TOP 5 Phần mềm quản lý nhiều VPS hiệu quả nhất

Ngày đăng: 21/05/2024
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 113
Theo dõi:

Bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý nhiều VPS để quản trị máy chủ ảo hiệu quả. Bài viết dưới đây, HostingViet sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng TOP 5 phần mềm quản lý VPS phổ biến nhất hiện nay.

TOP 5 phần mềm quản lý nhiều VPS

Những thông số quan trọng của VPS

Trước khi tìm hiểu phần mềm quản lý nhiều VPS, bạn cần nắm chắc những thông số quan trọng của VPS. VPS (Virtual Private Server) là một máy chủ ảo lưu trữ website online phổ biến nhất hiện nay. Máy chủ ảo được phân chia từ máy chủ vật lý với cấu hình và tài nguyên riêng biệt: 

Bạn có thể trải nghiệm thử các gói VPS tại HostingViet để hiểu rõ về cơ chế hoạt động của VPS: VPS Giá rẻ, VPS cao cấp, VPS chuyên nghiệp...

  • RAM: Bộ nhớ tạm của VPS, RAM càng lớn thì VPS hoạt động càng hiệu quả, nó giúp VPS xử lý các tác vu nhanh hơn, website tải nhanh hơn, tránh tình trạng giật lag khi tải trang web. Dung lượng RAM ảnh hưởng đến khả năng xử lý đa nhiệm của VPS, tốc độ RAM ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất dữ liệu.
  • Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu của VPS. Thông thường nếu cần xử lý dữ liệu nhanh chóng, bạn nên lựa chọn ổ cứng SSD với tốc độ ghi đọc dữ liệu tối ưu. 
  • CPU: Đây được ví là bộ não của VPS. Tốc độ của CPU thể hiện khả năng xử lý thông tin của VPS. Tốc độ càng nhanh càng giúp VPS xử lý các tác vụ nhanh chóng mượt mà hơn. CPU có nhiều nhân sẽ giúp xử lý nhiều tác vụ với tốc độ cao, đặc biệt khi có lưu lượng truy cập lớn.
  • Băng thông: Đây là lượng dữ liệu tối đa mà VPS có thể truyền tại trong 1 giây. Dung lượng của băng thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang web. 
  • Hệ điều hành: Hệ điều hành điều khiển các hoạt động của VPS. Nó như phần mềm quản lý trung tâm, giúp VPS xử lý tác vụ, chạy ứng dụng. 
  • Uptime:  Đây là khoảng thời gian hoạt động của VPS, thời gian hoạt động tối ưu nhất là ở mức 99,9% - 99,99%.

Trên đây là một số thông số quan trọng mà bạn cần biết trước khi tìm hiểu những phần mềm quản lý nhiều VPS cũng như cách thức sử dụng chúng.

TOP 5 phần mềm quản lý nhiều VPS tốt nhất

Hiện nay, phần mềm quản lý nhiều VPS vô cùng đa dạng. Bạn có thể tham khảo TOP 5 phần mềm quản lý VPS phổ biến dưới đây:

cPanel

cPanel là một phần mềm quản lý VPS Linux đặc thù. Nó thường được sử dụng để tự động hoá và tối ưu các công việc quản lý trang web, hay VPS. cPanel có nhiều tính năng nâng cao hỗ trợ hoạt động quản trị VPS Linux mà không cần sử dụng những câu lệnh phức tạp. 

Phần mềm quản lý VPS - cPanel

Có 3 cấp độ tài khoản tương ứng với giao diện cũng như tính năng quản lý của cPanel đó nhà: quản trị viên website, đại lý hosting, tài khoản admin root (có quyền cao nhất). 

Ưu điểm của cPanel:

  • Giao diện quản lý thân thiện, dễ sử dụng: Bảng điều khiển của cPanel theo tiêu chuẩn công nghiệp để quản trị VPS Linux, giups người dùng dễ dàng nắm bắt và sử dụng. 
  • cPanel hỗ trợ tự động hoá các tác vụ: đây là phần mềm quản lý nhiều VPS giúp bạn tiết kiệm thời gian, bởi vì bạn có thể tự động hoá các tác vụ như: cài CMS, sao lưu dữ liệu, cập nhật phần mềm hay quản lý tài nguyên.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: cPanel hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, không nhất thiết phải dùng Tiếng Anh khi sử dụng. 
  • Cộng đồng sử dụng cPanel vô cùng đông đảo, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
  • Bảo mật tốt: Đây là phần mềm quản lý nhiều VPS được đánh giá có khả năng bảo mật cao với nhiều lớp như: tường lửa, mã hoá SSL, quản lý theo quyền truy cập.

DirectAdmin

DirectAdmin cũng là phần mềm quản lý VPS được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Đây là bảng điều khiển (control panel) có giao diện trực quan cho người quản trị website, server có thể dễ dàng sử dụng. 

Phần mềm quản lý VPS - DirectAdmin

DirectAdmin đại diện cho thế hệ phần mềm quản lý nhiều VPS đơn giản, tiện dụng nhưng vẫn đầy đủ tính năng. Bạn có thể quản trị domain, subdomain, MySQL, FTP,...dễ dàng. 

Ưu điểm của DirectAdmin:

  • Tốc độ xử lý nhanh chóng: DirectAdmin có khả năng thích ứng cao với các môi trường máy chủ và đem tới tốc độ xử lý các tác vụ nhanh chóng mà không cần tiêu hao quá nhiều tài nguyên hệ thống.
  • Giao diện thiết kế tối giản: Đây là phần mềm quản trị VPS dễ sử dụng, kể cả với những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng dễ dàng sử dụng.
  • Bảo mật tốt: Bên cạnh bảo mật SSL, DirectAdmin cũng cung cấp các tài khoản quản trị theo 3 cấp độ: Users, Resellers, Admin,...Mỗi cấp độ sẽ có quyền sử dụng các tính năng chuyên biệt. 

