Nhắc đến hệ thống mạng không thể thiếu các thiết bị như Hub, Switch vì chúng có chức năng kết nối nhiều máy tính, hay thiết bị mạng với nhau. Vậy Hub là gì? Hub với Switch giống và khác nhau như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo trong phần chia sẻ sau của Hosting Việt nhé!
Hub là gì?
Hub là thiết bị mạng được dùng để kết nối các máy tính, thiết bị điện tử trong cùng một hệ thống mạng LAN. Mỗi Hub có khoảng 4 – 24 cổng, và thực hiện vai trò của trung tâm kết nối. Trong đó, khi một cổng nhận được dữ liệu thì Hub sẽ tiến hành sao chép rồi chuyển dữ liệu đến những cổng khác. Vì Hub không thể phân biệt được nhiệm vụ xuất phát từ cổng nào nên nó chuyển đồng thời dữ liệu đến toàn bộ các cổng.
Chức năng của Hub là gì?
Mỗi thiết bị Hub đóng vai trò là một kết nối đến tất cả thiết bị mạng, và thực hiện xử lý dữ liệu gọi là các khung. Sau khi Hub nhận được một khung, nó sẽ được khuếch đại ngay lập tức và truyền đến các cổng của máy tính đích.
Trong Hub sẽ có một khung và có thể là Broadcast được truyền đến tất cả cổng. Khi tiến hành công việc này, Hub không phân biệt được cổng thực hiện nhiệm vụ nên nó cũng không quan tâm việc khung chỉ được mệnh với 1 cổng. Vì lý do đó, Hub chuyển dữ liệu đến tất cả các cổng, nhằm đảm bảo hoàn thành được mục đích. Điều này dẫn đến việc có nhiều lưu lượng truy cập mạng, gây ra tình trạng phản hồi mạng kém.
Hơn nữa, Hub 10/100Mbps còn phải chia băng thông với toàn bộ cổng có trong mạng nên chỉ duy nhất máy tính, hoặc thiết bị được phát sóng có quyền truy cập tối đa băng thông. Do đó, khi có nhiều thiết bị cùng phát sóng thì băng thông bị chia nhỏ cho các hệ thống, và tất nhiên hiệu suất sẽ giảm tương ứng.
Nói tóm lại, thiết bị Hub giúp phát triển dữ liệu mạng đến thiết bị khác. Một Hub sở hữu nhiều cổng kết nối nên số lượng thiết bị kết nối mạng với nó sẽ nhiều tương ứng.
Tốc độ của Hub là gì?
Tốc độ của mỗi Ethernet Hub khác nhau. Nó chính là tốc độ dữ liệu mạng hay băng thông. Với những Hub đời đầu, tốc độ chỉ đạt 10 Mbps, nhưng với Hub hiện đại thì con số này là 100 Mbps, đồng thời nó còn có khả năng kết nối với tốc độ kép 10 Mbps và 100 Mbps. Chính vì tính năng này mà các Hub hiện đại có tên gọi là Hub tốc độ kép, hay Hub 10/100.
Mỗi Hub có số lượng cổng kết nối không giống nhau, nhưng phổ biến nhất là Hub 4 – 5 cổng. Bên cạnh đó, các loại Hub 8 cổng, 16 cổng cũng được sử dụng nhiều. Các loại Hub có số cổng ít sẽ phù hợp cho mạng internet trong gia đình, Hub nhiều cổng thì phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ hoặc gia đình có nhiều thiết bị.
Ngoài ra, các Hub đều có khả năng tăng số lượng thiết bị kết nối bằng cách nối kết với nhau.
Các dòng Hub cũ có kích thước khá lớn và phát ra tiếng ồn khi hoạt động vì chúng có tích hợp quạt làm mát thiết bị. Trong khi đó, các Hub hiện đại sẽ hoạt động êm ái hơn, kích thước cũng gọn nhẹ nên thuận tiện trong việc di chuyển.
