4 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Cần Áp Dụng Ngay

Ngày đăng: 29/08/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 87
Theo dõi:

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu đơn giản là tập hợp các giá trị văn hóa hình thành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty. Văn hóa doanh nghiệp được hiểu đơn giản là tập hợp các giá trị văn hóa hình thành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty.

Văn hóa doanh nghiệp là điều mà mọi người đều quan tâm đến khi nhắc đến một doanh nghiệp nào đó. Đó được coi như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Chính vì vậy để doanh nghiệp phát triển về mọi mặt thì việc xây dựng văn hóa là vô cùng quan trọng. 

Vậy mô hình văn hóa doanh nghiệp nào phù hợp với doanh nghiệp của mình? Hãy cùng Hostingviet tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Tổng quan về mô hình văn hóa doanh nghiệp 

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu đơn giản là tập hợp các giá trị văn hóa hình thành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty. Đó là những quan niệm, hành vi, phong tục, tập quán và truyền thống đã ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp chi phối suy nghĩ cũng như hành vi của mọi thành viên trong suốt quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Do đó, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng và tác động đến mọi khía cạnh của một tổ chức từ các nhân viên, mối quan hệ và các đối tác, kể cả khách hàng của doanh nghiệp.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, văn hóa doanh nghiệp đã chuyển từ văn hóa lấy quy trình làm trung tâm sang lấy con người làm trung tâm – Đây là yếu tố cốt lõi của thời đại kinh tế 4.0.

Tại sao các nhà quản lý nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp? 

Để nói về vai trò của văn hóa doanh nghiệp thì phải nhắc đến sự thành công của các tập đoàn lớn như: Google, Facebook… Tại sao các doanh nghiệp này lại có sự thành công vượt bậc như vậy? Sự thành công của các tập đoàn khổng lồ là dựa vào việc cung cấp cho nhân viên và khách hàng của họ những lợi ích độc đáo và khác biệt. Trong khi đó, các công ty startup cũng đang nhanh chóng thay đổi các quy tắc doanh nghiệp để tối đa dịch vụ dành cho nhân viên và khách hàng một cách hợp lý nhất.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Trong những năm trước đây, các mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam thường lấy con người làm trung tâm. Đây được coi là yếu tố quan trọng, cốt lõi góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Và hiện tại trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, yếu tố con người cũng là chìa khóa tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Qua những phân tích ở đây, có thể nêu ra một số vai trò quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp sẽ tạo nên thói quen, tập quán mà mọi người sẽ tự giác tuân thủ khi làm việc.
  • Giúp các thành viên trong công ty hiểu rõ giá trị của bản thân của mình 
  • Đem đến sự khích lệ tinh thần cho tất cả mọi người và giúp họ làm việc hăng say và chăm chỉ.
  • Tạo nguồn động lực giúp cho mọi hoạt động, đồng thời tạo nên khí thế của cả một tập thể chiến thắng và quyết tâm.
  • Văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên mục tiêu làm việc chung cho tất cả mọi người.
  • Giúp mọi người có thêm động lực để vượt qua những khó khăn khi làm việc tại doanh nghiệp.

Các mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam 

Hiện nay, nước ta đang có 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến. Các mô hình này sẽ phù hợp với từng loại hình công ty khác nhau bởi nó có ưu điểm và nhược điểm. Chúng tôi sẽ chia sẻ các loại hình văn hóa doanh nghiệp ngay dưới đây.

Mô hình văn hóa gia đình

Đặc điểm của mô hình văn hóa gia đình là môi trường làm việc thân thiện đề cao sự hợp tác và thúc đẩy tinh thần làm việc ngày càng tốt hơn. Vì vậy mô hình văn hóa gia đình mang tính hợp tác cao và ít cạnh tranh hơn các mô hình văn hóa doanh nghiệp còn lại.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Mô hình văn hóa gia đình khép kín, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và khá phổ biến tại các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… Người lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm chăm sóc tất cả các nhân viên của công ty và đòi hỏi các nhân viên của mình phải có sự trung thành tuyệt đối với công ty. Đối với mô hình này, những nhân viên lớn tuổi, có kinh nghiệm sẽ được giao những trọng trách quan trọng, giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt và có một số quyền kiểm soát trong tổ chức. 