Plesk

Đây là phần mềm quản lý VPS dành cho những đối tượng muốn chạy website trên các nền tảng như Wordpress, Joomla,...Plesk có đến hơn 100 tiện ích mở rộng. Plesk hỗ quản lý VPS Linux và cả Windows. Tuy nhiên, nó được đánh giá cao hơn khi quản trị VPS Windows. 

Ưu điểm của Plesk:

  • Độ bảo mật tốt và ổn định. 
  • Plesk hỗ trợ đa ngôn ngữ, dễ dàng sử dụng cho cả người dùng Việt.
  • Là giải pháp quản trị VPS tiết kiệm chi phí, nhân lực cũng như thời gian.

Remote Desktop Connection Manager

Đây là phần mềm quản lý nhiều VPS từ xa và hiệu quả dành cho người dùng hệ điều hành Windows. Bạn chỉ cần tải phần mềm về máy, sau đó tạo Nhóm VPS (các VPS cần quản lý) trên phần mềm. Tại nhóm vừa tạo, bạn có thể thêm bất kỳ VPS nào để quản lý. 

Remote Desktop Connection Manager – Phần mềm quản lý VPS

Ưu điểm của Remote Desktop Connection Manager:

  • Dễ dàng quản lý: có thể quản lý nhiều máy chủ ảo trên cùng 1 nền tảng.
  • Kiểm soát quyền truy cập giúp bảo vệ kết nối khỏi các cuộc tấn công mạng, giảm mối đe dọa từ virus hay các phần mềm độc hại.
  • Bạn có thể tạo templates giúp đơn giản hoá việc quản lý VPS

PuTTY

Đây là phần mềm quản lý VPS thông qua kết nối internet. Nó hỗ trợ nhiều các giao thức Mạng như: SSH, SCP, rlogin, Telnet,...Ban đầu, PuTTY chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows nhưng sau đó đã được cải tiến, phù hợp với nhiều hệ điều hành khác nhau như Mac OS hay Android,...

phần mềm quản lý VPS - PuTTY

Ưu điểm của PuTTY:

  • PuTTY kết nối với VPS thông qua giao thức SSH đảm bảo an toàn dữ liệu truyền tải.
  • Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng PuTTY để quản trị VPS.
  • Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các cài đặt của PuTTY để thuận tiện trong việc quản lý.

Lưu ý sử dụng phần mềm quản lý nhiều VPS hiệu quả

Bên cạnh việc lựa chọn phần mềm quản lý nhiều VPS, bạn cần lưu ý những điều sau đây để quản lý VPS một cách hiệu quả nhất:

  • Lưu ý vấn đề bảo mật, cập nhật: Luôn đảm bảo hệ thống hệ thống VPS và các phần mềm được cập nhật lên phiên bản mới nhất để vá những lỗ hổng bảo mật của các phiên bản cũ. 
  • Sao lưu tự động: Bạn cần thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ cũng như kiểm tra khả năng khôi phục dữ liệu của chúng. Điều này giúp đảm bảo an toàn dữ liệu cho trang web của bạn nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
  • Giám sát hiệu suất VPS: Bạn có thể sử dụng những công cụ để theo dõi hiệu suất của CPU, RAM, dung lượng ổ cứng, Băng thông,...để đảm bảo phát hiện kịp thời các vấn đề và giải quyết chúng một cách nhanh chóng. 
  • Quản lý tài khoản quản trị VPS: Chỉ nên cung cấp tài khoản quản trị cho người dùng cần thiết, đúng nhiệm vụ, hạn chế tối đa quyền truy cập vào tài khoản quản trị.
  • Đảm bảo có sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ: Nên lựa chọn nhà cung cấp có sự hỗ trợ 24/7 để phòng tránh và khắc phục nhanh chóng những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

Trên đây là top 5 phần mềm quản lý nhiều VPS mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng biệt. Dù sử dụng bất kỳ phần mềm quản lý VPS nào, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề bảo mật, giám sát để đảm bảo VPS hoạt động hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/02

Mạng MAN là gì? Các đối tượng phù hợp sử dụng mạng MAN

Mạng MAN là gì? Mạng MAN (viết tắt của cụm từ Metropolitan Area Network) là loại mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/30

GIT là gì? Các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git

GIT là gì? GIT là hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), được d&ugr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/27

WAF là gì? Lợi ích và Cách thức hoạt động của WAF

  WAF là gì? WAF (viết tắt của Web Application Firewall) là tường lửa ứng dụng web, đây là một thiết bị Proxy xử lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/25

TLS là gì? Các phiên bản của TLS và Chức năng của nó

TLS là gì? TLS (viết tắt của Transport Layer Security) là giao thức được dùng để bảo vệ thông tin khi truyền trên mạng. Đ&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/23

NFS là gì? Hướng dẫn cách cài đặt NFS Server

NFS là gì? NFS là viết tắt của cụm từ Network File System, là một giao thức được thiết kế ra giúp chia sẻ thông tin dữ li...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/20

UEFI là gì? So sánh UEFI và Legacy BIOS

UEFI là gì? UEFI (viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface) dịch ra là “Giao diện firmware mở rộng hợp nhất”, nó...
Tác giả:
Đọc thêm