FrontEnd Là Gì? BackEnd Là Gì? Những Vấn Đề Bạn Cần Nắm Rõ

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 73
Theo dõi:

Backend là gì? Câu hỏi này luôn là đề tài được các bạn lập trình viên quan tâm và tìm hiểu. Nhằm giúp bạn có được cách nhìn tổng quát về Backend, lập trình viên Backend cũng như Frontend, Hosting Việt sẽ cùng bạn đi tìm lời giải thông qua bài viết sau nhé!

Backend là gì?

Thông thường, Backend gồm ba phần là máy chủ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Ví dụ, khi bạn mua một sản phẩm, bạn truy cập vào website. Đầu tiên là bạn tương tác với Frontend. Kế đến, khi bạn nhập thông tin, website sẽ lưu chúng vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ. Sau đó, khi đăng nhập lại lần kế tiếp thì toàn bộ thông tin này sẽ hiển thị trên tài khoản của bạn. Công nghệ này chính là Backend.

Công nghệ Backend gồm các ngôn ngữ lập trình PHP, Python, Ruby… Bên cạnh đó, chúng còn được các framworrk là Cake PHP, Ruby on Rails, Code Igniter cải tiến để dễ sử dụng hơn. 

backend la gi

Backend developer là gì?

Backend developer là người phát triển website backend. Tức là các lập trình viên tập trung vào việc phát triển các hoạt động của một website, mà không cần quan tâm đến tạo code giao diện hiển thị cho người dùng. Trong sự phát triển của thế giới web, các lập trình viên Backend đều quan tâm đến xây dựng tính logic của ứng dụng. 

Thông thường, lập trình viên Frontend thực hiện xây dựng giao diện người dùng, còn lập trình viên Backend sẽ viết code cho tất cả các hoạt động.

Để dễ hình dung vai trò của lập trình viên Backend và Front end là gì, Hosting Việt sẽ lấy ví dụ minh họa như sau:

Ví dụ: Lập trình viên Frontend tạo nút bấm trong màn hình ứng dụng để lấy dữ liệu của người dùng. Còn lập trình viên Backend sẽ tiến hành viết code để nút này hoạt động, thông qua việc lấy những thông tin cần thiết từ cơ sở dữ liệu của khách hàng, sau đó đưa nó lại giao diện người dùng và hiển thị.

Bên cạnh đó, lập trình viên Backend cũng tham gia vào xây dựng kiến ​​trúc của hệ thống, xác định cách tổ chức của hệ thống, nhằm giúp chúng duy trì và vận hành đúng logic. Ngoài ra, lập trình viên Backend còn có thể tham gia thiết kế Framework để hệ thống dễ lập trình hơn.

Hầu hết, các lập trình viên Backend dành hầu hết thời gian hơn lập trình viên Frontend để thực hiện các thuật toán và giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy, mặc dù, Frontend phát triển phổ biến hơn nhưng phần lớn các code hữu ích nhất đều thuộc về Backend.

Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc lập trình viên Frontend không giải quyết những vấn đề khó. Bởi công việc của họ liên quan đến tạo giao diện người dùng, thực hiện gắn kết chúng nhiều hơn là triển khai logic.

backend la gi

>>Xem thêm: Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting

Các công nghệ và kỹ năng trong lập trình Backend là gì?

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng mà lập trình viên Backend cần biết đó là SQL và cơ sở dữ liệu. Vì phần lớn hệ thống Backend đều được kết nối với các cơ sở dữ liệu đã lưu trữ của ứng dụng. Hơn nữa, công việc chính của các lập trình viên Backend là viết, đọc, xử lý dữ liệu từ nguồn dữ liệu và cơ sở dữ liệu nên kỹ năng SQL rất quan trọng.

Tiếp đến, lập trình viên Backend cần phải biết và làm việc tốt với các ngôn ngữ thiết kế của máy chủ. Điển hình như PHP, ASP.NET MVC, Ruby on Rails…

Cuối cùng, lập trình viên Backend cũng nên có kiến thức về cách sử dụng các loại Framework, thư viện, hay tích hợp chúng vào cùng một ứng dụng. Thậm chí, ngay cả cấu trúc code logic để hệ thống vận hành trơn tru, dễ bảo trì cũng là kỹ năng cần có của một lập trình giỏi.

Frontend là gì?

Các công nghệ và kỹ năng cần có của lập trình Frontend 

Bên cạnh đó, lập trình viên cũng phải làm quen các Framework như AngularJS, Backbone, Bootstrap, EmberJS và Foundation, nhằm đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị. Ngoài ra, jQuery, LESS, đóng gói code cũng là kiến thức cần có của lập trình viên để tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất làm việc.

Tận dụng các công cụ trên, lập trình viên Frontend có thể làm việc chặt chẽ với bộ phận thiết kế để đưa những mockup, wireframe từ giai đoạn phát triển đến sản phẩm cuối cùng.

backend la gi

>>Xem thêm: Html5 là gì? Html5 khác gì Html và nên học ngôn ngữ nào hơn?

Làm Backend cần học gì?

Các kiến thức cần thiết cho Backend là gì đã được Hosting Việt khái quát ở phần trên. Ở phần này, Hosting Việt sẽ giới thiệu chi tiết về các ngôn ngữ lập trình mà một Backend Developer cần thiết phải biết.

Ngôn ngữ Java Backend là gì

Những ai biết một chút kiến thức về lập trình cũng đều thấy, Java là ngôn ngữ rất phổ biến và được ứng dụng rất nhiều. Bởi nó có tính linh hoạt cao, sử dụng được trên nền tảng máy tính và các thiết bị di động.

