RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

Ngày đăng: 16/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 17
Theo dõi:

RTO là gì? RPO là gì? Đây là 2 chỉ số quan trọng cần biết trong hệ thống Backup dữ liệu của các doanh nghiệp. Vậy giữa chúng có điểm gì khác biệt? Mối liên hệ giữa chúng như thế nào? Cách tính RTO và RPO ra sao? Tất cả sẽ được HostingViet trả lời trong bài viết này, cùng xem nhé.

RTO là gì

RPO là gì?

RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống.

Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm tối đa trước đó mà các dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu thành công, thường sẽ là 1 giờ, 1 ngày hoặc 10 ngày trước khi xảy ra sự cố gián đoạn, hay nói cách khác là lượng dữ liệu tối đa (đo bằng thời gian) được sao lưu thành công trước khi thảm họa.


RPO là thời điểm phục hồi.jpg

RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống

Ví dụ: Giả sử bạn đặt RPO là 2 giờ sáng, sự cố xảy ra lúc 4 giờ sáng. Bạn chỉ chấp nhận mất dữ liệu tối đa 2 giờ trước thời điểm gặp sự cố, các dữ liệu từ 2 giờ tới 4 giờ sáng sẽ bị mất trong quá trình backup.

RTO là gì?

RTO là gì? RTO là viết tắt của cụm từ Recovery Time Objectives - thời gian phục hồi, đây là khoảng thời gian để hệ thống phục hồi kể từ lúc xảy ra sự kiện gián đoạn. Thời gian phục hội sẽ tỉ lệ nghịch với chi phí phục hồi. RTO càng ngắn thì chi phí phục hồi càng cao và ngược lại. 

RTO là thời gian phục hồi - Recovery Time Objectives

RTO là thời gian phục hồi - Recovery Time Objectives

Điểm khác biệt giữa RTO và RPO

  • Cả 2 RTO và RPO đều dùng tiêu chí đo lường khác nhau.
  • RPO thì tập trung vào xử lý, hạn chế việc mất dữ liệu, còn RTO tập trung vào xử lý những vấn đề phục hồi tài nguyên, hệ thống,... khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
  • Bên cạnh đó, chi phí duy trì của RTO cũng sẽ cao hơn nhiều so với RPO do đối với RPO, các công việc chạy tự động theo cài đặt, còn RTO thì còn liên quan tới những hoạt động xử lý giải quyết sự cố.

Mối liên hệ giữa RTO và RPO

RTO và RPO có mối quan hệ rất mật thiết và đều tỉ lệ nghịch với chi phí nhưng chúng lại tỉ lệ thuận với nhau, nếu RTO càng ngắn thì RTP càng thấp.

Hệ thống IT cần lưu ý về giá trị RPO và RTO, trong trường hợp cần giá trị RPO theo giờ hoặc ngày, hệ thống IP có thể sao lưu các dữ liệu bằng quy tắc 3-2-1.

Cách tính RTO và RPO

Dưới đây là cách tính RTO và RPO:

Cách tính RTO

Để tính RTO, bạn cần xác định 3 điều sau:

  • Xác định những ứng dụng quan trọng cần được phù hồi sau sự cố
  • Đo lường được thời gian kể từ khi xảy ra sự cố tới khi hệ thống được phục hồi
  • Tính cả thời gian khắc phục thảm họa và thời gian để khởi động lại hệ thống cùng kiểm tra xem hệ thống hoạt động ổn định lại chưa

Sau khi xác định xong, bạn chỉ cần cộng lại là ra RTO.

Cách tính RPO

RPO được tính từ thời điểm gần nhất mà hệ thống phục hồi được dữ liệu cũ sau khi sự cố xảy ra. Để tính RPO, bạn cần xác định 3 điều sau: 

  • Xác định tần suất của hoạt động sau lưu
  • Xác định những dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp
  • Tính thời gian giữa các bản sao lưu
  • Tính thời gian để sao lưu và rủi ro những dữ liệu bị mất khi có sự cố.

Vậy là trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “RTO là gì?” và “RPO là gì?”, cùng một số thông tin liên quan. Nếu bạn còn có gì thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  (024) 66 567 555 để được tư vấn nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/02

Mạng MAN là gì? Các đối tượng phù hợp sử dụng mạng MAN

Mạng MAN là gì? Mạng MAN (viết tắt của cụm từ Metropolitan Area Network) là loại mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/30

GIT là gì? Các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git

GIT là gì? GIT là hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), được d&ugr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/27

WAF là gì? Lợi ích và Cách thức hoạt động của WAF

  WAF là gì? WAF (viết tắt của Web Application Firewall) là tường lửa ứng dụng web, đây là một thiết bị Proxy xử lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/25

TLS là gì? Các phiên bản của TLS và Chức năng của nó

TLS là gì? TLS (viết tắt của Transport Layer Security) là giao thức được dùng để bảo vệ thông tin khi truyền trên mạng. Đ&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/23

NFS là gì? Hướng dẫn cách cài đặt NFS Server

NFS là gì? NFS là viết tắt của cụm từ Network File System, là một giao thức được thiết kế ra giúp chia sẻ thông tin dữ li...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/20

UEFI là gì? So sánh UEFI và Legacy BIOS

UEFI là gì? UEFI (viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface) dịch ra là “Giao diện firmware mở rộng hợp nhất”, nó...
Tác giả:
Đọc thêm