Cài Đặt Wordpress Trên cPanel: Hướng Dẫn Cực Chi Tiết Từ A - Z

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 267
Theo dõi:

Nếu bạn là một newbie và đang tập làm quen với website. Hoặc đơn giản muốn xây dựng một trang web thì một điều bắt buộc là bạn phải biết được hướng dẫn cài WordPress Cpanel cho website của mình. WordPress rất phổ biến trong cộng đồng lập trình cũng như người xây dựng website. Do đó cách cài đặt Wordpress trên Cpanel được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy cách thức cài WordPress trên cPanel như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này Hosting Việt sẽ giải đáp cho bạn nhé!

Khái niệm WordPress

WordPress rất phổ biến trong cộng đồng lập trình cũng như người xây dựng website. Đây là một hệ thống quản lý nội dung có tác dụng giúp cho quản trị viên các trang web, các biên tập viên và những tác giả có thể quản lý những trang web của họ. Đồng thời có thể xuất bản các nội dung cho web không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình.

WordPress sở hữu hai thành phần mà được tất cả website hosts hỗ trợ, chính là PHP và MySQL. Ngoài ra, có nhiều các cung cấp hiện nay còn tạo ra nhiều gói Host WordPress Cpanel để tối ưu hiệu năng hoạt động, tốc độ truy cập/tải trang,  và mức độ ổn định trang web. Tất cả đều xuất phát từ mức độ phổ biến của WordPress trong cộng đồng.

Thường thì ta sẽ thấy những người sử dụng thường dùng CMS cho blog. Song nếu bạn muốn xây dựng một trang bán hàng online, website portfolio, một trang tin, hay bất kỳ loại trang web nào. Thì lựa chọn WordPress site luôn là câu trả lời phù hợp nhất.

Sở dĩ WordPress được cộng đồng ưa chuộng là bởi nó sở hữu ưu điểm tuyệt vời là nó sở hữu giao diện thân thiện và tính cập nhật vô cùng liên tục. Bạn có thể tạo lập và xuất bản nhiều nội dung mong muốn chỉ trong một vài phút một cách dễ dàng, chỉ cần bạn biết cách dùng Microsoft Word cơ bản.

cai wordpress tren cpanel

Bên cạnh đó, WordPress còn là một mã nguồn mở (open source) và hoàn toàn miễn phí. Chẳng bởi vậy mà hiện nay, rất nhiều người trên thế giới đang liên tục xây dựng được các website chất lượng, dù cho họ có thể là newbie vào nghề hoặc các “master” đã có kinh nghiệm nhiều năm với lập trình.

>>Xem thêm : 9 nguyên tắc cơ bản sử dụng Wordpress an toàn không Virus, không bị hack

Lịch sử phát triển của WordPress

Theo như các tài liệu thì WordPress được ra đời năm 2003 với 2 nhà lập trình mang tên Mike Little và Matt Mullenweg. Tiền thân của WordPress chính là ứng dụng b2/cafeblog - ứng dụng này đã chính thức dừng hoạt động.

Phiên bản đầu tiên mang tên WordPress 1.0 được phát hành vào khoảng ngay đầu năm 2004. Phiên bản 1.0 này khá đơn giản, và các phiên bản cập nhật gần đây cũng đã thay đổi rất nhiều so với phiển bản đầu tiên. Tuy vậy WordPress vẫn giữ các tính năng chính mà người dùng có thể thấy vẫn được sử dụng tới tận thời điểm hiện tại. Cài đặt đơn giản, sử dụng link vĩnh viễn, hệ quản lý người sử dụng, trình quản lý các bình luận, v.v...

Chỉ sau khoảng một năm từ thời điểm phiên bản đầu tiên ra đời, WordPress đã có vô số những sự đột biến lớn. Cho đến hiện nay, năm 2019, WordPress vẫn đang được xây dựng và phát triển bởi cộng đồng với hàng triệu thành viên ở khắp mọi nơi. Các thành viên này có thể làm việc tự do, có cả những người là volunteer.

WordPress đang tiếp tục phát triển. Đều đặn trong khoảng từ 2 đến 3 tháng, WordPress sẽ cho ra phiên bản để cập nhật thêm nhiều tính năng và nâng cao các chế độ bảo mật, tối ưu hóa các website cho người dùng.

WordPress.org với WordPress.com có sự khác biệt hay không?

