Remarketing Là Gì? Cách Cài Đặt Quảng Cáo Remarketing

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 126
Theo dõi:

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành CNTT, online marketing đã thừa hưởng những thành tựu này và trở nên hiện đại với nhiều công cụ tiện ích. Điển hình là remarketing. Vậy remarketing là gì? Hãy cùng theo dõi chia sẻ sau nhé.

Từ năm 2008, lĩnh vực marketing trực tuyến bắt đầu phát triển và áp dụng phổ biến trong mọi ngành nghề. Đánh dấu bước ngoặt của ngành tiếp thị là chuyển dần từ hình thức quảng cáo truyền thống sang trực tuyến. Ưu điểm của hình thức marketing này là tiết kiệm chi phí và độ lan tỏa rộng, dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch. 

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành CNTT, online marketing đã thừa hưởng những thành tựu này và trở nên hiện đại với nhiều công cụ tiện ích. Điển hình là remarketing. Vậy remarketing là gì? Hãy cùng theo dõi chia sẻ sau nhé.

remarketing la gi

Remarketing là gì?

Remarketing thường được dùng trong các chiến dịch Email marketing với mục đích gợi ý, nhắc nhở khách hàng về các thao tác bị hủy bỏ đột ngột hoặc chưa thanh toán những sản phẩm mà họ đã thêm vào giỏ hàng.

Bên cạnh đó, remarketing cũng được sử dụng để thực hiện chiến lược gia tăng bán hàng hoặc bán chéo sản phẩm. Điều này giúp thúc đẩy tăng doanh thu.

Ngoài ra, người làm marketing còn sử dụng remarketing để quảng cáo và chăm sóc khách hàng vào từng giai đoạn khác nhau khi họ sử dụng sản phẩm, nhằm phù hợp với hành vi tiêu dùng của từng khách hàng cụ thể khi họ truy cập website hay landing page.

Ví dụ sau sẽ giúp bạn dễ hiểu về chức năng hoạt động của remarketing là gì

Giả sử bạn có nhu cầu mua cái áo T-shirt. Bạn vào một shop chuyên bán đồ thời trang và chọn vài sản phẩm rồi cho vào giỏ hàng. Sau đó, bạn chưa thanh toán nhưng đã out khỏi trang web. Vài ngày sau, hoặc đôi khi chỉ trong vòng vài giờ, bạn sẽ nhận được email của cửa hàng nhắc nhở về các sản phẩm trong giỏ hàng. 

Bên cạnh việc khéo léo nhắc nhở thanh toán qua email, họ còn gửi mã giảm giá để kích thích bạn hoàn tất thanh toán. Đồng thời, khi đã có địa chỉ email của bạn thì cửa hàng sẽ duy trì liên lạc bằng cách thường xuyên cập nhật các tin tức. Có thể là bộ sưu tập thời trang mới, hoặc có khi là chương trình khuyến mãi,…

Đây chính là hoạt động của remarketing. Một cách thức quảng cáo không quá tốn kém nhưng cực kỳ hiệu quả để duy trì tương tác với khách hàng, giúp họ luôn có được các tin tức từ công ty bạn.

remarketing la gi

Hoạt động của quảng cáo remarketing như thế nào?

Để thực hiện remarketing, bạn cần nhúng đoạn mã của chúng vào website công ty. Khi khách hàng truy cập thì thông tin (cookie) được lưu trên trình duyệt. Khi người dùng thoát khỏi website và truy cập vào trang web khác có cho phép hiển thị quảng cáo Google thì lúc này, Google sẽ dựa vào thông tin lưu trên trình duyệt để hiển thị các mẫu quảng cáo của trang web công ty ngay chính trên website khác. Đây là một hình thức tiếp thị liên kết (Display Network).

Lợi ích của remarketing là gì?

