VRAM là gì? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách tăng VRAM

Ngày đăng: 04/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 16
Theo dõi:

VRAM là loại bộ nhớ đặc biệt được sử dụng trên card đồ họa, nó có vai trò rất quan trọng đối với các thiết bị như laptop, máy tính để bàn,... Vậy cụ thể VRAM là gì? Tác dụng của nó là gì? Có mấy loại VRAM? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách kiểm tra VRAM trên máy của bạn như thế nào? Cách tăng dung lượng VRAM ra sao? Nên dùng VRAM hay đồ họa tích hợp? Tất cả sẽ được HostingViet trả lời hết trong bài viết dưới đây. Bắt đầu nhé!

 

VRAM là gì

VRAM là gì?

VRAM hay video RAM, là viết tắt của cụm từ “Video Random Access Memory” (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đây là bộ nhớ dùng để lưu trữ các hình ảnh, video đang được máy tính hiển thị, là bộ nhớ đệm giữa CPU và card màn hình, chuyên dùng để xử lý đồ họa.

Khi hình ảnh được hiển thị ở trên màn hình, đầu tiên nó sẽ được bộ xử lý đọc và sau đó sẽ được ghi vào VRAM.

VRAM dùng để làm gì?

VRAM được dùng để làm những việc sau đây:

  • Hiển thị đồ họa và video: Các thông tin VRAM lưu trữ bao gồm màu sắc, pixel và các yếu tố đồ họa khác, giúp thiết bị đồ họa hoặc máy tính xử lý các dữ liệu video và hình ảnh một cách nhanh chóng.
  • Điều khiển đa màn hình: VRAM cho phép các máy tính, thiết bị đồ họa có thể quản lý và điều hành cùng lúc nhiều màn hình.
  • Lưu trữ bộ đệm hình ảnh: VRAM chứa các bộ đệm hình ảnh, cho phép máy tính có thể tạo ra những bản sao tạm thời của các hình ảnh cùng những yếu tố đồ họa khác, tăng hiệu suất hiển thị và giảm tải cho CPU.
  • Cải thiện hiệu suất đồ họa: Một VRAM mạnh mẽ sẽ đảm bảo các trò chơi 3D, ứng dụng đồ họa, công việc đồ họa chuyên nghiệp và VR (trải nghiệm thực tế ảo) hiển thị mượt mà.

Phân loại VRAM

Hiện nay, có nhiều loại VRAM khác nhau, dưới đây là danh sách phân loại VRAM:

  • Multibank Dynamic (MDRAM): Loại này có hiệu năng cao, chia hệ thống ra thành nhiều phần dung lượng 32KB, có thể truy cập riêng lẻ.


Multibank Dynamic (MDRAM)

Multibank Dynamic (MDRAM) có hiệu năng cao

  • Synchronous Graphics RAM (SGRAM): Là loại VRAM giá rẻ, được đồng bộ hóa xung nhịp, có một cổng nhưng lại có thể hoạt động như bộ nhớ cổng kép nếu mở 2 trang bộ nhớ cùng lúc.
  • Rambus Dynamic RAM (RDRAM): được thiết kế gồm một bus độc quyền, điều này làm tăng tốc độ luồng dữ liệu giữa bộ đệm khung và VRAM.
  • Window RAM (WRAM): Loại VRAM này có cổng kép và băng thông nhiều hơn 25% so với các loại bình thường nên có hiệu năng rất cao, nhưng giá khá rẻ. Nó giúp đọc dữ liệu một cách hiệu quả hơn để dùng trong việc vẽ văn bản và điền khối.

VRAM bao nhiêu là đủ?

Cũng giống như ổ cứng và RAM, VRAM có dung lượng càng cao thì càng có thể xử lý nhiều đồ họa hơn, tốc độ cũng nhanh hơn. Vậy VRAM bao nhiêu là đủ?

VRAM cho máy lập mô hình 3D, hoạt ảnh và kết xuất CPU/GPU

  • Hoạt ảnh và mô hình hóa: Nên dùng VRAM có dung lượng từ 8 - 10GB
  • Kết xuất cấu hình GPU bị động: Nên dùng VRAM có dung lượng từ 8 - 16GB
  • Kết xuất cấu hình GPU chủ động: Nên dùng VRAM có dung lượng từ 6 - 8GB.

VRAM cho máy chỉnh sửa video, thiết kế chuyển động tổng hợp

  • Chỉ chỉnh sửa dạng video bình thường: Nên dùng VRAM có dung lượng từ 6 - 8GB
  • Chỉnh sửa video có hỗ trợ GPU nặng: Nên dùng VRAM có dung lượng từ 16 - 24GB.

VRAM phù hợp để chơi game

Tùy vào yêu cầu về độ phân giải của game mà cần dung lượng VRAM phù hợp, ví dụ, để hiển thị trò chơi có độ phân giải 1080px sẽ khác với game có độ phân giải 4k.