Khi tìm hiểu về WordPress bạn sẽ bắt gặp tới 2 website với tên miền na ná nhau. Đó là  WordPress.com cùng với WordPress.org. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại này là những điểm nào?

WordPress.org

Chúng ta cần tới WordPress .org nếu muốn tạo lập một trang WordPress riêng. Bạn sẽ download nền tảng này và tìm kiếm themes (chủ đề) và các plugins miễn phí. Để có thể host website sau khi xây dựng, bạn cần tới bước đăng ký domain và thuê hay mua gói hosting web phù hợp từ một nhà cung cấp như Hosting Việt.

Bằng việc sử dụng 2 thành phần MySQL và PHP - được support trên mọi website host, WordPress rất dễ dàng cho bạn trong việc đăng ký và thuê host. Hơn thế nữa, có nhiều hosting web được xây dựng riêng các gói hosting cho WordPress để có môi trường tối ưu nhất cho website WordPress.

WordPress.com

WordPress .com lại là một công ty về hosting, họ sử dụng Hệ thống quản lý nội dung WordPress cho mọi blog được xây trên nó. Người sử dụng khi đăng ký sẽ nhận được một blog riêng với tên miền kiểu như hostingviet.wordpress .com (nếu mong muốn có một tên miền tùy chỉnh để sử dụng, bạn cần trả chi phí như mọi website khác). Gói dịch vụ mặc định của WordPress là  hoàn toàn miễn phí, vậy nên nó cũng sẽ đi cùng các giới hạn cho người dùng miễn phí.

Tạo lập một website trên WordPress như thế nào?

Nhờ vào mức độ linh hoạt của WordPress mà giờ đây chúng ta có thể tạo ra rất nhiều kiểu website. Khả năng tinh chỉnh về ý tưởng là không có giới hạn khi bạn sử dụng WordPress. Một số loại website phổ biến bạn có thể tạo ra nhờ WordPress có thể kể đến như:

Blogsite

Với khởi đầu như công cụ dành riêng cho việc blogging. Cho tới nay, nên tảng WordPress vẫn được sử dụng nhiều nhất cho loại website này. Chỉ với một gói WordPress cơ bản, bạn đã tự mình tạo ra một trang blog với các bài viết vô cùng đơn giản. Sau đó, nếu mong muốn được nhiều views hơn, tăng tính hấp dẫn và chuyên nghiệp của Blog, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp thành các gói trả phí cao cấp để blog tiếp cận tốt hơn.

Portfolio

WordPress cùng thường được những Freelancer (người làm việc tự do), các nghệ sĩ, tác giả, nhạc sĩ… nói chung là những người sáng tạo nội lựa chọn làm nền tảng đăng tải các tác phẩm và phát triển danh tiếng bản thân. Ngay trên WordPress.org, có vô cùng nhiều kiểu portfolio, nhiều themes khác nhau, đi cùng các tính năng như: lightboxes, image gallery,….

Web dành cho doanh nghiệp

WordPress giờ đây còn là một lựa chọn hoàn hảo dành các doanh nghiệp nhỏ xây dựng trang web. Ta cũng có thể thấy WordPress ngày càng được sử dụng tại nhiều tập đoàn công ty lớn.

Website WordPress dành cho từ thiện

Website WordPress cũng được các tổ chức từ thiện và các nhà thờ phương Tây sử dụng. Lý do là WordPress có chi phí sử dụng và duy trì thấp, và rất dễ học. Nhờ WordPress, nhiều tổ chức đã có thêm một kênh truyền thông và dễ dàng tới với những người quan tâm hơn.

Bán hàng online

Không cần nhiều kiến thức về lập trình, nhiều người đã vẫn tạo ra một website buôn bán sản phẩm online với WordPress. Cửa hàng online trên WordPress sở hữu đầy đủ các tính năng rất quan trọng quản lý các đơn hàng, các hình thức thanh toán, hoàn phí với one-click… Thêm nữa là các tính năng cần thiết cho Website bán hàng của bạn với WooCommerce, các plugin tối ưu cho thương mại điện tử...

Ưu - Nhược điểm các WordPress Website

Nhờ vào rất nhiều những ưu điểm mà nó đang mang tới. WordPress giờ đây đã vươn lên trở thành một nền tảng chất lượng nhất cho ai muốn xây dựng website mà chưa biết về lập trình. Đương nhiên, nó vẫn là một lựa chọn tốt cho các nhà lập trình vì khả năng tùy chỉnh rất cao.

