WAF là gì? Lợi ích và Cách thức hoạt động của WAF

Ngày đăng: 27/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 20
Theo dõi:

WAF là gì? Đây giống như một khiên chắn giúp website của bạn có thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài. Vậy WAF là gì? Chức năng của nó là gì? Cách thức hoạt động, phân loại, những hình thức tấn công mà WAF có thể ngăn chặn và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được HostingViet trả lời trong bài viết này!

 

WAF là gì

WAF là gì?

WAF (viết tắt của Web Application Firewall) là tường lửa ứng dụng web, đây là một thiết bị Proxy xử lý những giao thức HTTPS để bảo vệ ứng dụng web một cách hiệu quả. Web Application Firewall sẽ kiểm tra lưu lượng truy cập và lọc ra các yêu cầu có mối đe dọa xâm phạm tới website trước khi tới ứng dụng web.

WAF là tường lửa ứng dụng web

WAF là tường lửa ứng dụng web

Lợi ích của WAF

Sau đây là các lợi ích của Web Application Firewall:

  • Bảo mật website một cách toàn diện: Ngăn chặn những cuộc tấn công hoặc hack từ tấn công DoS trước khi tiếp cận được server web, bảo vệ web của bạn khỏi các lỗ hổng ứng dụng hoặc Code bị lỗi.
  • Tổng chi phí sở hữu thấp:  WAF không cần phần cứng và phần mềm, không mất chi phí vận hành và bảo trì.
  • Chi phí băng thông hiệu quả: WAF là giải pháp tập trung vào việc làm giảm sự tấn công hơn là hấp thụ.

Cách thức hoạt động của WAF

Dưới đây là cách mà WAF hoạt động:

Giám sát mọi yêu cầu http/https

Web Application Firewall theo dõi mọi yêu cầu HTTP/HTTPS tới ứng dụng web, nó ẽ phân tích các yêu cầu này, xác định xem có hợp lệ không hay có dấu hiệu của những cuộc tấn công không.

Áp dụng chính sách để xác định lưu lượng độc hại

WAF dùng các chính sách/quy tắc để có thể xác định lưu lượng nào là an toàn và cái nào là độc hại. Những chính sách này có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể hoặc được thiết lập từ trước của ứng dụng web.

Chặn lọc những lưu lượng độc hại

Nếu WAF phát hiện ra lưu lượng không phù hợp chính sách bảo mật, nó sẽ chặn lưu lượng này lại trước khi chúng xâm nhập được vào ứng dụng

Bảo vệ các dữ liệu và ứng dụng

Tường lửa ứng dụng web đảm bảo các dữ liệu trên ứng dụng web không bị đánh cắp hoặc bị thay đổi trái phép.

Có những loại tường lửa ứng dụng web nào?

Hiện nay có 3 loại WAF được sử dụng phổ biến trong ứng dụng web bao gồm Network-base WAFs, Cloud-hosted WAFs, Hot-based WAFs. Cụ thể thông tin về các loại WAF này như sau:

3 loại WAF hiện nay

3 loại WAF hiện nay: Network-base WAFs, Cloud-hosted WAFs, Hot-based WAFs

Network-base WAFs (WAF dựa trên mạng)

  • Loại WAF này dựa trên phần cứng, cung cấp các lợi ích nhằm Latency do cài đặt cục bộ. Nghĩa là Network-base WAFs sẽ được cài đặt gần với Server ứng dụng để dễ dàng truy cập hơn.
  • Network-base WAFs thường sẽ được triển khai dưới dạng phần mềm độc lập hoặc các thiết bị cứng, hoặc được tích hợp vào các thiết bị mạng khác.

Cloud-hosted WAFs (WAF được lưu trữ trên đám mây)

  • Cloud-hosted WAFs cung cấp những lợi ích tương tự như những giải pháp WAF dựa trên những phần mềm khác.
  • Là một loại WAF được cung cấp giống như dịch vụ của đơn vị cung cấp đám mây, được triển khai trên cơ sở hạ tầng đám mây và chịu sự quản lý của đơn vị đó.