  • Giúp duy trì và nhắc nhở về hình ảnh thương hiệu với các khách hàng tiềm năng.
  • Cập nhật nhanh chóng các thông tin mới nhất đến khách hàng.
  • Quảng cáo đúng người, đúng thông điệp. Từ đó, giúp gia tăng hiệu quả marketing và tăng doanh số.

Nhóm đối tượng khách hàng của remarketing là gì?

Hoạt động remarketing thường sẽ nhắm đến các nhóm khách hàng sau:

  • Người dùng truy cập vào website nhiều lần nhưng không có các hành động như đăng ký tài khoản, đặt hàng, thanh toán,…
  • Người dùng truy cập nhiều lần và có mua sản phẩm.
  • Người dùng truy cập vào website không thông qua Googel Adwords.

 

  • remarketing la gi

 

 

Hướng dẫn cài đặt quảng cáo remarketing trên Google 

- Bước 1: Bạn vào Adwords, lấy đoạn code Remarketing. Sau đó, thêm tất cả các trang trên website của bạn vào đoạn code. Điều này sẽ giúp Google tiến hành lấy thông tin của người truy cập vào trang web của bạn. Khi số lượng người trong danh sách đạt đủ thì quảng cáo mới có thể hiển thị cho họ. 

Ví dụ:

  • Display Network: ≥100 cookies (~100 người)
  • Google Search: ≥1000 cookies (~1000 người)

- Bước 2: Tạo remarketing list, tức là danh sách khách hàng đang theo dõi bằng cách dựa trên URL của website và thời gian truy cập (được tính từ lần gần cuối họ truy cập).

- Bước 3: Tạo chiến dịch remarketing sử dụng danh sách, có nghĩa quảng cáo chỉ hiển thị cho những người đã truy cập vào website của bạn. Tất nhiên, chúng sẽ không hiển thị cho người không có trong danh sách.

Lưu ý: Nếu 1 người có tên trong nhiều danh sách remarketing thì quảng cáo có AdRank lớn hơn sẽ được hiển thị.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo remarketing list cho từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm cụ thể. Hoặc thậm chí cũng có quyền bỏ ra khỏi danh sách những người đã xem giỏ hàng nhưng không xác nhận đơn hàng.

Đồng thời, bạn còn có thể tùy ý chọn thời gian hoạt động cho quảng cáo. Nếu bạn đặt 30 ngày, tức là quảng cáo sẽ hiển thị với khách hàng trong 30 ngày. Trong trường hợp, sau 30 ngày mà khách hàng không truy cập lại website thì họ sẽ không thấy quảng cáo hiển thị trên các trang cho phép xuất hiện quảng cáo Google.

Còn khi muốn tiếp cận với khách hàng đã mua hàng vào bất kỳ lúc nào từ 30 – 90 ngày trước, bạn hãy tạo 2 danh sách. Danh sách 1 có thời hạn 30 ngày và danh sách 2 là 90 ngày. Sau đó, sử dụng tùy chỉnh để tiếp cận toàn bộ khách hàng trong danh sách 90 ngày.

Không chỉ có Google Adwords mà bạn còn có thể tận dụng hoạt động remarketing của Facebook. Nhờ thế, bất kể ai đã từng ghé thăm trang web của bạn sẽ luôn thấy quảng cáo dù họ đang truy cập website nào.

Criteo remarketing là gì

Đây là một nhà quảng cáo thứ 3 và có lẽ vẫn còn hơi xa lạ với nhiều người, nhất là những bạn mới gia nhập vào lĩnh vực online marketing. Tuy nhiên, Criteo remarketing lại rất được lòng các “ông lớn” bởi hiệu quả nó đem lại cực kỳ cao.

Có thể hiểu đơn giản, Criteo là một công ty quảng cáo riêng biệt. Họ mua lại những vị trí hiển thị của Google và Facebook theo giá CPM, bán lại giá CPC. Vì thế, Criteo dùng cách tối ưu đến người dùng được tính chính xác nhất nhằm tối đa lợi nhuận. 