*Ưu điểm của WordPress Website

  • Chi phí sử dụng thấp – Chỉ cần tiến hành thanh toán chi phí mua/thuê web hosting và tên miền. Phần mềm WordPress, các theme và rất nhiều plugin đều là các phần miễn phí dành cho bạn.
  • Dễ dàng cài đặt cũng như cập nhật – WordPress không yêu cầu bất kì thông số đặc biệt nào. Nói cách khác bạn đã có thể cài đặt và cập nhật WordPress  chỉ trong cú nhấp chuột.
  • Quản trị dễ dàng – Dễ dàng tạo website bằng WordPress mà không cần hiểu biết về kiến thức về việc lập trình. Những tác vụ thông thường ở website là các công việc như viết bài và chỉnh sửa, đăng tải và thay thế hình ảnh, quản trị người dùng, cập nhật tác vụ, cài đặt plugin mới hoặc themes nếu muốn.
  • Giao diện tùy biến – WordPress có tới hàng ngàn themes cho bạn sử dụng. Bạn có thể dùng chúng để tạo một giao diện mới với nhu cầu bản thân. Một theme dành cho cho cửa hàng, themes cho dịch vụ công cộng, cho doanh nghiệp, themes cho travel blogger... tất cả sẽ được tìm thấy khi bạn đã ở trong WordPress.
  • Nhiều tính năng – Sử dụng các plugin để giúp WordPress website của bạn tăng hiệu năng vận hành. Tương tự như themes, bạn sẽ dễ dàng tìm được plugins cho những các tác vụ mong muốn.
  • Cộng đồng lớn – WordPress sở hữu mạng lưới người dùng và nhà phát triển toàn cầu lớn nhất, hơn thế còn là rất nhiều forum support ngay lập tức. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp trên đó nếu không hiểu bất kìphần nào đó, hoặc gặp bất kỳ trở ngại nào trong khi sử dụng WordPress.

*Nhược điểm của WordPress website

  • Bảo mật – Vì WordPress chiếm tới 30% trang web trên toàn thế giới - một tỉ lệ vô cùng lớn. Vậy nên nó luôn là mục tiêu lớn của các hacker. Song việc này sẽ hoàn toàn xử lý được nếu bạn mong muốn gia tăng mức độ bảo mật cho nó với các plugin hoặc những thủ thuật ở bài viết này của Hosting Việt.
  • Sản phẩm từ bên thứ ba – Vì plugin trên WordPress và các themes được phát triển bởi các nhà lập trình của bên thứ ba, đôi khi chúng có thể tạo ra lỗi cho website của bạn. Có thể hạn chế được việc này bằng cách, khi bắt đầu cài đặt plugins hay theme mới, bạn cần đọc trước đánh giá của chúng để không chọn nhầm.
  • Tốc độ tải trang – Khi cài đặt quá nhiều themes và plugins, sẽ dẫn tới việc tải site sẽ bị chậm hơn. Cài đặt thêm caching plugin sẽ giúp bạn xử lý được chúng.

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên cPanel từng bước

Rất nhiều website như Azdigi, Stablehost, Hawkhost, Siteground… đang đều sử dụng cPanel để quản lý hosting. Nếu bạn đang sử dụng các trình quản lý khác như Plesk hay DirectAdmin, các thao tác cũng gần tương tự, chỉ có phần là giao diện sẽ hơi khác một chút.

- Bước 1. Check Email, kiểm tra thông tin đăng nhập vào Hosting

Sau khi đặt mua hosting, bạn sẽ nhận được một email với thông báo kiểu như sau:

cai wordpress tren cpanel

Khi đã trỏ tên miền về Hosting, bạn có thể truy cập theo địa chỉ:

abc.com:2082 hoặc abc.com/cpanel (với abc.com là tên miền của bạn).

- Bước 2. Đăng nhập vào Hosting

Bạn tiến hành điền đầy đủ các thông tin Username (Tên đăng nhập) và Password (Mật khẩu) rồi click vào ô Login.

cai wordpress tren cpanel

Sau đó, bạn sẽ được chuyển tới một trang như dưới đây (Trong hình đang ở chế độ đăng nhập vào Hosting Cpanel).

- Bước 3. Tìm tới phần SOFTACULOUS APPS INSTALLER và bấm vào logo WordPress

cai wordpress tren cpanel

cai wordpress tren cpanel

- Bước 4. Bạn sẽ thấy được ô Install Now và nhấn vào đó.

cai wordpress tren cpanel

- Bước 5. Thực hiện chính xác các thiết lập ban đầu:

+ Choose Protocol: Bạn cần để mặc định là http://

+ Choose Domain: Cần điền đúng tên miền.

