Web Application là gì? Web App khác gì website?

Ngày đăng: 22/08/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 16
Theo dõi:

Web Application là gì? Đây là khái niệm mà nhiều người còn chưa rõ, trong bài viết này, HostingViet sẽ giải đáp cho bạn khái niệm, lợi ích, điểm mạnh, điểm yếu, web app khác gì website cùng các thông tin liên quan. Bắt đầu nhé!

Web Application là gì

Web Application là gì?

Theo wikipedia: “Trong kỹ thuật phần mềm, một Ứng dụng web hay web application, web app là một trình ứng dụng mà có thể tiếp cận qua web thông qua mạng như Internet hay intranet", hiểu đơn giản, Web Application (hay web app - ứng dụng web) trình ứng dụng chạy trên trình duyệt web và có thể truy cập qua internet hoặc mạng nội bộ. 

  • Người dùng không cần phải cài đặt phần mềm về máy tính mà chỉ cần truy cập vào một trình duyệt để truy cập vào ứng dụng web thông qua một URL cụ thể.
  • Web app có thể được thiết kế ra cho nhiều mục đích khác nhau, có thể được sử dụng từ cá nhân cho tới tổ chức.
  • Hầu hết các ứng dụng web đều có thể truy cập từ trình duyệt nào cũng được, chỉ có một số ít là cần truy cập bằng một trình duyệt cụ thể.

Cách mà Web App hoạt động

"Web application là gì?" thì chúng ta đã biết, vậy cách mà nó hoạt động như thế nào? Web app sẽ cần một web server để quản lý các yêu cầu từ máy của khách, một database để lưu trữ thông tin và một application server để thực hiện, trả thông tin cho các yêu cầu đó.

Dưới đây là cách mà web app hoạt động:

  • Người dùng gửi yêu cầu (request) tới web server thông qua trình duyệt hoặc giao diện ứng dụng.
  • Sau đó, Web server chuyển yêu cầu này tới máy chủ ứng dụng web (web application server).
  • Máy chủ ứng dụng xử lý yêu cầu, như truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc xử lý dữ liệu, và tạo ra kết quả.
  • Kết quả này được gửi lại cho web server.
  • Web server gửi phản hồi (response) với thông tin đã xử lý đến trình duyệt, hiển thị trên màn hình của người dùng.

Lợi ích của Web App

Web Application mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:

  • Dễ dàng truy cập từ mọi thiết bị có kết nối internet
  • Không cần cài đặt trên ổ cứng nên không có giới hạn về dung lượng
  • Hỗ trợ cộng tác trực tuyến.
  • Tất cả người dùng đều truy cập vào cùng một phiên bản, không cần yêu cầu về sự tương thích.
  • Giảm vi phạm bản quyền phần mềm trong phần đăng ký web Application
  • Doanh nghiệp không cần sự support và bảo trì Web Application nên giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dùng cuối.

Web app giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tạo ra sự tiện lợi khi sử dụng.

Điểm mạnh - yếu của Web Application

Mỗi loại ứng dụng đều có các điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Để xem web app có phù hợp với bạn không, hãy xem các điểm mạnh và yếu của nó nhé:

Điểm mạnh

  • Không giới hạn cho một nền tảng cụ thể, có thể được xây dựng cho tất cả nền tảng miễn là chúng chạy được trên trình duyệt web, tương thích với tất cả các hệ điều hành windows, android hoặc IOS.
  • Không mất nhiều thời gian và nhân lực để xây dựng. Cũng không cần phải chạy thử nghiệm trên các trình duyệt khác nhau, tiết kiệm chi phí.
  • Các ứng dụng web sử dụng các ngôn ngữ được mã hóa phổ biến, vì vậy việc xây dựng và bảo trì rất dễ dàng.

Điểm yếu

  • Cần phải có internet và phải truy cập từ trình duyệt web, nếu không có internet, người dùng sẽ không thể truy cập được web app.
  • Có ít chức năng hơn những loại ứng dụng khác.
  • Ứng dụng web được tối ưu UX kém, nên sẽ gặp khó khăn nếu muốn cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người truy cập.
  • Web app được liên kết trực tiếp với trình duyệt web nên nếu trang web xảy ra lỗi thì rất có thể ứng dụng cũng sẽ lỗi.
  • Tính an toàn, bảo mật không cao.

