DDoS Là Gì? Tấn Công DDOS Và Cách Chống DDOS Hiệu Quả Cho Website

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 148
Theo dõi:

Ngày nay với sự phát triển của mạng internet mọi người được kết nối với nhau dễ dàng hơn. Công việc cũng như nhiều hoạt động hằng ngày như việc mua bán, trao đổi thông tin, giao dịch tài chính đều có thể thực hiện thông qua mạng internet. Vì vậy mà nơi đây đã trở thành một môi trường béo bở để kẻ xấu có thể thực hiện các hành vi trục lợi, đánh cấp thông tin thực hiện các mục đích xấu. Một trong những ví dụ điển hình là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ hay được gọi với cái tên là DDoS. Vậy DDoS là gì? Tấn công DDoS là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào tới Website của bạn? Xem ngay cách phòng chống DDoS hiệu quả từ Hosting Việt.

DDoS là gì?

ddos la gi

DDoS là viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service, có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Có thể hiểu đơn giản đây là các cuộc tấn công với mục đích làm ngưng trệ các hoạt động của một website nhất định, làm người dùng ko thể truy cập vào các website bị tấn công. 

Cuộc tấn công DDoS web không những gây ra các ảnh hưởng thiệt hại cho website bị tấn công mà còn gây cản trở cho người dùng khi truy cập. Tình trạng xấu hơn còn  khiến máy của người dùng web bị nhiễm mã độc, bị điều khiển từ xa bởi các hacker thực hiện cuộc tấn công DDoS.

Có các loại tấn công DDoS gì?

ddos la gi

Để thực hiện các cuộc tấn công DDoS thì có rất nhiều phương thức khác nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Để lựa chọn tấn công theo phương thức nào thì đấy còn tùy thuộc rất nhiều vào người thực hiện cuộc tấn công, đặc điểm đặc thù của trang web bị tấn con và nhiều yếu tố khác.

Tấn công vào tài nguyên của web, đây là cách mà DDoS web sử dụng khác rộng rãi khi đa phần các website của nước ta đều có server thuê. Việc dùng chung một server, chia sẻ tài nguyên băng thông cho nhau đã trở thành một điểm yếu để các cuộc tấn công DDoS diễn ra thành công.

Thực hiện quá trình phá vỡ những cấu hình định tuyến của một trang web cũng là một cách thức khác khi người tấn công DDoS muốn ra tay đánh sập web của bạn. 

Nguyên cứu cấu hình và năng suất hoạt động, cũng như tìm ra được khe hở để phá vỡ đường dây hoạt động là sập web, ngừng trệ, thậm chí phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa và đưa website vào hoạt động trở lại.

Ngoài ra phương thức phá vỡ hoạt động, đường dây vận hành của website có nhiều hình thức nhau. Các cuộc tấn công DDoS có thể ngẫu nhiên, bất ngờ mà đánh vào bất cứ phần cứng phần mềm web để gây rất rối khiến chúng ngưng hoạt động để phân tán thông tin dịch vụ ra ngoài.

Cách thức hoạt động của các cuộc tấn công DDoS là gì?

Để tìm cách hiệu quả chống DDoS cho website thì điều đầu tiên chúng ta cần phải nắm được là hiểu cách thức hoạt động của chúng sau đấy mới đưa ra biện pháp tốt nhất để phòng chống chúng. 

Để có thể làm một trang web bị quá tải, xảy ra lỗi không thể load hết tất cả yêu cầu của người dùng thì cần phải tạo một áp lực truy cập lớn chưa từng có lên trang web. Đấy chính là cách thức vận hành chính của các cuộc tấn công DDoS. 

Có thể hiểu để tạo ra một DDoS cho website, người ta phải gửi nhiều tín hiệu truy cập ảo đến website làm nó quá tải, người dùng thật khi truy cập vào một web sẽ gặp lỗi và không truy cập được nên mới có tên gọi là từ chối dịch vụ phân tán.

Một cách thức tấn công DDoS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Botnet. Đây là một loại mạng máy tính được tạo ra từ các máy ảo đã bị điều khiển từ xa. Mạng máy tính này sẽ liên tục gửi các yêu cầu truy cập ảo nhiều tới mức có thể làm sập một website. 

Trong khi bạn truy cập vào các trang web có chứa virus, hoặc nếu không sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín thì máy tính của bạn bất cứ lúc nào cũng có thể bị xâm nhập, cho phép các hacker quyền điều khiển từ xa. Từ đấy ngón một tay để các chiến dịch tấn công DDoS ra đời.

