Hệ thống phân giải tên miền là gì? Vai trò, Phương thức hoạt động

Ngày đăng: 29/08/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 119
Theo dõi:

DNS giúp định danh và xác định vị trí của các tài nguyên mạng, như máy chủ, trang web, địa chỉ email và các dịch vụ trực tuyến khác. Nếu bạn đang có nhu cầu mua tên miền, hãy tham khảo bảng giá của Hosting Việt : https://hostingviet.vn/ten-mien/

Với vai trò chính trong việc kết nối và giao tiếp trên Internet, hệ thống phân giải tên miền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của mạng lưới và sự truy cập thông tin trực tuyến

Hệ thống phân giải tên miền là gì? 

Theo Wikipedia, Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System -DNS) về căn bản là một hệ thống giúp cho việc chuyển đổi các tên miền mà con người dễ ghi nhớ (dạng ký tự, ví dụ www.example.com) sang địa chỉ IP vật lý (dạng số, ví dụ 123.11.5.19) tương ứng của tên miền đó. DNS giúp liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị trên Internet.

he thong phan giai ten mien

Vai trò của hệ thống phân giải tên miền

DNS cho phép sử dụng tên miền dễ nhớ (như example.com) thay vì phải ghi nhớ địa chỉ IP dài và khó nhớ. Người dùng có thể truy cập vào trang web bằng cách gõ tên miền vào trình duyệt mà không cần nhớ địa chỉ IP.

he thong phan giai ten mien

Hệ thống phân giải tên miền giúp định danh và phân giải các tên miền quốc tế. Cho phép truy cập đến các trang web và dịch vụ trên toàn cầu. Điều này giúp kết nối và giao tiếp giữa các người dùng trên các quốc gia khác nhau trở nên thuận tiện và mượt mà hơn.

Chúng cấp khả năng quản lý tên miền. Bao gồm đăng ký, cấu hình và cập nhật thông tin liên quan đến tên miền. Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát và sở hữu các địa chỉ web của họ trên Internet.

DNS cung cấp các thông tin cần thiết để giao tiếp và truy cập đến các dịch vụ trực tuyến như email, FTP, VoIP và nhiều ứng dụng khác. DNS cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định địa chỉ IP của các máy chủ và dịch vụ mạng.

Bên cạnh đó, một tên miền phân giải nhanh và tin cậy có thể cải thiện hiệu suất trang web và tạo lòng tin cho người dùng khi truy cập vào trang web.

DNS hoạt động như thế nào?

he thong phan giai ten mien

Giao thức DNS hoạt động theo từng bước và cấu trúc của nó. Bước đầu tiên được gọi là "DNS query" - một truy vấn để lấy thông tin phân giải.

Chúng ta có thể sử dụng ví dụ đơn giản là việc tìm kiếm một trang web bằng cách nhập tên miền vào trình duyệt (ví dụ: www.google.com). Đầu tiên, máy chủ DNS sẽ kiểm tra thông tin phân giải trong file hosts - một tệp thông tin nằm trong hệ điều hành, đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi tên máy chủ thành địa chỉ IP. Nếu không tìm thấy thông tin trong file hosts, máy chủ DNS sẽ tiếp tục kiểm tra trong bộ nhớ cache - nơi lưu trữ tạm thời thông tin DNS của phần cứng hoặc phần mềm. Các vị trí phổ biến để lưu trữ thông tin cache là bộ nhớ cache của trình duyệt và bộ nhớ cache của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Nếu không tìm thấy thông tin trong cache, bạn sẽ nhận được mã lỗi hiển thị trên màn hình.

Có mấy loại DNS Server?

Khi một khách hàng tìm kiếm một tên miền - thường thông qua trình duyệt web - nhà cung cấp DNS của họ thực hiện quá trình phân giải đa bước thông qua bốn máy chủ sau để tìm và trả về địa chỉ IP phù hợp. 

DNS recursor

Có vai trò như một người hướng dẫn trong thử viện, được yêu cầu tìm kiếm một cuốn sách cụ thể trong tủ sách rộng lớn. Chúng được thiết kế để nhận các yêu cầu truy vấn từ thiết bị của khách hàng thông qua các ứng dụng. (Ví dụ: trình duyệt web). Nó có trách nhiệm gửi các yêu cầu bổ sung để đáp ứng truy vấn DNS từ máy khách hàng. 

Robot Nameserver

 Nhận yêu cầu đầu tiên từ máy chủ recursor và trả về máy chủ miền cấp cao nhât (TLD) phù hợp. Dựa trên phần mở rộng miền của máy chủ được truy vấn. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là một chỉ mục trong thư viện trỏ đến các giá sách khác nhau, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm. 