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp này:

Ưu điểm: Mang đến sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty nhờ lòng trung thành và gắn bó của các thành viên.

Nhược điểm: Các giá trị kiểu mẫu văn hóa truyền thống của công ty sẽ kìm hãm sự phát triển và sáng tạo của mỗi thành viên. Việc trao quá nhiều quyền cho các nhân viên lớn tuổi và có kinh nghiệm làm việc lâu dài có thể sẽ không tạo ra động lực và tinh thần cống hiến và cố gắng của nhân viên trẻ tuổi. Đối với các công ty lớn thì sẽ rất khó duy trì mô hình văn hóa này.

Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa ra môi trường doanh nghiệp khép kín và chú trọng vào nền văn hóa bản địa. Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình văn hóa này. Các doanh nghiệp tại đất nước Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia đình này. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các thành viên trong công ty như: quan tâm đến học hành, con cái, ốm đau, hiếu hỷ… đều được doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt. Doanh nghiệp đã có những chế độ để nhân viên yên tâm với công việc của mình và yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

Mô hình văn hóa sáng tạo

Mô hình văn hóa sáng tạo nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thực hiện định hướng công việc cho nhân viên với tư duy cầu tiến, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Thông qua mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có cơ hội sáng tạo tự do và không ngừng học tập, đổi mới để phát huy hết được năng lực của bản thân mà không cần quan tâm nhiều đến thứ bậc. Tuy nhiên, môi trường làm việc này áp lực và có tính cạnh tranh lớn. Bạn nên có những chuẩn bị và kế hoạch cho riêng mình khi làm việc trong những môi trường này. 

mo hinh van hoa doanh nghiep

Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, marketing, công nghệ đều áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo. Lý do được cho là vì những công ty có cấu trúc khá đơn giản và không áp lực về thứ bậc ưu tiên sáng tạo của bản thân. Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là mô hình sẽ được phổ biến trong tương lai. Vì sự sáng tạo của con người trong khi làm việc là không ngừng nghỉ. 

Ưu điểm: Có thể phát triển hết khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp bả thân và học hỏi thêm nhiều kiến thức từ những người xung quanh. Việc này sẽ không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này. Hiện nay các công ty về truyền thông và sáng tạo nội dung của nước ta đang áp dụng mô hình doanh nghiệp này khá hiệu quả. 

Nhược điểm: Môi trường này có tính cạnh tranh cao và tốc độ đào thải nhân viên liên tục. Nhân viên làm việc trong môi trường này sẽ dễ bị áp lực và thiếu tinh thần khi làm việc nhóm. Để tồn tại tốt trong những môi trường này đòi hỏi nhân viên phải có bản lĩnh làm việc tốt. Công ty cần làm tốt truyền thông nội bộ và đặc biệt là chế độ lương và phúc lợi tốt.

Mô hình văn hóa thị trường

Đặc điểm riêng biệt nhất của mô hình này là mọi thứ đều được đánh giá trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc áp dụng mô hình văn hóa này vào văn hóa của doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đó đạt được.

Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường khá thoải mái và có tính khích lệ nhân viên đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và mong muốn chiến thắng bằng những mức thưởng lớn. Trong nền văn hóa thị trường, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu và mong muốn nhân viên làm việc với kết quả cao nhất.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Ưu điểm: 

Làm việc trong môi trường này, nhân viên sẽ luôn nhiệt tình với công việc

Bầu không khí cạnh tranh sẽ khuyến khích tinh thần của tất cả các nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận, đây chính là động lực để nhân viên có thể đạt được KPI của mình.

Áp dụng mô hình doanh nghiệp này thường sẽ giúp doanh nghiệp thành công và kinh doanh có lãi.