Cách chống DDoS cho website 

ddos la gi

>>Tham khảo thêm : 6 cách phòng chống DDoS cho trang Web hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách để một cuộc tấn công DDoS được tiến hành và thành công đánh sập website của bạn. Khi một website bị từ chối dịch vụ phân giải sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau và đều rất khó khăn để khắc phục hậu quả. 

Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn có thể phòng tránh, bảo vệ website của mình trước những cuộc tấn công nguy hiểm ấy. 

Bạn có thể tham khảo những cách chống DDoS sau đây để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để ứng dụng bảo vệ website cũng như tài nguyên của doanh nghiệp.

Đầu tiên là theo dõi lưu lượng truy cập trên website của mình, đảm bảo việc bạn nhận ra sự bất thường khi lưu lượng truy cập tăng lên để kịp thời đối phó. Việc này giúp bạn theo dõi, kiểm soát được các cuộc tấn công DDoS vừa và nhỏ, ngay lập tứ khoanh vùng và truy xuất được IP đáng nghi ngờ.

Do nguyên nhân chính dẫn đến sập web là băng thông yếu không thể đáp ứng nhu cầu truy cập lớn cùng một lúc. Nếu tối ưu hóa được đường truyền tải cũng như các server hoạt động với hiệu năng mạnh mẽ thì sợ gì không xử lý được một nguồn lớn dữ liệu cùng một lúc.

Đơn vị cung cấp VPS hàng đầu hiện nay

Trên thị trường hiện nay, Hosting Việt là một trong những nhà cung cấp VPS giá rẻ hàng đầu cả nước, HostingViet sử dụng cả Firewall cứng và Firewall mềm. Đảm bảo website hoạt động ổn định nhất và chống DDoS tốt nhất. Chúng tôi còn cung cấp các gói dịch vụ toàn diện và hợp lý cho tất cả khách hàng. Hãy truy cập ngay https://hostingviet.vn để được tư vấn và chọn mua gói thích hợp nhất để tối đa hiệu quả dịch vụ của mình.

Tối ưu hóa website để chúng thân thiện với người dùng, sử dụng ích dữ liệu để hoạt động, tiếp xúc với tối đa người dùng hơn cũng là một cách hay ho giúp bạn chống DDoS cho website. Việc này không đòi hỏi đầu tư quá nhiều công sức nhưng hiệu quả mang lại là khá cao và nhất là có thể áp dụng lâu bền theo thời gian. Có thể bảo trì và nâng cấp cho phù hợp với xu hướng hiện tại, song song cũng thu hút người dùng truy cập hơn.

Một biện pháp nữa là sử dụng các dịch vụ kiểm soát tin rác, máy chủ phát tán tin tặc,… Dịch vụ này cung cấp cho người dùng tính phí theo tháng, theo năm hoặc theo gói khác nhau với nhiều lựa chọn về độ nghiêm ngặt khác nhau. 

Thông thường người dùng sẽ lựa chọn được quyền kiểm tra và truy xuất IP của các máy truy cập, các máy tính bị điều khiển từ xa thường có IP mạo danh. Từ việc kiểm soát được IP bạn có thể chặn và truy xuất được nhiều thông tin từ cuộc tấn công cũng như người thực hiện tấn công DDoS là ai.

 

Dịch vụ cho thuê VPS Hosting Việt - Tổng hợp

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/29

Honeypot là gì? Honeynet là gì? Cách thức hoạt động

Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển, an ninh mạng trở thành một trong những ưu tiê...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/29

Webflow là gì? Các tính năng, Ưu nhược điểm và Cách sử dụng

Trong thời đại phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số ngày nay, việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp không còn chỉ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Xung đột IP là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Khi bạn bắt gặp thông báo "Windows đã phát hiện xung đột địa chỉ IP" hoặc "máy tính khác trên mạng này c...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Lỗi a disk read error occurred là gì? Nguyên nhân và cách sửa

Lỗi A Disk Read Error Occurred là một trong những sự cố phổ biến khiến người dùng máy tính gặp khó khăn khi khởi động hệ thống của...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Downtime là gì? Các nguyên nhân gây ra Downtime và cách khắc phục

Downtime là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hệ thống mạng. Khi một trang web hoặc dịch...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/24

Địa chỉ IPV4 là gì? Được chia làm mấy phần, mỗi nhóm có mấy bit?

Trên bước tiến vững chắc của cuộc cách mạng kỹ thuật số, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày...
Tác giả:
Đọc thêm