So Sánh Cpanel Và DirectAdmin - Nên Dùng Loại Nào Thì Tốt?

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 135
Theo dõi:

So sánh cpanel và directadmin. sự khác nhau giữa hai phần mềm này là gì? Mỗi loại có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nếu bạn từng nung nấu ý định mua hosting, thậm chí là mua vps và muốn tiện sử dụng để quản trị nó, bạn hẳn sẽ nghe nói nhiều đến các phần mềm như cPanel hay DirectAdmin. Hostingviet.vn qua đánh giá chủ quan của mình sẽ phân tích một vài vấn đề liên quan tới hai phần mềm này để các bạn có thêm một góc nhìn và lựa chọn nó cho phù hợp.

Nếu Bạn chưa có License DirectAdmin cho VPS, Server, đăng ký Giấy phép Directadmin hoặc đăng ký Hosting Directadmin
HostingViet miễn phí License khi đăng ký từ VPS 4 trở lên. tham khảo vps giá rẻ
Quý khách cũng có thể chủ động install CentOS + DirectAdmin khi mua Cloud VPS bất kỳ tại HostingViet.

1. Sơ lược về cPanel và DirectAdmin

1.1 cPanel

cPanel là một trong những control panel (tạm dịch: phần quản trị hosting) thông dụng hiện nay, được đa số các nhà cung cấp uy tín và đặc biệt các trung tâm dữ liệu tin dùng.

Đạt được điều này là bởi cPanel chạy trên nền tảng Linux khá tốt, thời gian load so với các phần quản trị hosting khác tương đối nhanh. Ngoài ra, nó cũng tích hợp công cụ quản trị đại lý hosting (Reseller Hosting) mang tên WebHostManager, thường được viết tắt là WHM có thể giúp bạn tận dụng tối đa tài nguyên của VPS/ Dedicated Server (tạm dịch: Server ảo/Server riêng) và chia sẻ hay bán nó cho những người muốn sử dụng hosting hay làm đại lý hosting khác.

1.2 DirectAdmin

Thực ra, DirectAdmin “phức tạp” hơn so với cPanel do nó được cấu hình ở cấp bậc quản trị chặt chẽ và có phần bảo mật hơn. Những người thiết kế ra phiên bản DirectAdmin có mong muốn đưa đến người sử dụng một phần mềm quản trị hosting bảo mật, an toàn, ít nhưng đủ các tính năng và thực sự hữu ích cho những ai không có quá nhiều đòi hỏi trong công cụ quản trị của mình.

DirectAdmin có thể không có nhiều công cụ quản trị và cách bố trí tương đối “phong phú” như cPanel, nhưng nhìn chung nó cũng đáp ứng tới 99% nhu cầu của những người sử dụng dịch vụ lưu trữ hiện nay.

2. Điểm mạnh và điểm yếu

Trong bài viết này, Hostingviet.vn không đặc tả từng đặc điểm kĩ thuật của các phần mềm này, mà chỉ muốn đưa ra vài nhận định giúp các bạn có sự lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình mà thôi.

2.1 Cấu hình tối thiểu

Update 2019: Trước đây cấu hình tối thiểu của cPanel là 512MB, DirectAdmin là 256MB. Các nhà phát triển ngày càng đưa nhiều tính năng cho phần mềm của mình. Tương ứng với đó là mức yêu cầu cấu hình tối thiểu cũng tăng thêm. Trước đây VPS khá đắt và tính năng website ít nên mức sử dụng tài nguyên cũng ít hơn.

Hiện nay giá License cPanel rất đắt, License DirectAdmin cũng đắt hơn. Vì vậy nên thường cPanel hoặc DA được cài trên VPS có cấu hình tốt 1 chút. Nếu cài trên VPS cấu hình tối thiểu, thì riêng chi phí License đã đắt gấp nhiều lần chi phí VPS.

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG DIRECTADMIN với VPS nhỏ không cần mua License: Quý khách chỉ cần đăng ký Cloud VPS tại HostingViet là có thể chủ động install VPS có cài đặt sẵn DirectAdmin trên CentOS. Quý khách tham khảo bảng giá VPS tại đây https://cdn.hostingviet.vn/vps-starter-gia-re

2.2 Tính năng hỗ trợ

Hostingviet.vn đã sử dụng DirectAdmin với quyền quản trị root, và trên cả cơ sở là end-user (người dùng cuối) khi tiếp cận hosting DirectAdmin, trước hết phải khẳng định nó đạt độ tin cậy cao và yên tâm hơn cPanel.

