SSD NVME Là Gì? Có Nên Mua Ổ Cứng SSD NVME Không?

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 200
Theo dõi:

Ổ cứng thể rắn có tên tiếng Anh là Solid State Drive (SSD) ngày càng trở nên phổ biến và được dự đoán trong tương lai có thể thay thế ổ đĩa cơ (hay còn gọi là HDD). Vì ổ đĩa SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn so với HDD. Trong các dòng ổ cứng SSD thì SSD NVMe được đánh giá là chuẩn giao tiếp tốt nhất trên laptop và PC. Chia sẻ sau đây của HostingViet sẽ giúp bạn hiểu SSD NVMe là gì và so sánh nó với dòng SSD SATA. Từ đó, bạn sẽ có lựa chọn chính xác cho nhu cầu sử dụng của mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

ssd nvme la gi

Ổ cứng SSD NVMe là gì?

NVMe là từ viết tắt của “Non-Volatile Memory Express” ra đời vào năm 2013, bởi các “ông lớn” trong làng công nghệ như Intel, Samsung, Sandisk và Dell & Seagate. “Non-Volatile Memory Express” được hiểu nôm na là bộ nhớ bất biến, không bị xóa khi máy tính tái khởi động, và chúng có đường truyền tốc độ cao qua PCI Express trên bo mạch chủ của máy tính. 

Nhờ thế, ổ cứng kết nối với bo mạch chủ nên dữ liệu được truyền trực tiếp mà không cần thông qua bộ điều khiển SATA (Serial Advance Technology Attachment) nên tốc độ truyền tải nhanh hơn.

Các ổ cứng NVMe có thể dùng tối đa đến 4 làn nên theo lý thuyết chúng có thể đạt tốc độ đến 4GBps.

>>Tham khảo thêm : Các loại ổ lưu trữ chất lượng cao nên sử dụng SAS SSD, NVMe, SSD SATA Enterprise

Ưu điểm của ổ cứng SSD NVMe

Ổ cứng SSD NVMe mang đến cho người dùng nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

Độ trễ thấp

Thông thường, trên cổng giao tiếp SATA, khi bộ điều khiển AHCI thực thi một lệnh thì có đến 4 lệnh đọc không lưu vào bộ nhớ đệm. Mỗi lệnh đọc không lưu tạm thời này (được gọi là uncacheable) sẽ tiêu tốn khoảng 2000 vòng xử lý của CPU. Điều này tương ứng với 8000 vòng xử lý của CPU và sẽ có khoảng 2.5 ms độ trễ mỗi lệnh. 

Còn đối với NVMe thì nó làm việc trực tiếp với CPU bằng cổng PCI-Express nên bỏ qua được toàn bộ những giá trình giao tiếp có thể gây chậm trễ. Vì thế, dễ dàng đánh giá được NVMe đem lại năng suất gấp đôi. 

Hiệu năng cao

NVMe có khả năng hỗ trợ tới 64000 hàng đợi (còn gọi là I/O queue) để xử lý lệnh xuất nhập. Mỗi hàng I/O queue hỗ trợ tối đa 64000 lệnh nên tận dụng được toàn bộ khả năng đọc, ghi dữ liệu và sử dụng công nghệ chip nhớ Flash NAND.

SSD NVMe có nhiều hình dạng 

Ổ cứng SSD NVMe có nhiều hình dạng khác nhau, đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là chuẩn M.2 có kích thước rộng 22mm, dài 30mm hoặc 42mm, 60mm, 80mm, 100mm. Chúng có độ mỏng vừa đủ để nằm phẳng trên bo mạch chủ. Do đó, SSD NVMe rất thích hợp cho máy tính cỡ mini hay laptop.

ssd nvme la gi

Kế đến là dạng PCIe 3.0. Dạng này tương tự GPU hoặc card âm thanh hay những phụ kiện máy tính khác. Và chúng có thể được cắm vào khe PCIe 3.0 trên bo mạch chủ. Chính vì kích thước lớn đặc trưng này nên các ổ cứng có kiểu dáng này được sử dụng cho những máy có kích thước to như vỏ case của máy tính hoặc bo mạch chủ ATX full-size. Không giống như chuẩn M.2, ổ cứng dạng PCIe 3.0 không thể cài đặt trong laptop.

ssd nvme la gi

>>Tham khảo thêm : SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì? So sánh SSD và HDD

Có nên mua ổ cứng SSD NVMe?