Nhược điểm:

Việc nhân viên tham gia vào công việc của doanh nghiệp có thể là thách thức vì mỗi quyết định của bạn đều gắn liền với một con số.

Sự cạnh tranh liên tục mà môi trường này sẽ thúc đẩy tạo ra môi trường làm việc gay gắt.

Nhân viên có thể cảm thấy rất căng thẳng và áp lực trong công việc vì phải đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đôi khi nhân viên sẽ cảm thấy kiệt sức vì họ liên tục phải chạy kpi.

Hiện nay, có một số doanh nghiệp tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng, sale đều áp dụng mô hình doanh nghiệp này. Chủ doanh nghiệp thường sẽ áp kpi cho từng cá nhân đến các bộ phận.                    

Mô hình văn hóa phân cấp 

Trong mô hình văn hóa này sẽ thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Mô hình doanh nghiệp này sẽ như một hình tháp nhiều tầng, mỗi tầng sẽ có một nhiệm vụ riêng, và được phân công và quy định rõ ràng trong quy định của công ty. Mô hình này thích hợp với những công ty lớn và số lượng nhân sự lớn.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Các nhà quản lý sẽ điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa vào hiệu suất công việc của doanh nghiệp. Đối với mô hình doanh nghiệp này hoạt động trơn tru là quan trọng nhất. Mô hình văn hóa này sẽ có quy định về các nguyên tắc về trang phục, giờ làm việc.

Ưu điểm:

Nhân viên sẽ biết chính xác những gì họ sẽ được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Giúp các nhân viên có được cảm giác an toàn khi biết rằng các kỳ vọng và điều kiện làm việc có thể đoán trước được.

Nhược điểm: 

Mô hình văn hóa này có cách tiếp cận khá khô khan sẽ không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệp của nhân viên. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu đam mê, sáng tạo từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.

Mô hình này sẽ ưu tiên các thủ tục hơn con người, điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc không linh hoạt.

Nếu không thay đổi sẽ khó phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.

Các mục tiêu của doanh nghiệp được ưu tiên hơn cá nhân, có nghĩa là nhân viên sẽ không được tham gia nhiều vào hoạt động của doanh nghiệp.

Đối tượng phù hợp với mô hình văn hóa này: Các công ty thiên về quản trị bằng sự quyết đoán, sức mạnh là chủ yếu thường là các công ty về sản xuất…

mo hinh van hoa doanh nghiep

Ví dụ: Những công ty ở Đức thường áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp này. Mạnh mẽ và hiệu quả như tháp Eiffel là điển hình ở Đức. Điều này được phản ánh từ việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự phân công của tổ chức. Điều này sẽ làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc. Người Đức thường không thích sự bất ngờ, những thay đổi đội xuất trong kinh doanh không được họ chào đón. Vậy nên mô hình khá phù hợp khi sử dụng ở Đức.

Cách xác định mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp nhất

Xác định giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới

Giá trị của một doanh nghiệp là một cụm từ mà chủ sở hữu hoặc người sáng lập muốn ai đó nghĩ ngay lập tức khi tên doanh nghiệp xuất hiện trong tâm trí. Đây là những yếu tố quan trọng sẽ được đưa vào hành động và gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Nếu đó chỉ là một doanh nghiệp hướng tới giành được sự tin tưởng của khách hàng thông qua nhiều phương thức tiếp cận khác nhau, tích cực trong việc mở ra thị trường mới.

Cho dù đó là một doanh nghiệp mới bắt đầu bước chân vào thị trường nơi mọi người đều có tiếng nói, điều quan trọng là phải thể hiện giá trị doanh nghiệp của bạn bằng một vài từ được coi là phù hợp nhất.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Đặt mục tiêu thực tế trong văn hóa doanh nghiệp

Các mục tiêu để xây dựng văn hóa doanh nghiệp được xây dựng với sự đa dạng và lành mạnh và các giá trị được chia sẻ.