Những tính năng như thêm (add) tên miền, park tên miền (thêm tên miền ở cùng thư mục gốc với tên miền đã đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ) thì nhìn chung cũng hỗ trợ đầy đủ. Một điểm khác biệt trong cấu hình mặc định của DirectAdmin là bạn có thể thêm tên miền kể cả khi nó sử dụng DNS trung gian (Hiện nay ở Việt Nam sử dụng DNS trung gian là rất phổ biến) trong khi với cPanel bạn phải có quyền root hoặc đề nghị root để thay đổi thiết lập này.

cPanel thực sự bắt mắt và thu hút người dùng thông qua giao diện thân thiện, các thông số cụ thể, rõ ràng và thiết kế tùy biến có mức độ cao hơn (bạn có thể thay logo, đổi màu mè, thêm bớt các tính năng…) Ngoài ra, không thể kể đến ưu điểm của cPanel trong việc thiết kế “File Manager” (menu giúp bạn quản lý, tạo, upload, sửa, xóa.. các file và thư mục trên host) có tính sử dụng cao hơn hẳn so với DirectAdmin. Và có lẽ bạn nên biết, thật khó để sửa file sử dụng các ngôn ngữ KHÔNG PHẢI TIẾNG ANH trong DirectAdmin do tính không tương thích với dòng font unicode của phần mềm quản trị này.

2.3 Sự cố thường gặp

cPanel hay DirectAdmin đều có thể hỗ trợ backup tự động, nhưng sự thực thì DirectAdmin mới là kẻ chiến thắng nếu gặp các sự cố bất khả kháng. Cơ chế của DirectAdmin giúp việc hồi phục dữ liệu tương đối tốt và dữ liệu ít khi bị crashed (hỏng).

2.4 Mức độ quản trị

Ở một khía cạnh nào đó, cuộc chiến của cPanel và DirectAdmin thực ra sẽ không có hồi kết, bởi cPanel tận dụng được lợi thế phổ biến trong khi DirectAdmin hướng tới sự tiết kiệm và quản trị có chiều sâu. Người quản trị của DirectAdmin nắm lợi thế lớn hơn trong việc quan sát và theo dõi các tài khoản của mình. Hệ thống “ticket” (yêu cầu hỗ trợ thông qua các câu hỏi) hoạt động tốt hơn và có vẻ như được thiết kế chuẩn mực hơn thay vì “làm cho đủ” trong cPanel.

Ngoài ra, cPanel có được sự quan tâm của các nhà lập trình thông qua nhiều công cụ bổ sung (addon cPanel) như WHMXtra, Softaculous, RVSkinBuilder… giúp tăng mức độ thân thiện và hữu ích của nó. Thật tiếc, không nhiều trong số đó phù hợp với DirectAdmin.

2.5 Chi phí

Với tất cả những gì so sánh và nêu trên, hẳn chúng ta đã biết giá trị của phần mềm nào cao hơn. cPanel có giá rẻ nhất từ 5$/tháng tới ~ 18$/tháng, trong khi DirectAdmin có giá từ 2$/tháng tới ~ 8$/tháng. Giá rẻ hay đắt phụ thuộc vào nhà cung cấp bạn mua máy chủ ảo.

Update Giá mới từ 2019:

cPanel có giá từ 30$ đến không giới hạn. Phụ thuộc vào số tài khoản Hosting được tạo trên Server.

DirectAdmin có giá từ 7$ phụ thuộc vào từng phiên bản: Bảng giá License cPanel, DirectAdmin 

Như vậy, qua bài viết trên Hosting Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
 
 
2024/04/25

Hướng dẫn cách cài đặt wordpress trên VPS đơn giản chỉ với 4 bước

Hướng dẫn 4 bước cài đặt Wordpress trên VPS Để cài đặt Wordpress trên VPS, bạn cần thực hiện tạo database chứa dữ liệu, đồng thời sử dụn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/22

GNU là gì? Những Kiến thức cần biết về hệ điều hành GNU Linux

GNU/Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển dựa trên nhân Linux và bộ công cụ GNU, tạo nên một m&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/24

Stun Server là gì? Vai trò, Cách hoạt động và ứng dụng như thế nào

STUN, viết tắt của "Session Traversal Utilities for NAT," là một giao thức quan trọng trong lĩnh vực mạng và viễn thông. STUN server là mộ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/22

Mua Tên Miền Và Hosting Như Thế Nào? Hướng Dẫn Chi Tiết

Mua Tên Miền Và Hosting Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý Đơn Vị Cung Cấp Gói Hosting Và Tên Miền Uy Tín I. Hướng dẫn c&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

RAID Là Gì? Tìm Hiểu Raid 0, Raid 1, Raid 5, Raid 6, Raid 10

    RAID là gì RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/02/06

Top 13+ Web Hosting Miễn Phí Tốt Nhất Cho Trang Web Của Bạn

Tìm hiểu về Web hosting miễn phí Web hosting là một không gian của máy chủ giúp cài đặt những dịch vụ internet như w...
Tác giả:
Đọc thêm