Domain Controller là gì? Cách cài đặt Domain Controller

Ngày đăng: 04/10/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 35
Theo dõi:

Domain Controller là gì? Nó có các ưu, nhược điểm gì? Có mấy loại DC? Chức năng của nó là gì? Cách cài đặt ra sao? Tất cả câu hỏi sẽ được HostingViet trả lời trong bài viết này!

Domain Controller là gì

Domain Controller là gì?

Domain Controller là một hệ thống máy chủ được thiết lập để quản lý, kiểm tra domain website, nó có trách nhiệm quản lý những vấn đề an ninh mạng như xác thực và ủy quyền cho user.

Trong các website doanh nghiệp, domain controller là một phần không thể thiếu.

Đánh giá ưu nhược điểm khi sử dụng Domain Controller

Domain Controller có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Mã hóa dữ liệu người dùng tốt
  • Quản lý người dùng chính xác, tập trung
  • Có tính năng khóa tự động
  • Cấu hình liên kết dự phòng giúp phân phối và nhân rộng hơn
  • Chia sẻ tài nguyên cho printer và file một cách nhanh chóng và dễ dàng

Nhược điểm

  • Việc thiết lập và duy trì một Domain Controller đòi hỏi có phần cứng máy chủ chuyên dụng
  • Có khả năng bị tấn công cao do là server quản lý mạng
  • Mạng lưới sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào uptime.
  • Người dùng và hệ điều hành phải được duy trì luôn luôn ở mức ổn định và bảo mật tốt.

Phân loại domain controller phổ biến

Domain Controller có 2 loại là Primary Domain Controller và Backup Domain Controller - BCD, mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Các loại domain controller phổ biến

Primary Domain Controller - PCD

  • Đây là máy chủ chính, chịu trách nhiệm chính trong việc lưu trữ, các thông tin, hình ảnh, bảo mật các tài nguyên, dữ liệu.
  • Primary Domain Controller cũng là Windows server của cá nhân, doanh nghiệp nào đó.
  • Khi có PCD cũ bị lỗi, sẽ ngay lập tức có cái mới để tiếp nối, đảm bảo chất lượng công việc.

Backup Domain Controller - BCD

  • BCD là máy chủ dự phòng, có chức năng tương tự PDC nhưng chỉ được kích hoạt khi PDC gặp sự cố.
  • Nó giúp cân bằng khối lượng công việc khi có vấn đề rắc rối xảy ra.
  • Trong mỗi chu kỳ của domain controller backup sẽ có sự tham gia của PDC để tự động tiến hành quá trình thực hiện sao chép cơ sở dữ liệu một cách tốt nhất.

Chức năng của Domain Controller

Domain Controller (DC) là một thành phần quan trọng ở trong mạng doanh nghiệp, có nhiều chức năng giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát và bảo mật tài nguyên mạng. Dưới đây là những chức năng chính của Domain Controller:

Chức năng của domain controller đối với Global Catalog Servers

Đối với Global Catalog Servers thì Domain Controller có chức năng lưu trữ những đối tượng cho domain, hệ thống domain controller active directory này được chỉ định để làm Global Catalog Servers lưu trữ những đối tượng từ các domain trong forest một cách an toàn nhất.

Chức năng của domain controller đối với Operations Masters

Đối với Operations Masters, Domain Controller có chức năng loại bỏ khả năng xung đột của những entry bên trong cơ sở dữ liệu Active Directory, đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống domain controller in active directory.

Chức năng khác

Ngoài các chức năng ở trên, DC còn có chức năng khác như:

  • Hệ thống domain controller trình nhận dạng tương đối (RID), tên miền master và sơ đồ tổng thể.
  • Domain controller linux xác định mô phỏng cơ sở hạ tầng tổng và Primary Domain Controller (PDC)

Cách cài đặt Domain Controller

Để cài đặt domain controller, bạn cần có tài nguyên như máy chủ cài đặt rồi thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiến hành cài đặt dịch vụ Active Directory Domain Services.

Bước 2: Nâng cấp máy chủ của bạn lên máy chủ domain:

  • Vào “Promote This Server To A Domain Controller”, chọn “Add A New Forest”, nhập domain mà bạn muốn cài vào.
  • Nhấn Next tiếp tục cho đến tới màn hình chuyển qua phần cài đặt.
  • Tiếp theo hãy nhấn Next tới phần khi hoàn tất cài đặt.
  • Cuối cùng, bạn hãy check máy tính xem đã lên Domain chưa.

Bước 3: Truy cập vào tool, chọn mục “Active Directory User And Computer” để bắt đầu cài đặt OU, Group, User.

Bước 4: Tạo OU: Nhấn chuột phải vào Domain chọn New và chọn Organizational Unit.

Bước 5: Đặt tên cho OU, ở tab New, bạn tạo một Group và đặt tên cho group đó.

Bước 6: Tạo user và thêm user này vào trong Group đã tạo vừa nãy.

Bước 7: Bạn cho User vào domain bằng cách trỏ DNS máy chủ về IP của server, sau đó nhập domain vào computer máy chủ để Join domain. Sau đó bạn bấm Check máy chủ là hoàn tất.

Vậy là trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “Domain Controller là gì?” và cách cài đặt Domain Controller chi tiết cùng nhiều thông tin khác. Nếu bạn còn gì thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 02466567555 để được giải đáp nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/11/05

Port 443 là gì? Có tác dụng gì? Port 443 có luôn mở không?

Port 443 là gì? Port 443 là một trong số những cổng mạng được đánh số mà máy tính dùng để hướng các...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/11/01

FTPS là gì? So sánh điểm khác biệt giữa FTPS và FTP

FTPS là gì? FTPS hay SFTP (viết tắt của File Transfer Protocol Secure) là một giao thức được dùng để truyền tải dữ liệu an toàn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/31

Router là gì? Chức năng - Nguyên lý hoạt động của Router WiFi

Router là gì? Router (hay còn gọi là bộ định tuyến, thiết bị định tuyến) là thiết bị mạng giúp chuyển các g&oacut...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/28

PPPoE là gì? Lợi ích - Ứng dụng? So sánh PPPoE và DHCP

PPPoE là gì? PPPoE là viết tắt của Point-to-Point Protocol over Ethernet - một giao thức mạng được bắt nguồn từ một giao thức cũ hơn, được gọ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/25

DNSSEC là gì? Danh sách 4 bản ghi mới của DNSSEC

DNSSEC là gì? DNSSEC (viết tắt của Domain Name System Security Extensions) là công nghệ an toàn mở rộng của DNS, nhằm cải thiện ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/23

ICMP là gì? 9 Loại giao thức ICMP phổ biến

ICMP là gì? ICMP (viết tắt của Internet Control Message Protocol) - giao thức tin nhắn được kiểm soát trên Internet là một tập h...
Tác giả:
Đọc thêm