Raid 5, Raid 10 Công Nghệ Của Sự Lỗi Thời? | Hostingviet.Vn

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 80
Theo dõi:

Thực trạng hiện nay rất nhiều đơn vị cung cấp Hosting tại Việt Nam vẫn đang quảng cáo rầm rộ và thần thánh hóa công nghệ Raid 10 với "tốc độ đọc ghi vượt trội". Ở bài viết này, mình xin mạn phép phân tích đôi điều về công nghệ Raid, với 1 góc nhìn khác ưu nhược điểm của raid 10, tiềm ẩn rủi ro khi chỉ sử dụng raid 10 trên 1 server!

Trước hết, hãy cùng dạo qua 1 chút về công nghệ ổ cứng

Kể từ khi công nghệ ổ cứng phát triển, ổ HDD sata (5000 vòng quay, 7k2, 10k, 15k) ra đời, nó đánh dấu 1 bước ngoặt trong việc lưu trữ dữ liệu, vượt trội hơn hẳn so với đĩa mềm từ thời đầu tiên cả về tốc độ lẫn khả năng lưu trữ. Tiếp theo đó là đến công nghệ ổ HDD chuẩn SAS. Đây là chuẩn giao tiếp giống như sata nhưng tốc độ đáng kinh ngạc, hiện nay SAS mới chỉ cung cấp cho dòng server. Các máy tính cá nhân chưa hỗ trợ chuẩn SAS, cũng dễ hiểu là nó đắt đỏ hơn, và nhu cầu của cá nhân cũng không cần thiết phải sử dụng đến sas.

Song song với HDD là công nghệ ổ SSD. SSD cho tốc độ vượt trội hơn hẳn về tốc độ truy xuất dữ liệu, và quan trọng hơn cả là thông số IOPS (Random read, write dữ liệu). Thông số này được cải thiện lên đến hàng triệu IOPS đối với ổ SSD chuẩn SAS tốt nhất. trong khi đó ở HDD SAS, tốc độ này chỉ đạt 200-300!
Lưu ý rằng SSD cũng chia ra chuẩn SATA và SAS. Tất nhiên SAS vẫn là dòng chuyên dụng cho server.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng ổ cứng có tốc độ truy xuất cao nên ổ cứng NVMe bắt đầu dần phổ biến. NVMe hiện đang có tốc độ truy xuất tốt nhất, Các Server cũng bắt đầu hỗ trợ nhiều khe NVMe hơn, Và còn 1 dòng ổ nữa chuẩn NVMe nhưng có thể sử dụng khe cắm chuẩn SAS thông thường (thêm bộ convert, server đời mới có hỗ trợ)

>>Xem thêm: Các loại ổ cứng 

Tiếp theo chúng ta hãy bàn đến vấn đề "độ bền" của ổ lưu trữ

Chúng ta hãy chia ổ cứng thành 2 loại, dòng ổ cứng cá nhân (Personal) và ổ cứng cho server (Enterprise)

Dòng cá nhân - ổ cứng personal: Đặc thù là tốc độ truy xuất kém, kém bền và không có khả năng làm việc đa nhiệm. Nó chỉ phù hợp cho đơn nhiệm!

Dòng ổ cứng cho server (Enterprise): Tốc độ truy xuất nhanh, bền bỉ và có khả năng làm việc đa nhiệm với cường độ cao.

Tất nhiên, ổ nào thì cũng hỏng tùy theo mức độ sử dụng và theo thời gian!

