Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake vs Data Warehouse

Ngày đăng: 09/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 14
Theo dõi:

Data Lake là nơi lưu trữ dữ liệu được nhắc tới nhiều trong ngành công nghệ và công nghệ thông tin, vậy data lake là gì? Lợi ích của nó là gì? Nó được ứng dụng trong việc gì? Kiến trúc data lake ra sao và phân biệt giữa data lake vs data warehouse. Tất cả sẽ được HostingViet giải đáp trong bài viết này! Cùng xem nhé!

Data Lake là gì

Data Lake là gì?

Data Lake (hay hồ dữ liệu) là nơi lưu trữ tập trung để chứa, xử lý, bảo mật một lượng lớn các dữ liệu, gồm dữ liệu cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc. Nó có thể lưu trữ các dữ liệu ở dạng nguyên thể, xử lý các loại dữ liệu khác nhau, không bị ràng buộc về kích thước. 

Data lake giúp lưu trữ lượng lớn dữ liệu thô và nâng cao hiệu suất phân tích và tích hợp dữ liệu gốc.

Lợi ích của data lake

Data lake đem lại cho bạn những lợi ích như sau:

Cải thiện tương tác với khách hàng

Do data lake kết hợp thông tin từ mạng xã hội với CRM và nền tảng mua bán và nền tảng mua bán, gồm xử lý sự cố và lịch sử mua sắm nên giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhóm khách hàng mang lại giá trị cao nhất, biết được nguyên nhân mà các khách hàng mua hàng hoặc rời bỏ thương hiệu và các chương trình khuyến mãi.

Tăng hiệu quả hoạt động

Data lake hỗ trợ lưu trữ và thực hiện phân tích trên dữ liệu IoT (Internet of Things) được dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp tìm ra phương pháp mới để tiết kiệm chi phí vận hành.

Cải thiện các lựa chọn đổi mới R&D

Data lake hỗ trợ nhóm R&D kiểm tra những giả thuyết, điều chỉnh giả định và đánh giá các kết quả, giúp cải thiện hiệu suất làm việc. 

Data Lake được ứng dụng trong việc gì?

Data lake được ứng dụng trong nhiều việc, cụ thể như sau:

Ứng dụng của Data Lake

Các ứng dụng của Data Lake

Quản trị dữ liệu và kiểm soát dữ liệu

Data lake chứa nhiều các loại dữ liệu khác nhau gồm cả dữ liệu nhạy cảm, hoặc là cần tuân thủ theo các yêu cầu, việc này có thể gây ra lo ngại về vấn đề bảo mật, môi trường mà không có cấu trúc cơ sở dữ liệu cụ thể sẽ tạo sự linh hoạt và độ phức tạp trong việc thiết lập quyền truy cập, cần dựa và những đối tượng cụ thể hoặc là định nghĩa siêu dữ liệu.

Ngày nay, thông qua việc dùng nhiều các công cụ quản trị khác nhau, vấn đề này đã được giải quyết.

Cài đặt chính sách lưu trữ

Data lake có thể lưu trữ dữ liệu lịch sử, nhưng không thể lưu trữ mãi mãi, các dữ liệu cần được xử lý khi không còn sử dụng để có thể tiết kiệm tài nguyên bộ nhớ cùng tuân thủ những tiêu chuẩn California CCPA, EU GDPR, Australian APP.

Lưu trữ một số bản sao dữ liệu

Data lake giúp lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, cho phép người dùng lưu trữ lượng lớn các dữ liệu với chi phí đầu tư thấp. Nó có thể lưu trữ cả dữ liệu đã qua xử lý và dữ liệu thô.

