTful API
Đối với mỗi yêu cầu, RESTful API không dùng session hoặc cookie, mà nó sử dụng access_token.
>>Xem thêm: IP Là Gì? IP Động, IP Tĩnh Là Gì? Các Dạng IP Thường Gặp?
Các status code trong RESTful API
Status code chính là mã code được máy chủ trả về cho mỗi request. Vì thế, khi thực hiện bất kỳ yêu cầu API nào, bạn phải hiểu và nhận diện được các status code. Điều này giúp bạn thuận tiện trong việc tham tác và sử dụng.
- 200 OK: Status code này có nghĩa là các phương thức GET, PUT, PATCH, DELETE đã được hệ thống tiếp nhận và xử lý thành công.
- 201 Created: Status code này có nghĩa là trả về Resource mới sau khi nó được tạo thành công trên máy chủ.
- 204 No Content: Status code này có nghĩa là xử lý thành công Resources nhưng không trả nó về cho bất cứ dữ liệu nào.
- 304 Not Modified: Status code này có nghĩa là Client được dùng tất cả các dữ liệu cache.
- 400 Bad Request: Status code này có nghĩa là request không hợp lệ và máy chủ không thể thực hiện việc xử lý.
- 401 Unauthorized: Status code này có nghĩa là request cần thông tin tên người dùng và mật khẩu để tiến hành truy cập.
- 403 Forbidden: Status code này có nghĩa là yêu cầu truy cập bị từ chối.
- 404 Not Found: Status code này có nghĩa là không tìm thấy Resource mà người dùng yêu cầu, hoặc trang web yêu cầu không tồn tại.
- 405 Method Not Allowed: Status code này có nghĩa là yêu cầu của người dùng hiện tại không được cho phép, hệ thống không hỗ trợ phương thức.
- 410 Gone: Status code này có nghĩa là Resource không còn tồn tại, hoặc phiên bản đang sử dụng là phiên bản cũ và nó không còn hỗ trợ.
- 415 Unsupported Media Type: Status code này có nghĩa là kiểu Resource đang có không được máy chủ hỗ trợ, hoặc không được chấp nhận.
- 422 Unprocessable Entity: Status code này có nghĩa là dữ liệu không được xác thực.
- 429 Too Many Requests: Status code này có nghĩa là request của người dùng bị từ chối vì nó bị giới hạn.
Ưu điểm của RESTful API
RESTful API mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng, cụ thể như:
- Giúp ứng dụng rõ ràng, cụ thể hơn.
- REST URL đại diện cho Resource và không mang tính hành động.
- Code đơn giản, ngắn gọn.
- Dữ liệu trả về có nhiều định dạng như HTML, JSON, XML...
- Tài nguyên hệ thống được chú trọng.
Bên cạnh đó, RESTful API còn hỗ trợ các ứng dụng, trang web để tăng cường khả năng kết nối đến toàn bộ dữ liệu với những ứng dụng bên ngoài.
>>Xem thêm: Hosting Là Gì? Host Là Gì? - Giải Đáp Dịch Vụ Hosting
Rest API là gì?
Rest API là ứng dụng được sử dụng, nhằm phục vụ cho mục đích đổi cấu trúc của dữ liệu bằng các giao thức, để thực hiện việc kết nối nhiều thư viện và ứng dụng với nhau. Tương tự RESTful API, Rest API không phải là công nghệ, nó đơn thuần là giải pháp hỗ trợ người dùng tạo ra các ứng dụng web chuyên dụng, thay thế cho WSDL, SOAP...
Nhà cung cấp Tên Miền - Hostsing - VPS tốt nhất Việt Nam
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hostsing Việt được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hostsing giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Hosts ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Hosts để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hostsing Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud Hostsing),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.
Hostsing Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.
Qua bài viết trên Hostsing Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hostsing Việt nhé. Chúc các bạn thành công!