Ngoài ra, cần thêm VRAM để có thể kết xuất thành công hình ảnh có độ phân giải cao, tránh tình trạng bị quá tải VRAM và làm GPU (bộ xử lý đồ họa) tràn dữ liệu lên RAm, làm giảm hiệu năng.

Dưới đây là dung lượng cần có của VRAM để chơi từng loại game:

  • VRAM phù hợp để chơi game có độ phân giải 720px: từ 2GB.
  • VRAM phù hợp để chơi game có độ phân giải 1080px: 4- 6GB.
  • VRAM phù hợp để chơi game có độ phân giải 1440px: 6 - 8GB.
  • VRAM phù hợp để chơi game có độ phân giải 4K: > 10 GB.

Ví dụ: Hiện tại trong tháng 8 vừa qua đã ra mắt một con game thu hút rất nhiều người chơi - Black Myth: Wukong. Theo nhà phát triển của tựa game này công bố, VRAM để chơi game này phải có dung lượng tối thiểu là 6GB và để đạt được mức hiển thị đồ họa tốt nhất, bạn cần VRAM có dung lượng là 16G.


VRAM tối thiểu để chơi game Black Myth: Wukong là 6GB

Cách kiểm tra VRAM VGA có dung lượng bao nhiêu trên Windows

Để biết được VRAM trong Windows của bạn có dung lượng bao nhiêu, hãy thao tác theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhấn kết hợp phím Window + R để hiện hộp thoại Run, sau đó nhập “dxdiag” vào và enter:
  • Bước 2: Một bảng mới hiện lên, bạn chuyển sang tab “Display”, nhìn vào dòng “Display Memory (Vram)” là sẽ thấy dung lượng của VRAM trên Windows của bạn.

Cách tăng VRAM

Nếu dung lượng VRAM của máy bạn chưa đủ dùng, bạn có thể tăng thêm trong BIOS bằng cách sau: 

  • Bước 1: Truy cập vào menu BIOS và kích vào tùy chọn Advanced Features, Advanced Chipset Features hoặc là tùy chọn tương tự.
  • Bước 2: Tìm mục Graphics Settings, Video Settings hoặc VGA Share Memory Size.
  • Bước 3: Trong mục Pre-Allocated VRAM, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh dung lượng VRAM mà bạn muốn (có thể tăng lên đến 256MB hoặc 512MB)
  • Bước 4: Lưu lại và khởi động lại máy tính là xong.

Phân biệt VRAM và RAM

Để bạn có thể dễ dàng theo dõi hơn, tôi sẽ liệt kê các điểm khác nhau giữa VRAM và RAM ra thành dạng bảng nhé:

Tiêu chí so sánh

VRAM

RAM

Mục tiêu sử dụng

Là bộ nhớ chuyên dụng dành riêng để xử lý đồ họa và video

Được dùng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời cho các ứng dụng và quá trình làm việc của hệ thống.

Vị trí

Được tích hợp trực tiếp vào card đồ họa hoặc GPU

Được gắn vào bo mạch chủ hoặc bo mạch chính của máy tính

Tốc độ và tính ổn định

Tốc độ cao và ổn định, tối ưu cho việc hiển thị video và hình ảnh

Cũng có tốc độ nhanh nhưng không tối ưu cho việc hiển thị video và hình ảnh

 

Vậy là qua bài viết trên đây, chúng ta đã biết về “VRAM là gì?” và các thông tin liên quan tới loại bộ nhớ này. Nếu bạn còn có thắc mắc gì, có thể liên hệ với HostingViet qua hotline (024) 66 567 555 để được giải đáp nhé.

 

Bài viết liên quan
 
 
2024/09/16

RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

RPO là gì? RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống. Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/13

IMAP là gì? Sự khác nhau giữa IMAP và POP

IMAP là gì? IMAP (viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol) là một giao thức được dùng để truy cập và quản lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/11

Name server là gì? Cách thay đổi name server cho domain

Name server là gì? Name server (dịch sang tiếng việt là máy chủ tên miền) là hệ thống giúp điều phối quá tr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/09

Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake vs Data Warehouse

Data Lake là gì? Data Lake (hay hồ dữ liệu) là nơi lưu trữ tập trung để chứa, xử lý, bảo mật một lượng lớn các dữ liệu, gồm dữ ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/08/28

Application server là gì? So sánh App server và Web server

Application server là gì? Application server (viết tắt: app server) là phần mềm máy chủ ứng dụng, nó là một phần kh&ocir...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/08/26

Memcached là gì? So sánh Memcached vs Redis

Memcached là gì? Memcached là một hệ thống dùng để lưu trữ bản sao những đối tượng và dữ liệu được truy cập nhiều lần, gi&uacut...
Tác giả:
Đọc thêm