DMCA sẽ mang đến giải pháp bảo vệ website của bạn khỏi sự vi phạm bản quyền. Từ đó, vấn đề bị đánh cắp thông tin, nội dung hay hình ảnh của site được hạn chế. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo chia sẻ sau của Hosting Việt nhé!
DMCA là gì?
DMCA là từ viết tắt của Digital Millennium Copyright Act, được hiểu là luật bảo vệ bản quyền tác giả. Đây là luật do tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua và chính thức ban hành ngày 28/11/1998.
DMCA ra đời nhằm mục đích bảo vệ bản quyền của tất cả các sản phẩm công nghệ. Đồng thời, luật cũng quy định rõ về hình thức xử lý những hành vi vi phạm bản quyền bao gồm bẻ khóa, kinh doanh các sản phẩm công nghệ trái phép.
Cách thức bảo vệ của DMCA protected là gì?
Để giúp DMCA có thể bảo vệ bản quyền của nội dung trang web và giải quyết minh bạch các tranh chấp sau này, bạn phải thêm đoạn code của DMCA vào website muốn được trang này bảo hộ bản quyền. Nhờ thế, DMCA có thể thiết lập được chứng nhận và khi bạn phát hiện bất kỳ website nào lấy cắp nội dung từ trang web của mình thì có thể báo cho DMCA.
Sau đó, DMCA thông báo cho chủ quản của trang web vi phạm. Trong trường hợp, người quản lý website không phản hồi thì DMCA sẽ thông báo đến bên cung cấp dịch vụ OSP/ISP để có biện pháp xử lý.
Các nội dung được DMCA bảo vệ
Các nội dung sau sẽ được DMCA bảo vệ bản quyền:
- Hình ảnh do chính bạn chụp.
- Video bạn tự làm.
- Các đồ họa do bạn tự thiết kế.
- Các văn bản do bạn biên soạn.
- Những ứng dụng bạn tự thiết kế.
- Các chương trình bạn tự viết.
- Hồ sơ cá nhân hoặc profile công ty.
Hình phạt cho các website khi vi phạm DMCA
Tùy vào mức độ vi phạm bản quyền mà DMCA có những biện pháp xử phạt khác nhau. Cụ thể:
- Mức nhẹ: Tất cả các nội dung vi phạm sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo, Bing cũng như những công cụ tìm kiếm khác.
- Mức nặng: Website vi phạm sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi thanh công cụ tìm kiếm.
Lý do nên đăng ký DMCA?
Đối với người quản lý website, việc đăng ký DMCA là điều cần thiết và bắt buộc. Vì nó giúp bảo vệ nội dung của trang web trước những người có hành vi copy nội dung. Đồng thời, giúp bảo vệ chính bạn khỏi chiêu trò “report DMCA” của những người làm SEO không chân chính.
Thực tế, có không ít trường hợp nội dung website do chính admin tự biên soạn nhưng lại bị copy đem về web khác và web này được đăng ký bản quyền DMCA trước. Lúc này, trang web copy bài đã báo cáo với DMCA và tất nhiên website viết bài nguyên bản sẽ bị phạt. Tất cả link bài viết bị gỡ khỏi công cụ tìm kiếm. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nếu gặp tình huống này, bạn vẫn có thể kháng cáo. Tuy nhiên, nếu thành công thì cũng tốn từ 2 – 4 tuần. Với khoảng thời gian này thì công ty đã gặp không ít tổn thất về doanh thu, khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu, bản chất của DMCA cũng giống như luật đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ mà nước ta đang áp dụng. Vì thế, nếu ý thức được việc đăng ký DMCA ngay từ giai đoạn ban đầu của vận hành website, sẽ giúp bạn tránh được rủi ro từ những kẻ chuyên đi copy.
DMCA miễn phí hay mất phí? Và mức giá DMCA như thế nào?
Không chỉ có ưu điểm nổi bật trong việc bảo vệ bản quyền, DMCA còn có cả gói miễn phí dành cho các doanh nghiệp muốn thử trải nghiệm tính năng bảo vệ của DMCA. Điều này cực kỳ hữu ích cho các website mới thành lập và còn hạn chế về ngân sách vận hành. Tuy nhiên, khi trang web đã phát triển đến một mức độ nhất định, Hosting Việt khuyên bạn nên sử dụng gói trả phí. Bởi tính năng bảo vệ của nó ưu việt hơn.
