Uptime là gì? Công thức tính Uptime của Hosting

Ngày đăng: 07/08/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 27
Theo dõi:

Trong khi vận hành website, Uptime của hệ thống là một yếu tố bạn cần phải quan tâm, nó ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng và uy tín của thương hiệu. Vậy Uptime là gì? Công thức tính thời gian uptime như thế nào? Có các yếu tố nào ảnh hưởng tới thời gian uptime? Cách đảm bảo uptime cao ra sao? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Uptime là gì

Uptime là gì?

Uptime là một thuật ngữ dùng để chỉ thời gian hoạt động và có thể truy cập được của một hệ thống, dịch vụ, thiết bị hoặc ứng dụng mà không gặp lỗi hoặc sự cố.

Nói cách khác, uptime là tỷ lệ phần trăm thời gian mà một hệ thống hoặc dịch vụ hoạt động tốt và có thể truy cập được.

Ví dụ:

  • Một hosting có thời gian uptime 99.9%, có nghĩa là hosting đó hoạt động tốt trong 99.9% thời gian trong một khoảng thời gian nhất định và website hoạt động bình thường.
  • Một máy chủ có uptime 100%, có nghĩa là nó hoạt động liên tục quanh năm mà không có bất kỳ sự cố nào.

Tầm quan trọng của uptime

Thời gian Uptime có vai trò vô cùng quan trọng đối với một hệ thống, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động, sự hài lòng của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp. 

Uptime cao thì hệ thống mới có thể hoạt động không ngừng và không bị gián đoạn. 

Dưới đây là sự quan trọng của uptime trong từng khía cạnh cụ thể:

  • Đối với website và ứng dụng: Thời gian uptime cao, website hoặc ứng dụng của bạn sẽ luôn hoạt động ổn định và có thể truy cập được. Điều này là cực kỳ quan trọng đối với những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, bởi vì downtime có thể sẽ làm mất doanh thu và các khách hàng tiềm năng và uy tín.
  • Đối với hệ thống mạng: Uptime cao sẽ đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định, các thông tin được truyền tải liên tục và không bị gián đoạn.


Uptime cao sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định

Uptime cao sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định

  • An toàn thông tin: Hệ thống bị downtime sẽ làm gián đoạn hoạt động dẫn tới mất dữ liệu.
  • Bảo mật: Nếu hệ thống có thời gian uptime thấp cũng có thể gây ra một số vấn đề về an toàn bảo mật nếu hệ thống của bạn không được bảo vệ để có thể chặn các cuộc tấn công từ tin tặc.

Công thức tính Uptime của hosting như thế nào?

Uptime được tính bằng cách so sánh thời gian máy chủ/hệ thống hoạt động bình thường với thời gian mà nó không hoạt động.

Dưới đây là công thức cụ thể: 

Tỷ lệ Uptime = (thời gian máy chủ/hệ thống hoạt động / thời gian mà nó không hoạt động) x 100%.

Nếu bạn không muốn phải tính thủ công tỷ lệ uptime của hệ thống, máy chủ, có thể dùng các công cụ như monitoring hoặc software của bên thứ ba, hoặc dùng script để lấy dữ liệu và tự động tính toán uptime.

công thức tính uptime
Công thức tính uptime

Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian uptime của hosting

Uptime là một chỉ số quan trọng, nó phản ánh độ tin cậy và khả năng hoạt động của một hệ thống. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến uptime:

  • Cập nhật và bảo trì hệ thống: Các lần cập nhật hệ thống hoặc bảo trì sẽ gây tạm thời ngắt kết nối và làm gián đoạn hoạt động của hệ thống đó.
  • Gặp lỗi: Lỗi phần mềm, lỗi cấu hình, xung đột giữa các ứng dụng, lỗi bảo mật, mã độc... đều có thể gây ra sự cố và downtime.
  • Lỗi phần cứng: ổ cứng bị lỗi, nguồn điện không ổn định, RAM bị hỏng, bộ xử lý quá tải... có thể dẫn đến tình trạng giảm uptime.
  • Sự cố mạng: Lỗi kết nối mạng, đường truyền internet kém, tắc nghẽn mạng,... cũng có thể làm gián đoạn kết nối và dẫn đến downtime hệ thống.
  • Tấn công mạng: Các cuộc tấn công như tấn công từ chối dịch vụ (DoS), tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật, tấn công mã độc... làm hệ thống bị quá tải, không thể truy cập.

