Pentest Là Gì? Lý Do Chúng Ta Cần Kiểm Tra Thử Xâm Nhập

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 133
Theo dõi:

Để gia tăng bảo mật cho các web app hay mobile app thì không thể thiếu Penetration testing hay Pentest. Vậy Pentest là gì? Hostingviet sẽ chia sẻ tới bạn trong bài viết sau đây.Để gia tăng bảo mật cho các web app hay mobile app thì không thể thiếu Penetration testing hay Pentest. Vậy  ? Hostingviet sẽ chia sẻ tới bạn trong bài viết sau đây.

Để gia tăng bảo mật cho các web app hay mobile app thì không thể thiếu Penetration testing hay Pentest. Vậy Pentest là gì? Vai trò của module này đối với vấn đề an toàn thông tin trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Pentest là gì?

Penetration testing được gọi tắt là Pentest hay ethical hacking là một kiểm thử thâm nhập. Cụ thể, nó là một mô phỏng thực tế của cuộc tấn công vào hệ thống máy tính, nhằm mục đích kiểm tra, tìm kiếm các lỗ hổng trong vấn đề bảo mật ứng dụng web. Pentest được dùng để tăng cường tường lửa bảo vệ.

Pentest cũng liên quan đến việc xâm nhập vào hệ thống ứng dụng như API (Application Protocol Interface – giao thức ứng dụng), máy chủ frontend và backend để có thể phát hiện các lỗ hỏng. 

Những thông tin chi tiết do quá trình kiểm thử thâm nhập cung cấp được dùng để tinh chỉnh chính sách bảo mật WAF, đồng thời vá các lỗ hỏng đã phát hiện.

pentest la gi

Tự học Pentest: Các giai đoạn của Pentest

Một quá trình Pentest được chia thành 5 giai đoạn sau.

1. Lập kế hoạch và khảo sát

Giai đoạn này gồm các hoạt động:

  • Xác định phạm vi, mục tiêu thử nghiệm. Trong đó phải bao gồm những hệ thống xử lý, phương pháp thử nghiệm dự kiến sử dụng.
  • Thu thập các thông tin (như tên miền, máy chủ mail, tên mạng…) để hiểu cách thức hoạt động của mục tiêu cũng như các lỗ hỏng có thể xảy ra.

2. Quét

Đây là bước đòi hỏi phải hiểu cách thức mà các ứng dụng mục tiêu phản ứng với nhiều loại yếu tố xâm nhập. Để làm được điều này thường có 2 phương pháp:

  • Phân tích tĩnh: Là cách thức kiểm tra code của ứng dụng nhằm xác định hành vi khi hoạt động. Các công cụ sử dụng cho phương pháp phân tích này có khả năng quét tất cả code chỉ trong 1 lần chạy.
  • Phân tích động: Kiểm tra code của ứng dụng khi nó đang trong trạng thái hoạt động. Xét về độ thực tế thì thì phương pháp động cao hơn so với phương pháp tĩnh, do nó cung cấp được chế độ xem hiệu suất ứng dụng theo thời gian thực.

3. Giành quyền truy cập

4. Duy trì truy cập

Giai đoạn này giúp đánh giá được mức độ khai thác của lỗ hỏng là lâu dài hay không, hoặc thời gian có đủ lâu để hacker xâm nhập sâu vào hệ thống. Ý tưởng của giai đoạn 4 bắt chước cuộc tấn công APT (là cuộc tấn công tồn tại trong hệ thống nhiều tháng để lấy cắp dữ liệu của tổ chức).

5. Phân tích

Giai đoạn cuối cùng là phân tích và cho ra đời một báo cáo chi tiết của nhiều thông tin, gồm:

  • Các lỗ hổng đã được khai thác.
  • Các dữ liệu nhạy cảm bị truy cập.
  • Tổng thời gian xâm nhập hệ thống mà không bị phát hiện.

Các dữ liệu này sẽ được bộ phận bảo mật phân tích rồi từ đó cấu hình cài đặt WAF, đưa ra các giải pháp bảo mật để vá lỗ hỏng, bảo vệ hệ thống chống lại những cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.

pentest la gi

Tài liệu Pentest: Tìm hiểu các phương pháp Penetration testing

Có 5 phương pháp Pentest, gồm:

External test 

Phương pháp này được gọi là thử nghiệm thâm nhập từ bên ngoài. Tức là, nó nhắm vào “tài sản” của tổ chức trên Internet, ví dụ ứng dụng web, website doanh nghiệp, email, DNS. Mục tiêu của External test là chiếm quyền truy cập và lấy các dữ liệu quan trọng, có giá trị. 