Kiến trúc Data Lake

Dưới đây là hình ảnh minh họa kiến trúc data lake:

Hình ảnh minh họa kiến trúc data lake

Trong đó:

  • Tầng Ingestion (phía trái mô tả các nguồn dữ liệu): Các dữ liệu có thể được nhập vào Data Lake theo thời gian thực hoặc theo lô.
  • Tầng Insights (Các tầng bên phải trong hình ảnh) đại diện cho phần nghiên cứu, nơi thông tin chi tiết từ hệ thống được sử dụng. Các truy vấn NoSQL, SQL hoặc thậm chí là Excel có thể được dùng để phân tích dữ liệu.
  • HDFS: Là nơi "đậu" cho tất cả các dữ liệu trong hệ thống.
  • Tầng Distillation: Lấy các dữ liệu từ tầng lưu trữ rồi chuyển đổi nó thành những dữ liệu có cấu trúc để giúp việc phân tích trở nên dễ dàng hơn.
  • Tầng Processing: Chạy những thuật toán phân tích và xử lý những truy vấn từ người dùng theo nhiều thời gian khác nhau, tương tác để tạo dữ liệu có cấu trúc giúp phân tích dễ dàng hơn.
  • Tầng Unified Operations: Quản lý và giám sát hệ thống.

Phân biệt Data lake vs data warehouse

2 dạng nơi lưu trữ này hay bị nhầm lẫn với nhau, nhưng thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau. Tôi sẽ so sánh data lake vs data warehouse vào một bảng cụ thể để bạn có thể tiện theo dõi nhé:

so sánh Data lake vs data warehouse

Tiêu chí so sánh

Data Lake

Data Warehouse

Dữ liệu

Dùng để lưu trữ mọi thứ

Chỉ tập trung vào quy trình kinh doanh

Xử lý

Dữ liệu chưa được xử lý là chủ yếu

Dữ liệu đã được xử lý cao

Loại dữ liệu

Có thể là loại phi cấu trúc, bán cấu trúc hoặc là có cấu trúc

Chủ yếu là cấu trúc và bảng 

Tính nhanh nhẹn

Có thể cấu hình lại nhanh chóng

Kém linh hoạt hơn

Nhiệm vụ

Chia sẻ quyền quản lý dữ liệu

Tối ưu hóa để truy xuất dữ liệu

Người dùng

Dùng chủ yếu bởi Data Scientist

Hay được chuyên gia kinh doanh sử dụng

Bảo mật

Khả năng kiểm soát thấp hơn

Cho phép kiểm soát các dữ liệu tốt hơn

Thay thế EDW

Có thể là nguồn cho EDW

Bổ sung cho EDW (không thay thế)

Kho

Thiết kế để có thể lưu trữ với chi phí thấp

Dùng bộ nhớ đắt tiền với thời gian phản hồi khá nhanh

Xử lý dữ liệu

Giúp nhập nhanh các dữ liệu mới

Tốn nhiều thời gian để giới thiệu các nội dung mới

Lược đồ

Lược đồ khi đọc (không có lược đồ xác định trước)

Lược đồ khi ghi (lược đồ xác định trước)

Mức độ chi tiết

ở mức độ chi tiết hoặc chi tiết thấp

ở mức độ chi tiết cao

 

Qua bảng trên, chúng ta đã biết các điểm khác biệt giữa 2 hình thức lưu trữ data lake vs data warehouse, trên thực tế, điểm chung duy nhất giữa chúng là đều có mục tiêu lưu trữ các dữ liệu cấp cao.

Trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “Data Lake là gì?” và cung cấp các thông tin liên quan, nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 66 567 555 để được giải đáp nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2024/09/20

UEFI là gì? So sánh UEFI và Legacy BIOS

UEFI là gì? UEFI (viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface) dịch ra là “Giao diện firmware mở rộng hợp nhất”, nó...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/18

IaC là gì? Lợi ích của Infrastructure as code

IAC là gì? IaC (viết tắt của cụm từ Infrastructure as Code) hay cơ sở hạ tầng dưới dạng code là việc quản lý và cung cấp cơ sở ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/16

RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

RPO là gì? RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống. Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/13

IMAP là gì? Sự khác nhau giữa IMAP và POP

IMAP là gì? IMAP (viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol) là một giao thức được dùng để truy cập và quản lý...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/11

Name server là gì? Cách thay đổi name server cho domain

Name server là gì? Name server (dịch sang tiếng việt là máy chủ tên miền) là hệ thống giúp điều phối quá tr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/04

VRAM là gì? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách tăng VRAM

  VRAM là gì? VRAM hay video RAM, là viết tắt của cụm từ “Video Random Access Memory” (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đ...
Tác giả:
Đọc thêm