IaC là gì? Lợi ích của Infrastructure as code

Ngày đăng: 18/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 15
Theo dõi:

IaC là gì? IaC hay cơ sở hạ tầng dưới dạng code là một định nghĩa mà nhiều người còn chưa biết. Trong bài viết này, hãy cùng HostingViet tìm hiểu về IAC nhé.

IaC là gì

IAC là gì?

IaC (viết tắt của cụm từ Infrastructure as Code) hay cơ sở hạ tầng dưới dạng code là việc quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng thông qua code thay vì thông qua những quy trình thủ công như xưa.

Quản lý cơ sở hạ tầng thủ công như ngày xưa sẽ tốn nhiều thời gian và dễ mắc lỗi, đặc biệt là khi ứng dụng trên quy mô lớn, còn cơ sở hạ tầng dưới dạng mã thì sẽ giúp bạn xác định được trạng thái mong muốn của cơ sở hạ tầng mà không cần phải thực hiện thủ công tất cả những bước để thu được trạng thái đó.

Lợi ích của Infrastructure as code

Nhờ có IaC, việc quản lý hạ tầng đã chuyển dần từ những phần cứng vật lý ở các datacenter sang ảo hóa, Cloud hoặc container, không phải làm thủ công như trước nữa.

Dưới đây là một số các lợi ích khi sử dụng IaC:

  • Giúp tăng tốc độ website
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giảm rủi ro so với việc triển khai thủ công do con người.
  • Tăng tính nhất quán của cơ sở hạ tầng.
  • Dễ dàng sao chép môi trường: Người dùng có thể triển khai cùng một môi trường ở trên một hệ thống khác, ở nơi khác bằng việc dùng cùng một IaC, miễn là phải có sẵn tài nguyên cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã hoạt động như thế nào?

Giống với mã phần mềm mô tả một ứng dụng và cách hoạt động của ứng dụng, cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC) mô tả kiến trúc hệ thống và cách mà nó hoạt động. IaC kiểm soát tài nguyên ảo hóa bằng việc xử lý những tệp cấu hình như tệp mã nguồn. IaC có thể dùng để quản lý cơ sở hạ tầng theo phương thức có thể lặp lại và được mã hóa.

Những công cụ quản lý cấu hình IaC dùng những thông số ngôn ngữ khác nhau. Bạn có thể phát triển IaC trong java hoặc Python tương tự mã ứng dụng.

Cách tiếp cận IaC

Có 2 cách để tiếp cận IaC là:

2 Cách tiếp cận IaC

Khai báo

IaC khai báo cho phép nhà phát triển mô tả các tài nguyên và cài đặt tạo ra trạng thái cuối của một hệ thống mong muốn. Sau đó, IaC sẽ tạo ra hệ thống này từ mã cơ sở hạ tầng. Vì vậy, IaC khai báo rất dễ dùng, miễn là nhà phát triển biết mình cần cài đặt nào và thành phần nào để chạy ứng dụng.

Mệnh lệnh

IaC mệnh lệnh cho phép nhà phát triển mô tả tất các bước để thiết lập tài nguyên và có một hệ thống theo mong muốn, cũng như trạng thái đang chạy.

IaC mệnh lệnh sẽ phức tạp hơn IaC khai báo nhưng nó cần thiết để triển khai cơ sở hạ tầng phức tạp.

Vai trò của IaC trong DevOps

DevOps là một quá trình nâng cao hợp tác giữa các nhóm phụ trách vận hành CNTT và nhóm phát triển phần mềm.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng code cung cấp một ngôn ngữ chung cho cả đội ngũ vận hành và nhà phát triển, nâng cao sự hợp tác trong môi trường DevOps.

Các nhóm DevOps dùng IaC cho nhiều mục đích, bao gồm:

  • Đảm bảo sự nhất quán của những cấu hình có thể tái tạo giữa các môi trường
  • Thiết lập môi trường hoàn chỉnh một cách nhanh chóng, từ phát triển tới sản xuất
  • Tích hợp liền mạch với những đơn vị cung cấp đám mây và thực hiện điều chỉnh tăng/giảm quy mô tài nguyên cơ sở hạ tầng tùy theo nhu cầu.

Trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “IaC là gì?” và những thông tin liên quan như cách nó hoạt động và vai trò của nó trong DevOps. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan
 
 
2024/10/02

Mạng MAN là gì? Các đối tượng phù hợp sử dụng mạng MAN

Mạng MAN là gì? Mạng MAN (viết tắt của cụm từ Metropolitan Area Network) là loại mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/30

GIT là gì? Các thuật ngữ quan trọng liên quan đến Git

GIT là gì? GIT là hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), được d&ugr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/27

WAF là gì? Lợi ích và Cách thức hoạt động của WAF

  WAF là gì? WAF (viết tắt của Web Application Firewall) là tường lửa ứng dụng web, đây là một thiết bị Proxy xử lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/25

TLS là gì? Các phiên bản của TLS và Chức năng của nó

TLS là gì? TLS (viết tắt của Transport Layer Security) là giao thức được dùng để bảo vệ thông tin khi truyền trên mạng. Đ&...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/23

NFS là gì? Hướng dẫn cách cài đặt NFS Server

NFS là gì? NFS là viết tắt của cụm từ Network File System, là một giao thức được thiết kế ra giúp chia sẻ thông tin dữ li...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/20

UEFI là gì? So sánh UEFI và Legacy BIOS

UEFI là gì? UEFI (viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface) dịch ra là “Giao diện firmware mở rộng hợp nhất”, nó...
Tác giả:
Đọc thêm