Các tính năng nổi bật của gói trả phí (DMCA Pro):
- Miễn phí 10 lần yêu cầu gỡ nội dung vi phạm/năm. Với các lần sau thì giá DMCA là từ 199$.
- Mua 1 được 10. Theo đó, bạn có thể cài DMCA cho 10 trang web khác nhau.
- Hỗ trợ công cụ quét nội dung website của bạn để có thể tìm kiếm được các site copy nội dung.
- Gói Pro hỗ trợ kiểm tra không giới hạn số lượng website trên internet nhằm tìm kiếm nội dung bị nghi lấy cắp. Trong khi đó, gói miễn phí chỉ hỗ trợ tìm 2 website vi phạm.
- Có thêm công cụ kiểm tra thông tin của chủ quản website vi phạm bản quyền.
- DMCA quản lý trực tiếp các vi phạm bản quyền bằng cách thay bạn gửi yêu cầu đến website vi phạm hoặc nhà cung cấp dịch vụ của trang web. Trong khi đó, với bản miễn phí thì bạn phải báo cáo đến DMCA và đợi họ xem xét, phản hồi.
- Có bản tuyên bố bản quyền sở hữu tất cả những nội dung website đã được xác minh.
- Tùy chọn thêm logo của DMCA vào website.
- Sử dụng DMCA Pro giúp bạn có nhiều lợi thế hơn khi xảy ra tranh chấp.
- Và thêm nhiều tính năng ưu việt khác.
Cách đăng ký DMCA
Để đăng ký sử dụng DMCA, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Truy cập vào http://www.dmca.com và đăng ký thành viên. Nhấn vào nút Register.
Sau đó, hệ thống sẽ chuyển sang trang khai báo thông tin. Bạn điền đầy đủ các thông tin như bảng hiện ra là Email, tên, tên công ty… Khi hoàn tất điền thông tin, bạn click Submit để đăng ký tài khoản miễn phí.
Nếu muốn dùng gói Pro, bạn click vào nút Go Pro. Kế đến, truy cập vào email vừa đăng ký để lấy thông tin mật khẩu đăng nhập.
- Bước 2: Chèn code DMCA vào website
Bạn đăng nhập vào DMCA.
Sau khi đăng nhập, hệ thống sẽ chuyển sang giao diện mới. Bạn click vào nút “Add Badges to your site”.
Kế đến, một giao diện mới xuất hiện. Tại bảng này, bạn có thể chọn kiểu dáng, màu sắc hiển thị của logo DMCA để thêm vào website. Thao tác tiếp theo là bạn chỉ việc copy mã code ở cột bên phải, rồi nhúng vào vị trí dự định để chúng xuất hiện trên website.
Đến đây, bạn đã hoàn tất đăng ký DMCA cho website. Việc cuối cùng là chờ từ 24 - 48h để DMCA tiến hành cập nhật trang web của bạn.
Cách báo cáo DMCA khi phát hiện website vi phạm
Nếu dùng gói DMCA miễn phí, bạn phải báo cáo với DMCA ngay khi phát hiện có website lấy cắp nội dung trên site của mình.
Cách thực hiện:
- Đăng nhập vào tài khoản DMCA, chọn menu Managed Case.
- Sau đó, tạo bản báo cáo bằng cách chọn Add Takedown Case.
Sau khi báo cáo được gửi đi, DMCA sẽ phản hồi và hỗ trợ bạn.
Các cách khác để report website vi phạm ngoài báo cáo DMCA protected là gì?
Bên cạnh report lên DMCA, bạn cũng có thể áp dụng các cách sau để báo cáo về việc vi phạm bản quyền của site khác.
- Liên hệ chủ sở hữu website
Đây được xem là cách “nhẹ nhàng” nhất. Theo đó, bạn liên hệ với quản lý của website vi phạm bản quyền và yêu cầu họ gỡ các nội dung vi phạm ra khỏi trang web. Trong trường hợp, họ không chịu hợp tác thì bạn hãy report đến DMCA.