Phân loại Hub
Dựa vào tính năng của Hub mà người ta phân chúng thành 3 loại:
-
Passive Hub
Đúng như tên gọi, loại này hoạt động khá thụ động, và hiệu suất truyền mạng không được cải thiện. Passive Hub chỉ đơn giản thực hiện nhiệm vụ nhận dữ liệu trên một cổng rồi phát đến tất cả các cổng.
-
Active Hub
So với Passive Hub, Active Hub được bổ sung thêm các tính năng cải tiến hơn. Đó là, tính năng giám sát quá trình dữ liệu gửi đến thiết bị kết nối. Thông qua việc dùng store technology (công nghệ store) kiểm tra dữ liệu trước khi nó được chuyển đi, nhằm đánh giá mức độ ưu tiên chuyển trước giữa các gói tin.
Bên cạnh đó, Active Hub còn có tùy chọn sửa chữa các gói tin lỗi, điều hướng hoặc phân phối những gói tin còn lại. Trong trường hợp có một cổng đọc được gói tin nhưng tín hiệu yếu thì Hub sẽ tiến hành khuếch đại tín hiệu, để tín hiệu có thể đến các cổng khác. Còn khi có một thiết bị kết nối mạng bị lỗi. Hub sẽ thực hiện việc tăng tín hiệu đến các thiết bị còn lại trong cùng hệ thống mạng.
-
Smart hub là gì?
So với 2 loại trên, Smart hub là loại ưu việt nhất. Bên cạnh các tính năng tương tự như Passive Hub và Active Hub, nó còn được bổ sung thêm chip điều khiển giúp tự động chuẩn đoán, phát hiện lỗi trên những thiết bị vật lý. Điều này cực kỳ hữu ích vì nó sẽ rà soát được thiết bị hoạt động kém trong hệ thống mạng.
Data Hub là gì?
Data Hub là một kiến trúc lưu trữ hiện đại. Bằng việc lấy dữ liệu làm trung tâm, nó giúp doanh nghiệp có thể tích hợp, chia sẻ thông tin, phục vụ cho quá trình phân tích, và các công việc AI.
Hub và Switch có gì khác nhau
Swith là bộ chuyển mạch, đóng vai trò quan trọng trong một hệ thống mạng. Nó được sử dụng cho mục đích kết nối các đoạn mạng theo mô hình mạng hình sao, đồng thời, hoạt động như Bridge có nhiều cổng.
Mặc dù về bản chất, Hub và Switch đều là thiết bị kết nối mạng nhưng chúng lại khác nhau về cơ chế hoạt động và tính năng.
Điểm giống nhau của Hub và Switch
- Giúp kết nối nhiều máy tính và các thiết bị với nhau trong cùng hệ thống mạng.
- Có khả năng khuếch đại tín hiệu.
- Có chức năng phân phối gói dữ liệu đến tất cả các cổng.
Điểm khác nhau của Switch và Hub là gì?
- Cách chuyển dữ liệu
Đối với Hub, dữ liệu sẽ đi vào từ một cổng rồi Hub sao chép, sau đó phân tán đến các cổng còn lại.
Còn đối với Switch, khi dữ liệu đi vào, nó thực hiện việc phân tích, xác định nguồn và đích rồi mới chuyển gói tin. Điều này giúp cho dữ liệu được truyền chính xác.
- Cơ chế hoạt động
Hub hoạt động bằng chế độ half duplex, tức nó chỉ truyền hay nhận dữ liệu trong một thời điểm.
Còn Switch hoạt động với cơ chế full duplex nên trong một thời điểm nó có thể vừa truyền vừa nhận dữ liệu.
>>Xem thêm: Platform Là Gì?
Trường hợp sử dụng Hub
Hub trở nên hữu ích khi nó cần thay thế tạm thời cho Switch bị hỏng, hay mở rộng mạng. Thực tế, bạn chỉ nên dùng Hub khi không quan tâm đến vấn đề hiệu suất mạng. Hoặc nếu dùng trong mạng gia đình thì Hub cũng là lựa chọn phù hợp.