Internal test

Đây là phương pháp thử nghiệm thâm nhập từ bên trong. Theo đó, người thử nghiệm sẽ mô phỏng cuộc tấn công nội bộ bằng cách sử dụng quyền truy cập vào ứng dụng và chiếm lấy dữ liệu. Cuộc tấn công này giúp cảnh báo tình huống nhân viên nội bộ trở thành hacker, từ đó nhắc nhở quản trị viên thận trọng, đề phòng bị mất thông tin đăng nhập bởi cuộc tấn công phishing.

Blind test (Thử nghiệm “mù”)

Phương pháp này được gọi là thử nghiệm mù. Theo đó, người thử nghiệp chỉ biết được tên của doanh nghiệp mục tiêu. Thông qua thử nghiệm này, nhân viên bảo mật sẽ có cái nhìn trực quan về cuộc tấn công ứng dụng trong thực tế. 

Double blind test

Với thử nghiệm này, nhân viên bảo mật không biết trước về cuộc tấn công. Double blind test mô phỏng chính xác những gì mà hacker sẽ thực hiện trong thực tế, bởi không ai có thể biết trước khi nào hacker tấn công để tăng cường phòng thủ.

Targeted test

Với Targeted test, người kiểm tra và nhân viên bảo mật cùng làm việc, đồng thời cùng đánh giá hành động của đối phương. Phương pháp này giúp cung cấp cho bộ phận bảo mật các thông tin phản hồi dưới quan điểm của hacker theo thời gian thực.

pentest la gi

Phân biệt tường lửa và Pentest là gì?

Cả tường lửa và Pentest đều là giải pháp bảo mật nhưng chúng hoạt động độc lập và có lợi ích tương trợ lẫn nhau.

Trong đó, Pentest (trừ hình thức thử nghiệm Blind test, Double blind test) người thử nghiệm đều dùng dữ liệu WAF như nhật ký để xác định vị trí, từ đó khai thác điểm yếu của ứng dụng web.

Tuy nhiên, quản trị viên WAF lại được hưởng lợi nhờ vào các dữ liệu của Pentest. Khi cuộc thử nghiệm kết thúc, cấu hình WAF được cập nhật để chống lại điểm yếu, tăng cường bảo vệ.

Sau cùng, Penetration testing còn đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy trình kiểm tra bảo mật, kể cả PCI DSS và SOC 2. Ngoài ra, một vài tiêu chuẩn (cụ thể là PCI-DSS 6.6) chỉ được thỏa mãn khi nó được dùng WAF có chứng nhận.

Lý do cần Pentest là gì?

Khi công nghệ càng phát triển thì việc kiểm tra thâm nhập trở thành tác vụ không thể thiếu của hệ thống an toàn thông tin trong các tổ chức.

Bởi, Penetration testing là một giải pháp rất hiệu quả giúp tăng cường bảo mật cho web, ứng dụng, hệ thống mạng, IoT… trước các cuộc tấn công của hacker. Bằng cách sử dụng những cuộc tấn công được mô phỏng theo thực tế, các quản trị viên có thể tìm được điểm yếu trong bảo mật của hệ thống và kịp thời khắc phục, vá lỗ hỏng. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm thiệt hại về tài chính cũng như uy tín thương hiệu.

Theo nghiên cứu của Market Watch, trong năm 2018 dung lượng thị trường của Pentest là 920 triệu USD, dự báo con số này sẽ đạt mức 2420 triệu USD vào năm 2025, và tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2019 – 2015 là 14,9%. Các số liệu này cho thấy, nhu cầu kiểm tra độ bảo mật của hệ thống trước tin tặc rất lớn. Lý giải cho sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu này, các chuyên gia đưa ra 4 lý do sau.

Sự phát triển của web, ứng dụng trên di động tăng nhanh

 

Sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng website, ứng dụng trên thiết bị di động để giới thiệu sản phẩm dịch vụ; tiếp cận, kết nối và chăm sóc khách hàng. Thông qua giao tiếp, hình thức bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp giảm được các chi phí thuê mặt bằng, hàng tồn kho. Bù lại, họ phải đối mặt với rủi ro về an ninh mạng như bị hack, mất dữ liệu khách hàng, bị chiếm lấy các dữ liệu quan trọng, website hay ứng dụng bị nhiễm mã độc hoặc virus, hoạt động kinh doanh gián đoạn khi bị tấn công...

