ICMP là gì? 9 Loại giao thức ICMP phổ biến

Ngày đăng: 23/10/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 5
Theo dõi:

ICMP là gì? Đây là một giao thức thuộc tầng mạng (network layer) trong bộ giao thức TCP/IP. Để hiểu rõ hơn về giao giao thức icmp này, hãy cùng với HostingViet tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

ICMP là gì

ICMP là gì?

ICMP (viết tắt của Internet Control Message Protocol) - giao thức tin nhắn được kiểm soát trên Internet là một tập hợp những quy tắc truyền thông liên lạc mà những thiết bị dùng để truyền dữ liệu lỗi trong mạng. 

Trong quá trình trao thông tin nhắn giữa người gửi và nhận, có thể xảy ra một số lỗi  như tin nhắn quá dài hoặc những dữ liệu không được gửi đi theo đúng thứ tự, lúc này, người ta sẽ dùng ICMP để thông báo cho người gửi để họ gửi lại thông báo.

Cấu trúc của ICMP

ICMP có cấu trúc gồm 2 phần chính là header và data. Cụ thể từng phần như sau: 

  • Header chứa 3 trường dữ liệu quan trọng là code, type và checksum để có thể xác định loại thông báo ICMP và có thể kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu.
  • Data sẽ chứa những thông tin cụ thể về lỗi hay trạng thái của kết nối mạng

Cách ICMP hoạt động

Giao thức ICMP hoạt động cùng những giao thức mạng khác như giao thức UDP hay TCP/IP. Nó tập trung vào việc truyền tải những thông báo kiểm soát cùng với thông báo các lỗi giữa những thiết bị mạng.

Dưới đây là chi tiết cách mà ICMP hoạt động:

  • Tạo thông điệp ICMP: Khi cần gửi thông báo lỗi hay thông báo kiểm soát, giao thức này sẽ tạo ra một gói tin ICMP chứa những trường dữ liệu quan trọng như mã lỗi, loại thông điệp, checksum và dữ liệu khác liên quan.
  • Nhúng vào gói tin IP: Gói tin ICMP vừa được tạo sẽ được nhúng vào trong một gói tin IP như một phần dữ liệu.
  • Chuyển địa chỉ đích: Gói tin ICMP được chuyển tới địa chỉ ip của thiết bị đích
  • Truyền tải gói tin ICMP: Gói tin ICMP được chuyển tiếp theo quy trình định tuyến qua những thiết bị mạng như router, cách truyền tải sẽ giống với các gói tin IP khác.
  • Xử lý tại thiết bị đích: Sau khi được truyền tới thiết bị đích, gói tin ICMP sẽ được rút trích và xử lý bởi chính giao thức này. Các hành động tiếp theo sẽ phụ thuộc vào mã lỗi và loại thông điệp ICMP
  • Xử lý thông điệp ICMP: Thiết bị đích sẽ dựa vào mã lỗi và loại thông điệp để xử lý thông điệp ICMP
  • Phản hồi (nếu cần): Đối với một số loại thông điệp ICMP thì thiết bị đích có thể sẽ phản hồi lại bằng một thông điệp tương ứng.

Chức năng của giao thức ICMP

Giao thức tin nhắn được kiểm soát trên Internet có các chức năng như sau:

Điều khiển dòng dữ liệu

ICMP gửi tới trạm nguồn thông báo để ngừng việc truyền thông tin khi nó quá nhanh và trạm đích không kịp xử lý.

Kiểm tra trạm làm việc

Giao thức ICMP được dùng để kiểm tra trạng thái của các trạm làm việc hoặc các thiết bị trên mạng thông qua lệnh ping (ICMP Echo Request và Echo Reply). Lệnh này sẽ giúp xác định xem thiết bị đó có tồn tại, có đang hoạt động và kết nối mạng bình thường hay không.

Thông báo lỗi

ICMP cung cấp các thông báo lỗi liên quan đến quá trình truyền dữ liệu. Các lỗi thường gặp bao gồm:

  • Destination Unreachable: Đích không thể truy cập được.
  • Time Exceeded: Thời gian sống (TTL) của gói tin đã hết.
  • Redirect: Định tuyến sai cần phải sửa đổi.