Về cơ bản, các vị trí hiển thị của Criteo hoàn toàn giống vị trí của Adwords, chức năng cũng tương đồng với remarketing tự động Adwords. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật của Criteo là liên kết với hầu hết các website lớn tại Việt Nam mà các trang web này lại không liên kết với Google, từ đó thúc đẩy chức năng gợi ý chéo sản phẩm cực mạnh.

Hiện nay điển hình có một số website triển khai Criteo remarketing mạnh là Sendo, Giaytot.com, Juno.vn.

remarketing la gi

Dynamic remarketing là gì

Đây là một hình thức quảng cáo mạng hiển thị của Google Ads. Chức năng này được thực hiện khi bạn chọn quảng cáo sẽ hiển thị với đối tượng người dùng nào đã xem danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ trên website của mình. Tức là, quảng cáo từng sản phẩm hay dịch vụ đến từng nhóm khách hàng cụ thể dựa vào phân tích thói quen tìm kiếm thông tin của họ.

Công việc này chỉ phức tạp hơn remarketing thông thường ở công đoạn tạo dữ liệu và ID từng sản phẩm nhằm tương ứng với từng banner mà bạn muốn thể hiện.

Như vậy, Dynamic Remarketing của Google Adwords là hình thức remarketing cao cấp hơn. Bởi hệ thống của Google sẽ quyết định các đối tượng đã truy cập vào website, rồi sau đó cho họ tiếp cận với mẫu quảng cáo dựa vào Tập tin bạn đã định dạng (Feed).

Ưu điểm của Dynamic remarketing là gì?

  • Google Ads tự động tạo các mẫu quảng cáo riêng biệt cho từng nhóm khách hàng. Nhờ thế, giúp bạn tiếp cận đúng với đối tượng có nhu cầu mua hàng.
  • Tỷ lệ Conversion (CR) và chỉ số Return on Investment (ROI) từ Dynamic remarketing cao hơn rất nhiều so với remarketing thông thường. 
  • Tỷ lệ Click through rate (CTR) cao gấp 7 lần so với remarketing thông thường.

Các bước thực hiện Dynamic remarketing là gì

Để cài đặt chiến dịch Dynamic remarketing, bạn phải trải qua 3 bước:

- Bước 1: Tạo dữ liệu để chuẩn bị cho Dynamic remarketing.

  • Gắn đoạn code vào trang sản phẩm.
  • Thể hiện giá trị của các dữ liệu: nguyên giá sản phẩm, giá khuyến mãi, ID hình ảnh, ID Label sản phẩm và ID cataloge.

- Bước 2: Thiết lập quảng cáo Dynamic remarketing.

  • - Bước 3: Tạo mẫu quảng cáo động.
  • remarketing la gi

Về chi tiết hướng dẫn cài đặt Dynamic remarketing, bạn thực hiện như sau:

- Liên kết các tài khoản Google

  • Google Ads với Google Analytics

Mục đích của việc liên kết là sử dụng đối tượng Dynamic remarketing từ Google Analytics. Nếu không, bạn phải tạo chiến dịch Dynamic remarketing và sử dụng các tham số trong Google Tag Manager (GTM).

Để thực hiện liên kết, bạn xem hướng dẫn tại https://support.google.com/analytics/answer/1033961

remarketing la gi

  • Google Ads và Google Merchant Center (GMC)

Liên kết 2 tài khoản này giúp bạn có thể sử dụng được chức năng Product feed trong GMC. Chức năng này dùng để chạy chiến dịch Google Shopping Ads và Dynamic Remarketing.

Bạn thực hiện liên kết theo hướng dẫn của Google: https://support.google.com/merchants/answer/6159060?hl=en 

remarketing la gi

- Bật tính năng Remarketing trong Google analytics

Việc bật tính năng remarketing giúp bạn có thể sử dụng tính năng report và advertising trong Google analytics. Cách thực thiện:

Đăng nhập vào tài khoản GTM. Ở phần Tag, chọn “Google Analytics Tag”. Sau đó, click vào ô “Enable overriding settings in this tag”.