Xu hướng chuyển đổi số

Hiện nay, chuyển đổi số là xu hướng kinh doanh “sống còn”. Nhờ vào áp dụng công nghệ, doanh nghiệp giảm nhiều chi phí vận hành, nhân lực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp bắt buộc phải có hệ thống bảo mật tối ưu nhằm chống lại các cuộc tấn công của tội phạm mạng.

Phần mềm SaaS

Xu hướng dùng phần mềm dịch vụ trả tiền theo nhu cầu sử dụng (as-a-service) cao hơn nhiều so với các phần mềm mua bản quyền trọn đời (on-premise). Việc phân phối các phần mềm, ứng dụng, cơ sở hạ tầng, nền tảng cho các dịch vụ dạng SaaS đòi hỏi sự kết nối internet liên tục. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro bị tấn công gián đoạn, dẫn đến hệ quả là làm giảm trải nghiệm của người dùng.

Pentest là giải pháp chủ động phòng ngừa hiệu quả

Lý do cuối cùng minh chứng cho nhu cầu Pentest ngày càng tăng là nó chính là giải pháp chủ động phòng ngừa tấn công mạng cực kỳ hiệu quả. Thực tế cho thấy, Pentest mô phỏng theo cách thực hiện và tư duy của tin tặc trong thực tế. Qua đó, kết quả dữ liệu có được từ Pentest sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến lớp bảo vệ cho ứng dụng web, hệ thống mạng...

pentest la gi

Ưu điểm của Pentest là gì?

  • Giúp tăng cường bảo mật cho ứng dụng web, ứng dụng di động, IoT, network, API, SaaS, phần cứng, hệ thống cloud… Từ đó, nó góp phần giảm thiểu khả năng bị tội phạm mạng tấn công, xâm nhập bất hợp pháp.
  • Xây dựng bức tranh tổng quan về tình hình an ninh, sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp. 
  • Dự tính mức thiệt hại do cuộc tấn công gây ra.
  • Tăng khả năng bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng.
  • Góp phần giúp hệ thống vận hành ổn định, giảm rủi ro gián đoạn hoạt động do bị tấn công.
  • Tìm được các lỗ hỏng mà các phần mềm hay công cụ phòng thủ tự động không thể phát hiện.
  • Góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Nhược điểm của Pentest là gì?

Dù có nhiều ưu điểm nhưng Pentest vẫn tồn tại một vài điểm hạn chế. Cụ thể như:

  • Chi phí cao: Thông thường, phí triển khai Pentest được tính theo giờ hoặc ngày làm việc của kỹ thuật viên (Pentester). Tất nhiên chi phí này khá cao.
  • Hạn chế sự đa dạng: Thông thường, một đội Pentest khoảng 3 – 5 người. Công việc của họ là kiểm tra theo quy trình có sẵn, mang tính lặp lại thường xuyên. Ngược lại, trong thực tế, tin tặc không bị hạn chế trong bất kỳ quy trình nào nên mang tính sáng tạo cao, và họ lại có số lượng đông.
  • Khó tích hợp nền tảng: Báo cáo của Pentest chỉ liệt kê các lỗ hỏng và thiếu sự tích hợp với vòng đời phát triển của phần mềm. Điều này dẫn đến tăng chi phí vận hành, giảm tốc độ khắc phục cũng như phát triển ứng dụng.

Để khắc phục các hạn chế trên, nhiều người có xu hướng sử dụng Pentest cộng đồng. Với giải pháp này, doanh nghiệp tiếp cận được hàng trăm hacker mũ trắng, pentester, chuyên gia bảo mật để tìm lỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, mô hình trả tiền theo lỗi (bug bounty) còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư hơn so với phương pháp Pentest truyền thống.

pentest la gi

Thời điểm để triển khai Pentest 

Theo các chuyên gia an ninh, doanh nghiệp nên tổ chức triển khai Pentest theo định kỳ hàng quý hoặc hàng năm để vấn đề an ninh của hệ thống được đảm bảo. Song song đó, doanh nghiệp cũng nên tổ chức kiểm tra xâm nhập trong các trường hợp cần thiết sau:

  • Thêm ứng dụng hoặc hạ tầng mạng mới.
  • Cập nhật, điều chỉnh ứng dụng, hạ tầng.
  • Chuyển địa điểm văn phòng.
  • Cài đặt lại hệ thống.
  • Cập nhật bản vá bảo mật.
  • Điều chỉnh, thay đổi chính sách bảo mật đối với người dùng cuối.