Việc quyết định mua ổ cứng SSD NVMe còn tùy thuộc vào khối lượng và đặc thù công việc của bạn. Nếu công việc đòi hỏi cần tốc độ lưu trữ nhanh thì bạn nên đầu tư một em SSD NVMe. Hiện nay, giá bán của chúng khá mềm so với giai đoạn đầu mới ra mắt thị trường, nhằm giúp nhà sản xuất có thể tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Điển hình như ổ cứng SSD NVMe 970 Pro của Samsung so với dòng 860 Pro SATA cùng hãng thì mức giá không chênh lệch nhiều, chỉ tầm khoảng 150$ với dung lượng 500GB. 

Tuy nhiên, không vì thế mà bạn thay thế ổ SSD SATA đang dùng bằng ổ SSD NVMe nếu như tính chất công việc chưa đòi hỏi tốc độ lưu trữ lớn.

Bởi, một ổ cứng SSD SATA vẫn giúp cho máy tính khởi động chỉ trong vài giây, chạy ứng dụng hoặc chương trình trong thời gian ngắn, hay thao tác di chuyển, sao chép file nhanh chóng. Còn nếu công việc liên quan đến thiết kế video có dung lượng lớn và độ phân giải cao thì thay ổ cứng NVMe là rất phù hợp.

Nói tóm lại, nếu công việc đòi hỏi về tốc độ lưu trữ cao và có sẵn tài chính thì bạn nên chọn SSD NVMe. Nếu hạn chế ngân sách thì dùng SSD SATA cũng khá lý tưởng rồi vì chúng vẫn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với HDD.

Sự khác biệt giữa SSD NVMe và SSD SATA

SSD NVMe và SSD SATA đều thuộc dòng ổ cứng SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, độ bền cao và có khả năng chống sốc so với ổ HDD. Đồng thời, khi hoạt động thì ổ cứng SSD cũng mát hơn HDD. Nhờ thế, dữ liệu của bản được bảo vệ tốt ngay cả khi máy tính bị va chạm mạnh hay bị rơi. 

Tuy nhiên, giữa 2 loại ổ cứng SSD này vẫn tồn tại những điểm khác biệt rất riêng. Điển hình là:

Dạng thức (Form factor)

Dạng thức là hình dáng vật lý của ổ cứng. Hiện nay trên thị trường có 5 loại dạng thức là SATA, mSATA, M.2, PCIe và U.2. Trong đó, SATA và M.2 là phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc dựa vào dạng thức để phân loại chỉ mang tính chất tương đối vì SSD NVMe và SSD SATA nhìn không có nhiều sự khác biệt.

ssd nvme la gi

Cổng kết nối (Connector)

Đây là các khe, cổng cắm trên máy chủ để có thể kết nối với SSD. Nhà sản xuất sử dụng chung một tên gọi cho dạng thức và cổng kết nối nên bạn dễ dàng dựa vào đây để phân biệt các SSD.

Ví dụ, khi nối ổ SATA thì cổng kết nối có tiêu chuẩn đạt tốc độ SATA III (đường truyền dữ liệu tối đa 600MB/s). Cổng này có thể dùng chung với HDD.

Còn cổng của ổ đĩa cứng SSD NVMe M.2 thì nhỏ gọn hơn. Nó cắm trực tiếp trên bảng mạch. Vì thế, tối ưu được thời gian trễ mạch và tăng hiệu năng của ổ cứng đến mức tối đa. Ngoài ra, ổ M.2 còn có thể dùng được cho card mạng, card blutooth…

Giao thức (Interface)

Giao thức chính là cách mà SSD giao tiếp với các chương trình, ứng dụng thông qua bộ điều khiển.