Hạt nhân tạo nên sự linh hoạt này chính là máy ảo Java (tên tiếng Anh là Java Virtual Machine – JVM). Thực tế, việc biên dịch chương trình tạo mã của nhiều ngôn ngữ khác nhau trên các máy tính khác nhau sẽ cho kết quả chạy khác nhau. Tuy nhiên, điều này lại không là vấn đề đối với Java. Vì nhờ có JVM hoạt động như lớp trung gian chạy mã trên các loại máy tính, cho dù đó là mã được viết bằng ngôn ngữ nào.

Bên cạnh đó, người dùng Java còn nhận được nhiều sự trợ giúp rất lớn từ cộng đồng. Từ đó, nó mang đến sự thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng cho người sử dụng.

Các công nghệ Backend Java được dùng rộng rãi vì nó mang đến nhiều mục tiêu như: 

  • Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android.
  • Phát triển website. 
  • Internet
  • Giúp kết nối với cơ sở dữ liệu.
  • Có khả năng xử lý hình ảnh.
  • Dùng cho những chương trình hoạt động trên GUI.

Ngôn ngữ lập trình PHP

PHP cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là ngôn ngữ gõ động, người dùng có thể tùy ý đưa nhiều giải pháp khác nhau cho từng vấn đề. Vì thế, cùng một đoạn mã nhưng khi đặt vào các ngữ cảnh khác nhau thì chúng sẽ có nghĩa khác nhau. Điều này khiến chương trình viết bằng PHP khó mở rộng quy mô, và thậm chí có khi còn chạy chậm.

Ưu điểm của ngôn ngữ PHP là:

  • Người dùng dễ dàng biên dịch và chạy chương trình cho đến khi có được một phần có vấn đề.
  • Có nhiều tài nguyên và nhận được sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng.
  • Cách thức cài đặt, thiết lập đơn giản.

Lợi ích của ngôn ngữ PHP đối với Backend:

  • Thu thập các dữ liệu biểu mẫu.
  • Giúp tạo được nội dung trang động.
  • Có chức năng gửi và nhận cookie.
  • Tùy ý viết kịch bản cho dòng lệnh.
  • Tùy ý viết kịch bản của máy chủ.
  • Viết những ứng dụng dành cho PC.

Ngôn ngữ .NET (C#)

Mẫu kiến trúc MVC của ASP. NET (viết tắt của từ Model-View-Controller) cho phép xử lý các nhiệm vụ của lập trình Backend bằng bộ điều khiển, sau đó tương tác với một mô hình để làm việc với các dữ liệu. Sau cùng, kết quả của nó được hiển thị ở chế độ trang web lối vào.

Ngôn ngữ C#

Đây là ngôn ngữ máy tính cao cấp, cho phép lập trình viên viết những chương trình độc lập với một máy tính cụ thể. Ngôn ngữ loại này viết và đọc không giống ngôn ngữ máy, mà nó tương đồng với ngôn ngữ của con người.

Ngôn ngữ C# trở nên phổ biến bởi nó được thừa hưởng sức mạnh của ngôn ngữ Backend C++, và cách sử dụng đơn giản, thông qua việc nó có khả năng chống lại tất cả các lệnh gây khó khăn cho người dùng C++.

Các mục tiêu người dùng có thể làm được khi sử dụng .Net:

  • Tiến hành xây dựng ứng dụng máy tính.
  • Thực hiện tạo ứng dụng di động.
  • Phát triển các trò chơi và ứng dụng web.
  • Có thể làm việc với những dữ liệu lớn.

Ngôn ngữ JavaScript

  • Ứng dụng di động.
  • Website.
  • Ứng dụng cho máy tính.
  • Phát triển game.
  • Dùng cho máy chủ web.

Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về Backend là gì, cũng như lập trình Backend và Frontend là gì. Mong rằng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần định hướng cho các bạn lập trình viên về con đường phát triển sự nghiệp.

Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Hosts để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (Cloud Hostsing), gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệm mượt mà, thú vị.

Như vậy, qua bài viết trên Hostsing Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan
 
 
2024/04/25

Hướng dẫn cách cài đặt wordpress trên VPS đơn giản chỉ với 4 bước

Hướng dẫn 4 bước cài đặt Wordpress trên VPS Để cài đặt Wordpress trên VPS, bạn cần thực hiện tạo database chứa dữ liệu, đồng thời sử dụn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/22

Cách đăng nhập vào VPS trên hệ điều hành windows đơn giản

Những điều kiện để đăng nhập VPS trên windows Trước tiên, để biết cách đăng nhập vào VPS trên windows, bạn cần đảm bảo những yếu...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/19

VPS và hosting khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn VPS hay Hosting?

Khái niệm về VPS và Hosting Trước khi so sánh sự khác biệt giữa VPS và Hosting, chúng ta cùng điểm qua khá...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/17

Cách kết nối VPS trên điện thoại Android và IOS

Hướng dẫn cách kết nối VPS trên điện thoại hệ điều hành android và IOS Trước tiên, để nắm được cách kết nối VPS trên...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/15

VPS Linux là gì? Thuê VPS Linux ở đâu uy tín?

VPS Linux là gì? Trước khi tìm hiểu VPS Linux là gì? Bạn cần biết đến khái niệm VPS VPS hay Virtual Private Server - đư...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/11

Top 11 đơn vị cho thuê VPS uy tín nhất thị trường năm 2024

  Top 11 nơi thuê VPS uy tín, tốt nhất thị trường Nếu bạn vẫn đang băn khoăn với câu hỏi “Thuê VPS ở đâu uy tí...
Tác giả:
Đọc thêm