Công nghệ đảm bảo an toàn dữ liệu, tăng tốc độ ổ cứng, hay xây dựng hệ thống lưu trữ lớn 

Thực ra ngay từ khi ổ cứng phát triển vượt bậc, nhu cầu đảm bảo an toàn, tốc độ cũng như dung lượng lưu trữ luôn vượt quá khả năng cung cấp của 1 ổ. Người ta đã nghĩ ra giải pháp "Raid". Raid hiểu đơn giản là 1 cái hồ lớn (cả cụm raid, nhiều ổ cứng), nó gộp chung tất cả những cái hồ nhỏ (ổ đơn) thành 1 hệ thống, trên raid có cơ chế "an toàn hơn 1 chút" vì nó cho phép 1 số lượng ổ vật lý nhất định hỏng hóc mà hệ thống không bị gián đoạn, không bị mất dữ liệu. Nhưng xin hãy lưu ý, nó chỉ "hơn" thôi chứ không toàn năng. Vì thường hệ thống chỉ cho phép chết 1 ổ, hoặc 2 ổ khác cặp (tùy loại raid) tham khảo bài viết các loại raid.

sơ qua 1 chút thì raid 5, raid 10 cho phép đọc ghi dữ liệu nhanh hơn, và cũng khá an toàn nếu phát hiện sớm 1 ổ cứng "die". Lúc này chỉ cần thay thế ổ đó là hệ thống lại vận hành bình thường. Nhưng nếu phát hiện không kịp thời, hoặc số ổ lỗi vượt qua con số cho phép là toàn bộ hệ thống sẽ bị sập mà KHÔNG thể cứu được dữ liệu, xin nhắc lại là KHÔNG thể. Vì dữ liệu được ghi phân mảnh đều trên các ổ, phải lắp ghép đúng thì mới cho ra dữ liệu hoàn chỉnh, không thể cứu kiểu "90% dữ liệu" trong trường hợp này :p

Raid 10, 5 lieu co an toan

 

>>Tìm hiểu thêm: Công nghệ RAID : Raid 0, raid 1, raid 5, raid 10

Ưu điểm của raid trên Server

  1. Tốc độ ổ cứng nhanh hơn vài chục lần (tùy số lượng ổ, loại raid, và loại card raid hỗ trợ).
  2. Tổng dung lượng ổ (ổ ảo, gộp chung từ nhiều ổ) lớn hơn 1 ổ đơn lẻ
  3. cho phép 1 số lượng ổ nhất định hư hại về phần cứng (thường là 1-2 ổ / 1 server - tùy cách cài đặt)

Nhược điểm của Raid 5, raid 10

  1. Chết card raid dẫn đến việc hỏng cả hệ thống.
  2. Vượt quá số ổ cho phép hư hại về phần cứng => Cả hệ thống mất dữ liệu.
  3. Tốc độ của 1 card raid có giới hạn - phổ biến là loại 512MB cache, tiếp theo là 1GB, 2GB, 4GB và mới nhất là 8GB (năm 2018). Vì vậy ổ cứng có nhanh đến đâu thì cũng bị nghẽn ở raid, đây chính là tình trạng "thắt cổ chai". do hệ thống không tương thích đồng đều. các đơn vị cung cấp hiện nay đa phần dừng lại ở raid 512MB cache, công nghệ 6G => tốc độ copy tối đa là vài trăm MB/s
  4. server vật lý gặp sự cố, hệ thống cũng không thể khôi phục dữ liệu.
  5. Trên thực tế, tỉ lệ mất mát dữ liệu khi sử dụng 1 cụm raid hiện vẫn đang rất cao.

Công nghệ Cloud vượt trội, Tăng tốc độ không giới hạn, đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối

Nhìn thấy nhược điểm của 1 cụm raid đơn lẻ. Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) ra đời. Nó giải quyết được bài toán Tốc độ, độ lớn và mức độ an toàn của ổ cứng mà công nghệ truyền thống đang gặp phải.

Nền tảng và mức độ an toàn giống như raid + cho phép chết 1 số lượng server vật lý nhất định (Chủ động setup được % số server vật lý gặp sự cố về phần cứng) + cho phép nhiều cụm server gộp thành 1 hệ thống lớn và set tỉ lệ cả cụm gặp sự cố về phần cứng.