Tiếp đến, trong phần More setting, bạn chọn Advertising. Tại mục “Enable Display Advertising Features” chọn True.

remarketing la gi

Kế đến, vào phần Variables, chọn Google analytics. Tại More setting, chọn Advertising và click vào “Enable Display Advertising Features”. Sau đó, nhấn Save.

remarketing la gi

 

 

 

(function(i,s,o,g,r,a,m){i[‘GoogleAnalyticsObject’]=r;i[r]=i[r]||function(){

(i[r].q=i[r].q||[]).push(arguments)},i[r].l=1*new Date();a=s.createElement(o),

m=s.getElementsByTagName(o)[0];a.async=1;a.src=g;m.parentNode.insertBefore(a,m)

 

ga(‘create’, ‘UA-123456-78’, ‘auto’);

ga(‘require’, ‘displayfeatures’);

ga(‘send’, ‘pageview’);

 

- Xác định lĩnh vực kinh doanh và các thuộc tính của sản phẩm

Do Google có cấu hình Dynamic remarketing khác nhau cho mỗi lĩnh vực nên xác định chính xác lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn mô tả đặc tính sản phẩm tốt nhất.

Ngoài ra, Google Ads cũng cung cấp danh sách lĩnh vực và thuộc tính tương ứng để bạn có thể tham khảo.

Ví dụ: nếu lấy website cần cài đặt Dynamic remarketing là bán lẻ (retail) thì đặc tính sản phẩm phải có 3 mục chính.

  • ecomm_prodid (bắt buộc): ID của sản phẩm.
  • ecomm_pagetype (tùy chọn): trang web mà người dùng xem (danh sách sản phẩm, chi tiết sản phẩm, giỏ hàng…).
  • ecomm_totalvalue (tùy chọn): giá trị sản phẩm.

Nếu đã liên kết với tài khoản GMC thì các thuộc tính này sẽ được lấy ra từ Product feed.

remarketing la gi

- Xác định đối tượng chạy Dynamic remarketing

Bạn xác định đối tượng khách hàng sẽ xem được các mẫu quảng cáo. Có thể là người dùng đã mua sản phẩm nhiều lần, hay khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng và chưa thanh toán…

Chọn đúng nhóm khách hàng sẽ giúp tăng hiệu quả quảng cáo. Bởi bạn đã cung cấp thông tin đúng tâm lý khách hàng và họ sẽ không khó chịu khi thấy quảng cáo.

- Xác định vị trí và thao tác trên trang cần chạy Dynamic remarketing

Vị trí mà khách hàng thực hiện thao tác chính là trang mà bạn cần chạy Dynamic remarketing. Ví dụ, trang chi tiết sản phẩm, trang thanh toán, … Lúc đó, thao tác của người dùng là click vào nút “Thêm vào giỏ hàng”, click xem Video…

Việc xác định các trang và thành phần thao tác sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi khách hàng. Từ đó, thực hiện chiến dịch quảng cáo chính xác đến đối tượng người dùng.

- Tạo Product feed 

Product feed là file có dạng text hoặc XML chứa thông tin sản phẩm của website. Sau khi tạo xong Product feed trong GMC thì cần phải được approve mới có thể chạy trong Google shopping Ads và Dynamic remarketing. Quá trình duyệt có thể kéo dài trong vài ngày.

Lưu ý khi tạo là ID trong Product feed phải trùng với ID sản phẩm trên web.

Cách tạo Product feed, bạn thực hiện theo hướng dẫn của Google https://support.google.com/merchants/answer/7439882?hl=en 

  • Nếu lĩnh vực kinh doanh là ngành bán lẻ thì bạn tạo Product feed trong GMC.
  • Các ngành khác thì tạo trong Google Ads / Set up / Business Data.

- Sử dụng data Layer lấy thuộc tính sản phẩm

Các thông tin liên quan đến thuộc tính sản phẩm như ID sản phẩm, giá sẽ được đưa vào data Layer.