Hot-based WAFs (WAF dựa trên máy chủ)

  • Hot-based WAFs là một giải pháp rẻ hơn đáng kể so với WAF dựa trên phần cứng, nó tồn tại dưới Module. Nó được triển khai trực tiếp trên máy chủ web cần được bảo vệ.
  • Loại WAF này được triển khai dưới dạng là một phần mềm chạy trên máy chủ web, được cài đặt trên máy chủ web hoặc trên máy chủ riêng biệt.

Các hình thức tấn công mà WAF có thể ngăn chặn

Tường lửa ứng dụng web có thể ngăn chặn các hình thức tấn công sau:

  • SQL Injection (SQLi): Là loại tấn công mà hacker cố gắng để chèn những truy vấn SQL độc hại vào những yêu cầu web, lợi dụng các lỗ hổng trong ứng dụng để thực hiện hành vi trái phép. WAF có thể phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu các yêu cầu có chứa SQLi, đảm bảo những truy vấn SQL không thể không thể thực thi nếu không được kiểm soát.
  • Cross-Site Scripting (XSS): Đây là loại tấn công mà hacker chèn mã JavaScript độc hại vào trang web để tấn công người dùng cuối. Tường lửa ứng dụng web sẽ kiểm tra và loại bỏ mã độc này.
  • Cross-Site Request Forgery (CSRF): Đây là loại tấn công bằng việc thực hiện các hành động không được ủy quyền ở trên tài khoản của người dùng đi đã đăng nhập và ứng dụng web. WAF sẽ ngăn chặn không cho các yêu cầu không được ủy quyền được thực hiện.
  • WAF chống tấn công DDoS (Distributed Denial of Service): DDoS là kiểu tấn công bằng nhiều nguồn nguy hiểm tấn công vào ứng dụng web cùng lúc làm quá tải hệ thống. WAF sẽ xác định và hạn chế các yêu cầu truy cập vào ứng dụng web để không có tình trạng này xảy ra.
  • WAF ngăn chặn các tấn công tầng ứng dụng khác: WAF cũng có thể ngăn chặn các kiểu tấn công như DoS, tấn công mã độc, truy cập trái phép vào tài nguyên,...

Tầm quan trọng của WAF đối với doanh nghiệp

WAF là một giải pháp bảo vệ không thể thiếu cho các ứng dụng web của doanh nghiệp. Điều này càng trở nên cần thiết với các công ty vì những lý do sau:

  • Bảo vệ dữ liệu quan trọng
  • Đảm bảo tính khả dụng của ứng dụng web
  • Đáp ứng các yêu cầu bảo mật và tuân thủ quy định
  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến bảo mật

Trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “WAF là gì?” và các thông tin xoay quanh tường lửa ứng dụng web. Nếu bạn có gì thắc mắc, có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (024) 66 567 555 để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/11

Soap là gì? Các Ưu - Nhược điểm, so sánh SOAP và REST

Soap là gì? Soap là viết tắt của cụm từ Simple Object Access Protocol, nó là tên của một giao thức nhắn tin đặc biệt được...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/09

Fedora là gì? Các ưu điểm nổi bật và nhược điểm của Fedora

Fedora là gì? Fedora là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nhân Linux, được phát triển và duy tr&i...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/07

WebRTC là gì? Cơ chế hoạt động và lợi ích của WebRTC

WebRTC là gì? WebRTC (viết tắt của cụm từ Web Real-Time Communications) là một công nghệ mã nguồn mở cho phép truyền trực...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/04

Domain Controller là gì? Cách cài đặt Domain Controller

Domain Controller là gì? Domain Controller là một hệ thống máy chủ được thiết lập để quản lý, kiểm tra domain website, nó...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/02

Mạng MAN là gì? Các đối tượng phù hợp sử dụng mạng MAN

Mạng MAN là gì? Mạng MAN (viết tắt của cụm từ Metropolitan Area Network) là loại mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/30

GIT là gì? Các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git

GIT là gì? GIT là hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), được d&ugr...
Tác giả:
Đọc thêm