+ In Directory: xóa “wp” và để trắng ô này. Bởi vì với abc.com là tên miền của bạn:

  • Nếu bạn để trống phần In Directory. Để truy cập website, ta cần gõ: abc.com và để vào trang admin, ta cần gõ: abc.com/wp-admin.
  • Nếu bạn để phần In Directory là “wp”, thì sau khi cài đặt xong, Để truy cập website, ta cần gõ: abc.com/wp và để vào trang admin, ta cần gõ: abc.com/wp/wp-admin. (Phức tạp và khó nhớ hơn).cai wordpress tren cpanel

 

+ Site Name: Tên hiển thị của website, ví dụ như: Hosting Việt, Kênh Văn hóa, Diễn đàn Tin học…

+ Site Description: Phần mô tả website, ví dụ như: Blog chia sẻ tài liệu WordPress….

+ Enable Multisite: Để mặc định (không đánh dấu).

(2 thông tin trên có thể đổi lại bất cứ lúc nào)

+ Admin Username: Tên đăng nhập Admin, cần viết không dấu và liền nhau.

+ Admin Password: Mật khẩu đăng nhập Admin, nên đặt có số, chữ, kí tự đặc biệt (bảo mật cao).

+ Admin Email: Điền địa chỉ email của bạn.

Với Password và Email thì bạn có thể thay đổi lại sau đó. Nhưng việc đổi lại Username sẽ tương đối phức tạp. Vậy nên sau khi nhập vào, bạn nên lưu lại ở đâu đó để tránh trường hợp quên.

cai wordpress tren cpanel

+ Select Language: Mục này sẽ chọn ngôn ngữ cho site, tùy vào mong muốn mà bạn có thể English hoặc VietNamese hoặc bất kì ngôn ngữ nào được hỗ trợ.

cai wordpress tren cpanel

Sau khi hoàn thành toàn bộ, bạn nhấn vào nút Install.

+ Bước 6. Thời gian cài đặt sẽ mất khoảng từ 1-2 phút. Dưới đây là hình ảnh của quá trình cài đặt.

cai wordpress tren cpanel

Vậy là việc cài đặt WordPress trên cPanel đã hoàn thành. Một thông báo chúc mừng sẽ hiện lên!

cai wordpress tren cpanel

>>Xem thêm :Các Plugin cần thiết cho Wordpress

Sau khi cài đặt WordPress trên cPanel hoàn thành, bạn sẽ nhận được thông báo với đường dẫn vào website và đường dẫn truy cập trang quản lý (wp-admin). Cần lưu ý thực hiện đầy đủ và chính xác các bước để tránh trường hợp phải cài đặt lại Wordpress trên Cpanel.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thể cài đặt WordPress trên cPanel một cách dễ dàng. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt theo Hotline: 024 6656 7555 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/22

GNU là gì? Những Kiến thức cần biết về hệ điều hành GNU Linux

GNU/Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển dựa trên nhân Linux và bộ công cụ GNU, tạo nên một m&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/22

Mua Tên Miền Và Hosting Như Thế Nào? Hướng Dẫn Chi Tiết

Mua Tên Miền Và Hosting Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý Đơn Vị Cung Cấp Gói Hosting Và Tên Miền Uy Tín I. Hướng dẫn c&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Top 13+ Web Hosting Miễn Phí Tốt Nhất Cho Trang Web Của Bạn

Tìm hiểu về Web hosting miễn phí Web hosting là một không gian của máy chủ giúp cài đặt những dịch vụ internet như w...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Sudo là gì? Cấp quyền User cho Sudo, lệnh Sudo trong Linux

Sudo là gì? Sudo là từ viết tắt của “substitute user do“, hay “super user do”. Đây là một chương trì...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Có Nên Mua Hosting Tại Việt Nam Thay Vì Mua Host Nước Ngoài?

  Chính sách hỗ trợ đặc biệt chỉ có tại HostingViet.vn HostingViet là đơn vị duy nhất hỗ trợ Khách hàng ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Cách Kiểm Tra Hosting Của Website: Đặt Ở Đâu, Thông Tin, Dung Lượng

  Cách kiểm tra Hosting của website Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra hosting của website ở đâu v&agra...
Tác giả:
Đọc thêm