9 Loại giao thức ICMP phổ biến

Để có thể hiểu được 9 loại ICMP này, bạn cần biết các trường type, cũng như xác định ý nghĩa và thông điệp của chúng:

  • 0: Echo reply
  • 3: Destination unreachable
  • 4: Source quench
  • 5: Redirect
  • 8: Echo
  • 9: Router advertisement
  • 10: Router selection
  • 11: Time exceeded
  • 12: Parameter problem
  • 13: Timestamp
  • 14: Timestamp reply
  • 15: Information request
  • 16: Information reply
  • 17: Address mask request
  • 18: Address mask reply
  • 30: Traceroute
  • 31: Datagram Conversion Error
  • 32: Mobile Host Redirect
  • 33: IPv6 Where-Are-You
  • 34: IPv6 I-Am-Here
  • 35: Mobile Registration Request
  • 36: Mobile Registration Reply
  • 37: Domain Name Request
  • 38: Domain Name Reply
  • 39: SKIP
  • 40: Security Failures

Dưới đây là 9 loại thường thấy, bao gồm:

9 Loại giao thức ICMP phổ biến

ICMP echo (Loại 8, Mã 0 và 1)

Loại này lại được chia ra làm 2 loại nhỏ:

  • Type = 0 -> echo request, code = 0
  • Type = 8 -> echo reply, code = 0

ICMP Destination Unreachable (Loại 3)

Thông báo này sẽ cho bạn biết rằng gói tin không đến được điểm đích và kèm theo nguyên nhân.

ICMP Parameter Problem (Loại 12)

Loại giao thức này thông báo cho bạn biết có vấn đề về tham số trong gói tin.

ICMP Redirect/ Change Requesst (Loại 5)

Loại giao thức này thông báo điều hướng địa chỉ IP mới tới nguồn, dùng để cập nhật bảng định tuyến trên những thiết bị mạng.

ICMP Timestamp request (Loại 13, Mã 0 và 1)

Loại giao thức ICMP này là phương thức đồng bộ thời gian giữa nơi truyền và nơi nhận tin có thể thực hiện qua 2 loại: 

  • Type = 13, code = 0 -> ICMP Timestamp Request: Yêu cầu phía thiết bị đích phải ghi lại thời gian và phản hồi lại.
  • Type = 14, code = 0 -> ICMP Timestamp reply: Phản hồi kèm theo thông tin thời gian từ phía thiết bị đích.

ICMP Information Request and Reply (Loại 15, Mã 0 và 1)

  • Type = 15, code = 0 -> ICMP Information Request: Yêu cầu thiết bị đích phản hồi với thông tin hữu ích.
  • Type = 16, code = 0 -> ICMP Information Reply: Phản hồi kèm thông tin yêu cầu.

ICMP Address Mask Request 

Khi máy chủ tìm được mạng con của mình thì sẽ dùng các hình thức sau:

  • Type = 17, code = 0 -> ICMP Address Mask Request: Yêu cầu thiết bị đích phải cung cấp thông tin về mặt nạ mạng.
  • Type = 118, code = 0 -> ICMP Address Mask reply: Phản hồi kèm thông tin mặt nạ mạng

ICMP Router Discovery

Giao thức ICMP này dùng để xác định bộ định tuyến khi người gửi mất default gateway.

ICMP Source Quench (Loại 4)

Được dùng để báo cho người gửi về sự tắc nghẽn và yêu cầu người gửi giảm tốc độ gửi gói dữ liệu.

Vậy là trên đây HostingViet đã giới thiệu cho bạn “ICMP là gì?”, 9 loại giao thức ICMP và những thông tin xoay quanh nó. Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/18

Voip là gì? Ưu nhược điểm và Ứng dụng của công nghệ này

Voip là gì? Voip (viết tắt của cụm từ Voice over Internet Protocol) là truyền giọng nói trên giao thức IP, công nghệ truyề...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/16

SQL injection là gì? Các dạng tấn công SQL Injection

SQL injection là gì? SQL injection là một kỹ thuật cho phép kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng về câu truy vấn của những ứng dụn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/11

Soap là gì? Các Ưu - Nhược điểm, so sánh SOAP và REST

Soap là gì? Soap là viết tắt của cụm từ Simple Object Access Protocol, nó là tên của một giao thức nhắn tin đặc biệt được...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/09

Fedora là gì? Các ưu điểm nổi bật và nhược điểm của Fedora

Fedora là gì? Fedora là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nhân Linux, được phát triển và duy tr&i...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/07

WebRTC là gì? Cơ chế hoạt động và lợi ích của WebRTC

WebRTC là gì? WebRTC (viết tắt của cụm từ Web Real-Time Communications) là một công nghệ mã nguồn mở cho phép truyền trực...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/04

Domain Controller là gì? Cách cài đặt Domain Controller

Domain Controller là gì? Domain Controller là một hệ thống máy chủ được thiết lập để quản lý, kiểm tra domain website, nó...
Tác giả:
Đọc thêm