Chủ doanh nghiệp cần xem xét lý do tại sao họ bắt đầu kinh doanh và những gì họ muốn đạt được. Văn hóa doanh nghiệp nên phản ánh rõ ràng các mục tiêu, mục tiêu phải là một thông điệp tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên và những người khác theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thu hút nhân viên tham gia vào xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên chính là một thước đo theo dõi hiệu quả kinh doanh và sự đồng thuận của nhân viên trong vấn đề này. Để cải thiện mô hình văn hóa thì chắc chắn cần phải có sự tham gia của tất cả nhân viên.

Các doanh nghiệp cần thu thập phản hồi bằng cách cho nhân viên tham gia khảo sát. Đảm bảo thông tin khảo sát được ẩn danh để nhận phản hồi thực sự từ chính nhân viên.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Giải pháp giúp cải thiện văn hóa doanh nghiệp hiệu quả nhất?

Để cải thiện văn hóa doanh nghiệp, điều đầu tiên cần làm là phác thảo từng mục đầu tiên cần phải làm. Sau đó suy nghĩ về những mục tiêu đó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của bạn. Cố gắng đi đến một định nghĩa duy nhất và trung thực cho từng định nghĩa, trung thực là chìa khóa cho sự thành công của các mục tiêu.

Thay đổi suy nghĩ trong xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp là điều rất quan trọng trong kinh doanh và nó có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Để góp phần cải thiện văn hóa doanh nghiệp thì việc đầu tư trang thiết bị là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Để tối đa chi phí và tiết kiệm thời gian và nhân lực thì giải pháp tối ưu là sử dụng dịch vụ quản lý, xây dựng phần mềm, website cho doanh nghiệp của Hostingviet. 

Với nhiều năm kinh nghiệm về công nghệ thông tin và kinh doanh và làm việc trong môi trường quốc tế, tham gia điều hành công ty và tham gia làm việc trên thị tối ưu và hiệu quả nhất cho khách hàng.

mo hinh van hoa doanh nghiep

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ về xây dựng phần mềm quản lý nhân sự, kho, bán hàng… thiết kế và xây dựng các website, tư vấn và cung cấp tên miền nhằm tiết kiệm công sức, thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc.

==> Tham khảo : Dịch vụ Tổng đài ảo 

Trên đây, là những chia sẻ của Hostingviet về vấn đề mô hình văn hóa doanh nghiệp tại nước ta. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình. 

Bài viết liên quan
 
 
2024/07/11

Hướng dẫn Restore/Download tài khoản bằng Jetbackup trên Directadmin

Đây là tính năng Backup hoàn toàn tự động mà Hostingviet cung cấp cho khách hàng của mình, bạn ho&agrav...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/03/04

Sitejet Builder là gì? Hướng dẫn dùng Sitejet Builder trên cPanel

Sitejet Builder là gì? Sitejet Builder là một sản phẩm của Webpros - công ty công nghệ nổi tiếng với các giải pháp v&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/05

Hướng dẫn Restore/Download tài khoản bằng Jetbackup trên cPanel

Bắt đầu từ ngày 15/09/2020, Hostingviet cung cấp tính năng JetBackup cho các tài khoản hosting DirectAdmin và cPanel. Đây l...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/02/22

Hướng dẫn: Cách cấu hình ứng dụng khởi động cùng Windows Server

Khi bạn triển khai một ứng dụng trên một máy chủ Windows Server, có thể có những tác vụ hoặc dịch vụ mà bạn muốn tự động khở...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/02/21

Cách lên lịch khởi động lại Windows Server 2012?

Thường xuyên khởi động lại máy tính của bạn theo lịch trình hàng tuần hoặc thường xuyên có thể tăng hiệu suất của m&aa...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/16

Cách Chụp Ảnh Trên Máy Tính Win 7/10/11 Bằng Camera Dễ Nhất

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu đời sống của con người cũng ngày càng được nâng lên, việc làm đẹp cho bản th&a...
Tác giả:
Đọc thêm