Với SATA, ổ đĩa hỗ trợ chế độ AHCI Mode (viết tắt của Advanced Host Controller Interface Mode) có khả năng truyền và nhận dữ liệu với băng thông tối đa 600MB/s (theo chuẩn SATA 3.0). Tuy nhiên, điểm hạn chế của SATA chính là chế độ AHCI được tạo ra nhằm hỗ trợ những kết nối truyền thông tin có tốc độ thấp của ổ đĩa HDD nên vô tình trở thành “cổ chai”, làm cản bước ưu điểm vượt trội về tốc độ của dòng ổ cứng SSD.

Còn NVMe được phát triển và cải tiến về hiệu suất cao cho các SSD. Chúng truyền dữ liệu bằng cách dùng 4 tuyến PCI Express 3.0 kết hợp băng thông tối đa 4GB/s. Thêm nữa, ổ cứng NVMe còn được hỗ trợ công nghệ NCQ với khả năng phân tích và sắp xếp tới 64000 hàng đợi, trong khi đó, SATA chỉ có 32000 hàng AHCI.

ssd nvme la gi

>>Xem thêm: Bản quyền phần mềm CloudLinux, Bản quyền phần mềm Imunify360

Tốc độ của SATA so với SSD NVMe

Đặc trưng của ổ đĩa SSD NVMe là tốc độ cao. Về mặt lý thuyết, truy xuất dữ liệu có tốc độ đạt 3500MB/s và tốc độ đọc ghi dữ liệu là 600000 IOPS (IOPS là lượt dữ liệu truy cập vào ra trong mỗi giây). Thực tế, chúng còn bị tác động bởi một số thành phần như loại flash NAND đang sử dụng, khả năng tối ưu của thiết kế firmware và các chức năng bổ trợ khác.

Cụ thể, khi so về tốc độ của ổ cứng SSD dùng phương thức giao tiếp SATA 3.0 thì cho tốc độ cao nhất là 530 – 550 MB/s, còn HDD 7.200 rpm có tốc độ 140 – 160 MB/s. 

Điều này cho thấy, hiệu suất của NVMe cao gấp 6,3 – 6,5 lần SSD SATA và gấp 22 – 25 lần so với HDD.

Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, HostingViet được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua host ở đâu tốt. Chỉ từ 25.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, HostingViet còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud hosting),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

HostingViet có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 25.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệm mượt mà, thú vị.

Như vậy, qua bài viết trên HostingViet đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với HostingViet để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan
 
 
2024/04/22

Cách đăng nhập vào VPS trên hệ điều hành windows đơn giản

Những điều kiện để đăng nhập VPS trên windows Trước tiên, để biết cách đăng nhập vào VPS trên windows, bạn cần đảm bảo những yếu...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/19

VPS và hosting khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn VPS hay Hosting?

Khái niệm về VPS và Hosting Trước khi so sánh sự khác biệt giữa VPS và Hosting, chúng ta cùng điểm qua khá...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/17

Cách kết nối VPS trên điện thoại Android và IOS

Hướng dẫn cách kết nối VPS trên điện thoại hệ điều hành android và IOS Trước tiên, để nắm được cách kết nối VPS trên...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/15

VPS Linux là gì? Thuê VPS Linux ở đâu uy tín?

VPS Linux là gì? Trước khi tìm hiểu VPS Linux là gì? Bạn cần biết đến khái niệm VPS VPS hay Virtual Private Server - đư...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/11

Top 11 đơn vị cho thuê VPS uy tín nhất thị trường năm 2024

  Top 11 nơi thuê VPS uy tín, tốt nhất thị trường Nếu bạn vẫn đang băn khoăn với câu hỏi “Thuê VPS ở đâu uy tí...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/03/15

HostingViet ra mắt dịch vụ VPS mới: VPS Forex và VPS Website

VPS Forex VPS Forex là dịch vụ máy chủ riêng ảo dành riêng cho các Trader Forex với tốc độ mạng cao, chạy MetaTrader 4 v&a...
Tác giả:
Đọc thêm