Ngôn ngữ thường được sử dụng trong Web Application

Các công ty phát triển web app thường sử dụng 5 ngôn ngữ sau đây:

Ngôn ngữ JavaScript

Đây là ngôn ngữ đứng đầu trong danh sách các ngôn ngữ được dùng để lập trình web app với chức năng linh hoạt, đây là một ngôn ngữ full - stack, là ngôn ngữ lập trình web cốt lõi.

Ngôn ngữ Java

Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến để tạo ra các web Application. Ngôn ngữ Java khá đơn giản, có thể hoạt động trên các nền tảng khác nhau. Là một ngôn ngữ tốt nhất để tạo các ứng dụng web.

Python

Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, linh hoạt và mạnh mẽ, nó có đặc điểm là có cú pháp ngắn, cho phép xây dựng nhiều hàm hơn, ít dòng code hơn.

PHP

Đây là một ngôn ngữ lập trình động , được sử dụng để tạo ra các ứng dụng phía máy chủ (server-side), được hỗ trợ bởi nền tảng mã nguồn mở chạy trên hệ thống UNIX, Windows và máy MAC.

C#

Khi các nhà phát triển mới trong nghề muốn học về ngôn ngữ lập trình tốt nhất để tạo ứng dụng, C# thường sẽ là lựa chọn của họ, nó nằm trong top các ngôn ngữ ứng dụng web phổ biến, hoạt động tốt cho các ứng dụng web nội bộ.

 

Ngôn ngữ thường được sử dụng trong Web Application

Ngôn ngữ thường được sử dụng trong Web Application

Web app khác gì website?

Web App và Website đều chạy trên trình duyệt web, nhưng chúng có các điểm khác biệt quan trọng về mục đích, tính năng, và cách sử dụng. Cụ thể như sau:

Web app khác gì website

Tiêu chí

Web Application

Website

Tính tương tác

Cao, nhiều chức năng

THấp, ít chức năng

Mục đích sử dụng

Dùng để thực hiện các chức năng của một ứng dụng

Dùng để lưu trữ và hiển thị thông tin

Ngôn ngữ lập trình

Được tạo ra bởi html và code ở back end

Được tạo ra từ những trang html tĩnh, hình ảnh, âm thanh, video.

 

Các ví dụ về web app

Dưới đây là một số các ví dụ về Web Application mà bạn có thể dễ dàng gặp: webmail, bảng tính, bộ xử lý văn bản, chuyển đổi tệp và quét tệp, chỉnh ảnh và video, Yahoo, Gmail,... Đặc biệt, web app hàng đầu là Google apps và Office 365.

Vậy là bài viết trên đã giải đáp cho bạn khái niệm “Web Application là gì?”, so sánh giữa website và Web App và một số các thông tin khác. Nếu bạn còn có gì thắc mắc, có thể liên hệ với HostingViet để được giải đáp nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/09/16

RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

RPO là gì? RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống. Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/13

IMAP là gì? Sự khác nhau giữa IMAP và POP

IMAP là gì? IMAP (viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol) là một giao thức được dùng để truy cập và quản lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/11

Name server là gì? Cách thay đổi name server cho domain

Name server là gì? Name server (dịch sang tiếng việt là máy chủ tên miền) là hệ thống giúp điều phối quá tr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/09

Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake vs Data Warehouse

Data Lake là gì? Data Lake (hay hồ dữ liệu) là nơi lưu trữ tập trung để chứa, xử lý, bảo mật một lượng lớn các dữ liệu, gồm dữ ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/04

VRAM là gì? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách tăng VRAM

  VRAM là gì? VRAM hay video RAM, là viết tắt của cụm từ “Video Random Access Memory” (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/08/28

Application server là gì? So sánh App server và Web server

Application server là gì? Application server (viết tắt: app server) là phần mềm máy chủ ứng dụng, nó là một phần kh&ocir...
Tác giả:
Đọc thêm