Cách tối ưu hóa Uptime

Dưới đây là cách tối ưu hóa uptime trong các mục đích cụ thể:

Tối ưu uptime chống lại các cuộc tấn công độc hại

Dưới đây là các bước bạn cần làm:

  • Sử dụng tường lửa: Để chặn các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
  • Dùng các giải pháp bảo mật website: Dùng các giải pháp để bảo mật website như WAF (Web Application Firewall) giúp chặn các cuộc tấn công tới ứng dụng web.
  • Dùng các công cụ bảo mật động: Các công cụ như IPS (Intrusion Prevention System) hoặc IDS (Intrusion Detection System) giúp phát hiện và chặn các cuộc tấn công
  • Dùng xác thực người dùng: Giúp chặn các cuộc tấn công từ người dùng không xác thực
  • Dùng mã hóa dữ liệu: Giúp chặn những cuộc tấn công dữ liệu.
  • Đào tạo nhân viên kiến thức về an toàn thông tin: Việc này giúp nhân viên của bạn có thể phòng tránh hoặc giải quyết vấn đề khi gặp tình trạng bị đe dọa về an toàn thông tin.

Tối ưu uptime chống việc quá tải lưu lượng truy cập

Dưới đây là cách làm:

  • Dùng công nghệ tải lưu lượng: Các công nghệ như load balancer để giúp phân tán lưu lượng truy cập giữa các máy chủ và giảm tải cho mỗi máy chủ.
  • Dùng cơ chế cache: Để giảm số lần truy cập đến cơ sở dữ liệu.
  • Giới hạn truy cập cho mỗi IP hoặc người dùng để giảm tải cho hệ thống.
  • Tối ưu hóa tài nguyên hệ thống: Dùng công cụ thể theo dõi và tối ưu hóa tài nguyên của hệ thống, giảm tải cho hệ thống.
  • Dùng CDN: Dùng CDN để phân tán các nội dung tới các máy chủ gần người dùng, giúp giảm tải cho máy chủ gốc, tăng tốc độ truy cập. CDN sẽ lưu trữ các hình ảnh, video, tài liệu và các tập tin tĩnh khác trên máy chủ tại những vị trí khác nhau trên thế giới, khi khách hàng truy cập vào web, nội dung sẽ được chuyển hướng tới máy chủ ở gần nhất giúp giảm tải cho máy chủ gốc, từ đó tăng tốc độ website, giảm rủi ro xấu và tăng uptime hệ thống.

Tối ưu uptime chống lại những sự cố máy chủ

Dưới đây là cách làm:

  • Dùng công nghệ HA (High Availability) như clustering hoặc tạo các điểm truy cập từ xa giúp chuyển tiếp các yêu cầu truy cập sang các máy chủ khác nếu như máy chủ chính đang bị gặp sự cố.
  • Thuê VPS để lưu trữ website, ứng dụng, đảm bảo hệ thống có tốc độ cao, uptime 99,99%, tránh sự cố sập, lag.
  • Dùng công nghệ tự động hóa để tự động khắc phục các sự cố.
  • Tối ưu hóa phần cứng: Dùng những công cụ giúp theo dõi và tối ưu hóa phần cứng cho máy chủ để làm giảm sự cố về lỗi phần cứng.
  • Dùng công nghệ sao lưu để có thể khôi phục các dữ liệu trong trường hợp máy chủ gặp sự cố.
  • Đào tạo nhân viên về cách quản lý và bảo trì hệ thống, giảm sự cố do con người gây ra.

Vậy là qua bài viết trên, HostingViet đã giải đáp cho bạn câu hỏi “uptime là gì?” và các thông tin liên quan tới nó. Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/09/16

RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

RPO là gì? RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống. Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/13

IMAP là gì? Sự khác nhau giữa IMAP và POP

IMAP là gì? IMAP (viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol) là một giao thức được dùng để truy cập và quản lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/11

Name server là gì? Cách thay đổi name server cho domain

Name server là gì? Name server (dịch sang tiếng việt là máy chủ tên miền) là hệ thống giúp điều phối quá tr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/09

Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake vs Data Warehouse

Data Lake là gì? Data Lake (hay hồ dữ liệu) là nơi lưu trữ tập trung để chứa, xử lý, bảo mật một lượng lớn các dữ liệu, gồm dữ ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/04

VRAM là gì? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách tăng VRAM

  VRAM là gì? VRAM hay video RAM, là viết tắt của cụm từ “Video Random Access Memory” (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/08/28

Application server là gì? So sánh App server và Web server

Application server là gì? Application server (viết tắt: app server) là phần mềm máy chủ ứng dụng, nó là một phần kh&ocir...
Tác giả:
Đọc thêm