 

 

Với 2 cách này thì bạn cần có chút kiến thức lập trình để hiểu. Trong đó, cách 1 được khuyên dùng nhiều vì ít rủi ro. Còn cách 2 thì bạn cần dựa vào thành phần HTML DOM trên website để bóc tách giá trị. Vì thế, nếu có sự thay đổi trong cấu trúc DOM thì giá trị bạn lấy cũng bị sau lệch.

 

 

 

var dataLayer = [];

dataLayer.push({

‘ecomm_prodid’: ‘$biến_ID_server_trả_về’,

‘ecomm_pagetype’: ‘$biến_loại_trang_server_trả_về’,

‘ecomm_totalvalue’: ‘$biến_tổng_giá_trị_server_trả_về’

});

 

  • $biến_ID_server_trả_về: lấy ID sản phẩm.
  • $biến_loại_trang_server_trả_về: lấy trang sản phẩm, trang category hay trang giỏ hàng…
  • $biến_tổng_giá_trị_server_trả_về: lấy giá trị sản phẩm trên website.

Đoạn code phải được gắn trên đoạn code GTM container tag. Nếu gắn sai vị trí thì nó sẽ không hoạt động.

- Gửi thuộc tính sản phẩm từ data Layer qua GTM

Các thuộc tính mà khách hàng đã xem như ID sản phẩm, giá… được lưu giữ trong data Layer. Vì thế, bạn cần gửi tất cả các thuộc tính này về GTM để xử lý. Ở GTM, bạn cũng phải tạo các biến tương ứng với mỗi thuộc tính đã được lưu trong data Layer.

Ví dụ, nếu là lĩnh vực retail thì bạn sẽ tạo mới 3 biến tương ứng với ecomm_prodid, ecomm_pagetype, và ecomm_totalvalue trong GTM. 3 biến này có nhiệm vụ lưu giá trị của 3 thuộc tính sản phẩm đã nhận được từ data Layer.

remarketing la gi

  • - Dùng Google analytics để nhận diện thuộc tính sản phẩm trong GTM
  •  

Tiếp đến, bạn sẽ đưa các thuộc tính sản phẩm mà khách hàng đã xem vào Google analytics.

  • Vào Tag, chọn Google Analytics Tag. Sau đó, click vào ô “Enable overriding settings in this tag” / More settings / Custom Dimensions. Sau đó, tạo 3 custom dimension như hình sau. (Nếu chưa biết cách tạo custom dimension, bạn tham khảo hướng dẫn của Google https://support.google.com/tagmanager/answer/6164990?hl=en). 
  • Tiếp đến, login vào tài khoản Google analytics. Tại mục Admin / Property / Custom Definitions / Custom Dimensions / New Custom Dimensions.
  • remarketing la gi
  • remarketing la gi

Sau đó, tạo 3 custom dimensions như hình

remarketing la gi

- Tạo Dynamic Attribute để gửi qua Google ads

Để gửi thuộc tính của sản phẩm từ Google analytics sang Google ads, bạn phải tạo Dynamic Attribute (thuộc tính động). Dynamic Attribute sẽ chứa thuộc tính sản phẩm là ID, giá khuyến mãi, nguyên giá, …

Cách thực hiện:

  • Login vào tài khoản Google analytics. Tại mục Admin / Property / Audience Definitions / Dynamic Attribute / New Attribute
  • remarketing la gi
  • Chọn lĩnh vực ngành nghề, view, tài khoản Google ads như hình
  • remarketing la gi
  • Click “Next step”.
  • Trong Dynamic Attributes, bạn chọn 3 custom dimensions đã tạo ở trên. Chọn xong, nhấn Save.
  • remarketing la gi

Lúc này thuộc tính mới đã được tạo như hình sau

remarketing la gi

- Tạo đối tượng Dynamic remarketing trong Google Analytics

Đối tượng Dynamic remarketing là các khách hàng đã xem sản phẩm trên website. Tạo đối tượng là bước cần thiết và quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo của chiến dịch Dynamic remarketing.