Công cụ Pentest là gì?

Thông thường, các Pentester sử dụng những công cụ phát hiện lỗ hỏng cơ bản. Các công cụ này có khả năng quét toàn bộ mã nguồn của ứng dụng và phát hiện những code độc hại. Tiếp đến, chúng còn xem xét công nghệ mã hóa dữ liệu và xác định giá trị hard code để tìm lỗ hỏng có trong hệ thống.

Tiêu chí đánh giá chất lượng của công cụ Pentest là gì? Dựa vào vai trò của Pentest thì một công cụ muốn triển khai cuộc kiểm thử thâm nhập thành công phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Dễ thiết lập và sử dụng.
  • Tiến trình quét hệ thống dễ dàng.
  • Có khả năng phân loại lỗ hỏng theo mức độ và tính cấp bách.
  • Tự động xác minh lỗ hỏng.
  • Có khả năng xác minh lại các khai thác trong quá khứ.
  • Có tính năng xuất báo cáo chi tiết về lỗ hỏng.

Hiện nay có khá nhiều công cụ Pentest mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí như Metasploit Project, John the Ripper, Nmap, Wireshark… 

pentest la gi

Địa chỉ uy tín để triển khai Pentest là gì?

Nếu tự Pentest thì không phải là giải pháp hoàn hảo bởi đôi khi đội ngũ IT nội bộ chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm cùng sự sáng tạo để tìm ra lỗ hỏng. Do đó, cách hữu hiệu hơn là bạn nên thuê hacker mũ trắng độc lập hoặc dịch vụ Pentest từ các công ty uy tín.

Tuy nhiên, việc thuê hacker mũ trắng sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro bị xâm nhập trong tương lai. Vì thế, bạn nên sử dụng dịch vụ của các công ty uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo vấn đề bảo mật.

Dưới đây là gợi ý một số nhà cung cấp đáng tin cậy:

HackerOne.com

HackerOne chuyên cung cấp dịch vụ Pentest, đánh giá lỗ hỏng, kiểm tra sự tuân thủ giao thức. Công ty này có trụ sở đặt tại San Francisco.

ScienceSoft.com

Bên cạnh các dịch vụ như HackerOne, ScienceSoft còn cung cấp thêm dịch vụ kiểm tra cơ sở hạ tầng. Trụ sở của ScienceSoft đặt tại Texas.

Raxis.com

Raxis cung cấp dịch vụ Pentest, đánh giá bảo mật, đánh giá lỗ hỏng, đào tạo ứng phó sự cố, đào tạo phòng ngừa tấn công social engineering. Công ty đặt trụ sở tại Atlanta.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Pentest là gì? Cách tự học Pentest hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với HostingViet để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
 
 
2024/05/30

Tại sao nên thiết kế website theo yêu cầu? Thiết kế web ở đâu tốt?

Thiết kế website theo yêu cầu là gì? Thiết kế website theo yêu cầu là hình thức thiết kế web theo tính năng v&agrav...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/05/23

So sánh VPS và Cloud Server: Giải pháp nào tối ưu cho bạn?

VPS là gì? VPS (Virtual Private Server) là một máy chủ riêng ảo sử dụng công nghệ ảo hoá tách ra từ một m&aa...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/05/21

TOP 5 Phần mềm quản lý nhiều VPS hiệu quả nhất

Những thông số quan trọng của VPS Trước khi tìm hiểu phần mềm quản lý nhiều VPS, bạn cần nắm chắc những thông số quan trọng của VPS. VPS...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/05/17

Vps youtube là gì? Hướng dẫn sử dụng VPS youtube từ A - Z

VPS youtube là gì?  Nhìn chung, VPS Youtube cũng tương tự như một máy chủ ảo thông thường, hoạt động 24/24. VPS Youtube cũn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/05/14

KVM VPS là gì? Cách thức hoạt động và tính năng của KVM VPS

KVM VPS là gì?  Tham khảo thêm các tin tức về VPS tại HostingViet: [VPS Forex Là Gì] Thuê VPS Forex Đơn G...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/05/09

1 Hosting chứa được bao nhiêu domain? Cách tạo 2 website trên 1 hosting

1 Hosting chứa được bao nhiêu domain? Để xác định chính xác 1 hosting có thể chứa được bao nhiêu domain còn phụ thu...
Tác giả:
Đọc thêm