- Report đến nhà cung cấp dịch vụ Hosting
Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting rất chú trọng đến vấn đề bản quyền. Do đó, khi có bất kỳ báo cáo nào của bên thứ 3 về việc trang web sử dụng dịch vụ của họ đang sao chép nội dung, thì họ sẽ kiểm tra và gỡ bỏ nội dung vi phạm nếu xác minh báo cáo là đúng sự thật.
Nếu thành công thì nội dung vi phạm sẽ bị xóa, nếu không thì bạn có thể report lên Google để gỡ bỏ nó ra khỏi kết quả Tìm kiếm.
Trước khi xóa, chắc chắn bên cung cấp dịch vụ hosting sẽ gửi email thông báo về cách xử lý của họ cho chủ sở hữu website vi phạm biết như hình bên dưới.
>>Xem thêm: HTML là gì? HTNL CSS và Kiến Thức Tổng Quan Bạn Cần Nắm Rõ
Để report chính xác, bạn cần kiểm tra Tên nhà cung cấp dịch vụ hosting và Chính sách xử lý vi phạm DMCA của họ. Trong trường hợp, nhà cung cấp tuân theo luật DMCA thì bạn có thể report.
Tuy nhiên, nếu nhà cung cấp dịch vụ hosting không quan tâm đến DMCA. Đồng thời, website vi phạm bản quyền nội dung sử dụng Cloudflare, thì chắc chắn bạn không thể xác định được IP và tên đơn vị cung cấp máy chủ. Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng đến cách report lên Google.
- Report lên Google
Bạn đăng nhập vào trang “Xóa nội dung khỏi Google” rồi thực hiện theo các hướng dẫn để tiến hành báo cáo. Bản chất của Google là không gỡ nội dung vi phạm ra khỏi website, nhưng “ông lớn” này sẽ xử lý bằng cách xóa trang vi phạm ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google. Chỉ cần động thái này thôi thì cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng tìm kiếm của website vi phạm rồi.
Cách kiểm tra website có bị dính DMCA
Để xem website có nằm trong danh sách vi phạm DMCA và bị Google loại khỏi kết quả tìm kiếm hay không, thì bạn truy cập vào trang https://transparencyreport.google.com/copyright/overview?hl=vi để kiểm tra. Tại đây, toàn bộ thông tin về các trang bị report đến Google đều được liệt kê ở danh sách.
Sau khi vào đường dẫn trên, bạn click tiếp đến mục “Khám phá dữ liệu”. Sau đó, nhập tên miền cần kiểm tra vào ô tìm kiếm để xem thử tên miền có bị dính DMCA không.
Để kiểm tra thử tính năng này, Hosting Việt đã nhập một tên miền khá nổi tiếng và nhận được kết quả báo cáo như hình sau:
>>Xem thêm: Distro Linux là gì? Nên dùng Distro Linux nào, chúng có gì khác nhau
Website này khá lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm. Trong khoảng thời gian 2014 trở về trước thì site xuất hiện nhiều trên các kết quả tìm kiếm. Đồng thời, cũng trong các năm này, website bị dính số lượng rất lớn các report DMCA. Điều này dẫn đến kết quả là các năm tiếp theo (sau năm 2014), lượng visit giảm, xếp hạng cũng giảm do Google đã áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm bản quyền DMCA thông qua việc xóa khỏi kết quả tìm kiếm.
Đây là minh chứng cho thấy, nếu không xây dựng trang web thân thiện với Google và tìm hiểu đạo luật DMCA là gì để tuân giữ các điều khoản của nó, thì có thể bạn sẽ rơi vào “danh sách đen”. Điều này đồng nghĩa với việc bị loại khỏi kết quả tìm kiếm của Google. Và tất nhiên, hệ quả của nó là số lượng visit giảm, site của bạn cũng sẽ rớt hạng nhanh chóng.
Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về DMCA Là Gì? Chi Phí DMCA Và Cách Đăng Ký Từng Bước Như Thế Nào? Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!