Cách thực hiện:

  • Login vào tài khoản Google analytics. Tại mục Admin / Property / Audience Definitions / Audiences
  • remarketing la gi
  • Tạo 4 audiences như hình
  • remarketing la gi

Ngoài ra, Google analytics cũng cho phép bạn import từ mẫu đối tượng theo lĩnh vực có sẵn. Cách thực hiện như hướng dẫn của Google https://support.google.com/analytics/answer/3457161?hl=en

- Tạo chiến dịch quảng cáo remarketing mới trong Google ads

Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu và xác định đối tượng Dynamic remaketing là gì, bạn tiến hành tạo chiến dịch quảng cáo remarketing nhắm đến khách hàng đã xem sản phẩm.

Cách thực hiện:

  • Login vào tài khoản Google ads. Chọn All campaigns / Campaigns / New campaigns
  • remarketing la gi
  • Chọn mục tiêu của chiến dịch quảng cáo remarketing. Giả sử trong ví dụ này, chọn sales.
  • Sales / Display / Standard display campaign. Nhập tên website rồi nhấn Continue.
  • remarketing la gi
  • Điền các thông tin: tên chiến dịch, quốc gia (location), ngôn ngữ, chiến lược đấu giá (biddings), ngân sách quảng cáo (budget).
  • remarketing la gi
  • Click “Additional Settings” để cài đặt nâng cao.
  • remarketing la gi
  • Chọn “Dynamic ads”
  • remarketing la gi
  • Click vào ô “Use a data feed for personalized ads”.
  • Ở mục data feed, bạn lựa chọn nguồn cấp data. Nếu ngành bán lẻ thì chọn nguồn là GMC (Google Merchant Center). Còn ngành khác thì chọn nguồn cấp là Business Data. 
  • remarketing la gi
  • Chọn Audiences cho chiến dịch. Tiếp đến, chọn Dynamic remarketing audiences đã tạo trước đó ở Google analytics
  • remarketing la gi
  • Bạn có thể tùy ý chọn Demographics, bao gồm: age (tuổi), gender (giới tính), parental status (tình trạng hôn nhân), và household income (thu nhập).
  • Tạo mẫu Ads cho chiến dịch Dynamic remarketing là gì?
  • Trong “Create your ads”, chọn “Responsive display ads”.
  • remarketing la gi
  • Tiếp đến, thực hiện theo hướng dẫn của Google ads như: upload hình ảnh, logo, video, nội dung mô tả. Sau đó, nhấn “Create Campaign” để hoàn tất tạo chiến dịch.
  • remarketing la gi

 

 

 

Như vậy, qua bài viết trên Hosting Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về Remarketing là gì? Cách cài đặt quảng cáo remarketing! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/29

Honeypot là gì? Honeynet là gì? Cách thức hoạt động

Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển, an ninh mạng trở thành một trong những ưu tiê...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/29

Webflow là gì? Các tính năng, Ưu nhược điểm và Cách sử dụng

Trong thời đại phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số ngày nay, việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp không còn chỉ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Xung đột IP là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Khi bạn bắt gặp thông báo "Windows đã phát hiện xung đột địa chỉ IP" hoặc "máy tính khác trên mạng này c...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Lỗi a disk read error occurred là gì? Nguyên nhân và cách sửa

Lỗi A Disk Read Error Occurred là một trong những sự cố phổ biến khiến người dùng máy tính gặp khó khăn khi khởi động hệ thống của...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Downtime là gì? Các nguyên nhân gây ra Downtime và cách khắc phục

Downtime là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hệ thống mạng. Khi một trang web hoặc dịch...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/24

Địa chỉ IPV4 là gì? Được chia làm mấy phần, mỗi nhóm có mấy bit?

Trên bước tiến vững chắc của cuộc cách mạng kỹ thuật số, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày...
Tác giả:
Đọc thêm