Như vậy với công nghệ Cloud Computing, dữ liệu được đảm bảo an toàn tuyệt đối. từ việc cho phép 1 ổ hư hại phần cứng (raid) => thông qua công nghệ cloud cho phép 1 số lượng server vật lý bất kỳ hư hại phần cứng, cho phép 1 cụm (1 tổ hợp nhiều server) được phép hư hại. Đây cũng là công nghệ mà Amazon, Google, Facebook... đang áp dụng.

>> Thuê Server - Máy Chủ Vật Lý Riêng Giá Rẻ

Thực trạng Cloud Computing - công nghệ điện toán đám mây ứng dụng trong nhà cung cấp dịch vụ Server, VPS, Hosting tại Việt Nam

Trong thực tế tại Việt Nam, mới chỉ có 1 vài đơn vị cung cấp "true Cloud" đến cho người dùng. Vì lý do chi phí (Chỉ vì công nghệ đảm bảo an toàn dữ liệu, mà chi phí phần cứng, chi phí server tăng gấp vài lần), vì lý do vận hành (Năng lực nhân sự vận hành hệ thống). Thực tế là vậy, nhưng ai cũng quảng cáo là "cloud server". Đến bản thân người quảng cáo cũng không biết "cloud" là gì.

Vì tỉ lệ hư hại phần cứng (ổ cứng) vẫn ở mức cao. Vì vậy nếu Bạn sử dụng Server đơn lẻ cài đặt raid thì nên xem xét lại việc backup dữ liệu ngay lập tức.

Giải pháp của HostingViet về việc lưu trữ và công nghệ điện toán đám mây, cung cấp Dịch vụ Cloud VPS

Ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn dữ liệu. HostingViet đã đầu tư vào rất nhiều hạ tầng như ổ SSD SAS 12G, Storage lưu trữ chuyên dụng.
HostingViet sử dụng ảo hóa KVM + Cloud OpenStack. Đây là bộ đôi kết hợp hoàn hảo nhất, đang được các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới sử dụng.

Bài viết dưới góc nhìn và trải nghiệm của cá nhân tác giả, rất mong nhận được sự đóng góp, phản hồi của quý độc giả

Nguồn: Tác giả Trung Văn

 

Bài viết liên quan
 
 
2024/04/16

Thông Báo Phòng Chống Tấn Công Mạng Và Bảo Vệ An Toàn Dữ Liệu

Để chống tấn công mạng, bảo vệ an toàn dữ liệu cần lưu ý các điểm sau: 1. Cập nhật Hệ điều hành (Linux, windows, mac,...) l&ecir...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/17

Cách kết nối VPS trên điện thoại Android và IOS

Hướng dẫn cách kết nối VPS trên điện thoại hệ điều hành android và IOS Trước tiên, để nắm được cách kết nối VPS trên...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/15

VPS Linux là gì? Thuê VPS Linux ở đâu uy tín?

VPS Linux là gì? Trước khi tìm hiểu VPS Linux là gì? Bạn cần biết đến khái niệm VPS VPS hay Virtual Private Server - đư...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/11

Top 11 đơn vị cho thuê VPS uy tín nhất thị trường năm 2024

  Top 11 nơi thuê VPS uy tín, tốt nhất thị trường Nếu bạn vẫn đang băn khoăn với câu hỏi “Thuê VPS ở đâu uy tí...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/03/15

HostingViet ra mắt dịch vụ VPS mới: VPS Forex và VPS Website

VPS Forex VPS Forex là dịch vụ máy chủ riêng ảo dành riêng cho các Trader Forex với tốc độ mạng cao, chạy MetaTrader 4 v&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/04/03

Thuê VPS theo giờ và những lưu ý khi thuê nhất định phải biết

Khái niệm thuê vps theo giờ là gì? Thuê VPS theo giờ được hiểu đơn giản là bạn thuê dịch vụ máy chủ riêng...
Tác giả:
Đọc thêm