TLD server

TLD server là một thành phần quan trọng trong hệ thống phân giải tên miền (DNS). Mỗi tên miền đều có một phần mở rộng cuối cùng được gọi là top level domain (TLD). Ví dụ như .com, .org, .net, .vn, và nhiều hơn nữa.

TLD server chịu trách nhiệm duy trì thông tin cho tất cả các tên miền có cùng phần mở rộng TLD.  Khi một DNS recursor (máy chủ đệ quy DNS) nhận được yêu cầu phân giải tên miền, nó sẽ tìm đến TLD server tương ứng với phần mở rộng của tên miền được yêu cầu. TLD server sẽ trả về thông tin về máy chủ chính quyền (authoritative nameserver) cho tên miền đó.

he thong phan giai ten mien

Authoritative Name Server

Đây là điểm cuối cùng trong truy vấn máy chủ DNS. Khi một DNS Resolver tìm thấy Authoritative Name Server, điều này đồng nghĩa với việc bắt đầu quá trình phân giải tên miền. Ngoài ra Authoritative Name Server chứa thông tin về việc tên miền được kết nối với địa chỉ IP nào. Nó sẽ cung cấp cho DNS Resolver địa chỉ IP tìm thấy trong danh sách dữ liệu bản ghi của nó. Nếu địa chỉ IP không có sẵn, máy chủ sẽ báo lỗi. 

Một số nguy cơ mà hệ thống phân giải tên miền có thể gặp phải: 

  • Các cuộc tấn công DNS

Những hành động xâm nhập hoặc quấy rối được thực hiện với mục đích tấn công hệ thống phân giải tên miền. DNS phải đối mặt với các cuộc tấn công như DDoS (Distributed Denial of Service), cache poisoning, DNS spoofing và DNS hijacking.

Những cuộc tấn công này có thể gây ra sự cố về bảo mật và làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

  • Hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống phân giải tên miền

Một hệ thống phân giải tên miền không ổn định hoặc chậm có thể gây ra trì hoãn trong việc tải trang web và làm giảm trải nghiệm người dùng.

Khi máy chủ DNS gặp sự cố hoặc ghi nhận thông tin không chính xác, nó có thể gây ra sai sót trong việc phân giải tên miền và dẫn đến việc truy cập vào trang web không thành công.

Do đó, để bảo vệ hệ thống DNS, cần triển khai các biện pháp bảo mật. Đó có thể là sử dụng phần mềm chống tấn công hay các cấu hình chặn truy cập không hợp lệ. Đồng thời cập nhật thường xuyên các phần mềm và công nghệ mới nhất. 

he thong phan giai ten mien

Tóm lại, hệ thống phân giải tên miền (DNS) là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của Internet. Nó giúp chúng ta truy cập vào các trang web, dịch vụ trực tuyến một cách dễ dàng. 

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống phân giải tên miền. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc, hãy để lại bình luận. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.

=> BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Tư Vấn Cách Chọn Tên Miền (ĐẸP, CHUẨN SEO) Cho Website

Top 8 Website Đăng Ký Tên Miền Miễn Phí Vĩnh Viễn Tốt Nhất

Bài viết liên quan
 
 
2024/02/22

Tại sao nên đăng ký tên miền website?

Tên miền là gì? Tên miền là gì? Tên miền (domain) là địa chỉ của một trang web đang hoạt động trên Int...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/26

Tên miền Camera là gì? Tư vấn cách mua, đăng ký và gia hạn

Kỷ nguyên công nghệ 4.0 đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hấp dẫn để quản lý tài sản và đảm bảo an ninh dễ d&agrav...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/23

VNNIC là gì? Những điều cần biết về Trung tâm Internet Việt Nam

VNNIC, hay Việt Nam Internet Network Information Center, là một cái tên quen thuộc và đóng một vai trò quan trọng trong ng&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/23

ICANN là gì? Mối quan hệ, cơ chế và chính sách hoạt động của ICANN

ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) - một cụm từ viết tắt có vẻ xa lạ, nhưng thực tế, đó là một tổ chức quan trọng v&agr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/23

Tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 là gì? Tên miền nào có cấp độ cao nhất

Khi bạn quyết định mua một tên miền cho website của mình, bạn có thể gặp phải các thuật ngữ "tên miền cấp 1", "tên miền cấp 2"...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/16

Tên miền website là gì? Các tiêu chí lựa chọn tên miền

Tên miền là một trong hai yếu tố quan trọng nhất để website có thể hoạt động được trên môi trường Internet. Do đó, khi xâ...
Tác giả:
Đọc thêm