Cloudflare Là Gì? Có Nên Sử Dụng Cloudflare?

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 204
Theo dõi:

Tìm hiểu cloudflare là gì trở thành đề tài được các bạn quản trị website quan tâm. Thực chất đây là một proxy server trung gian, được cung cấp bởi Cloudflare. Để giúp bạn tìm hiểu sâu về proxy server này cũng như có nên sử dụng chúng cho website không, HostingViet sẽ giải đáp mọi vấn đề bạn cần biết về Cloudflare là gì trong bài viết này. Hướng dẫn tạo Subdomain Cloudflare, cách sử dụng đầy đủ nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cloudflare là gì?

Cloudflare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server) trung gian, có chức năng điều phối lưu lượng truy cập giữa máy chủ (server) với các client.

Hay nói cách khác, thay vì truy cập trực tiếp website thông qua máy chủ để phân giải tên miền DNS thì người dùng sử dụng máy chủ phân giải tên miền của Cloudflare. Vì thế, tất cả các truy cập để xem dữ liệu trên website phải qua máy chủ của Cloudflare. Như vậy, lúc này Cloudflare đã đóng vai trò của một DNS trung gian.

Ngoài các chức năng cơ bản, Cloudflare còn có nhiều chức năng khác về tường lửa chống Ddos, Spam, CDN, SPDY, Forward Domain,, SSL, … Nhờ vào tính năng hấp dẫn mà các nhà cung cấp DNS khác không có, nên Cloudflare rất được các quản trị web tin dùng.

cloudflare la gi

Xem thêm : Addon Domain là gì?

Ưu và nhược điểm của Cloudflare 

Bất kỳ sản phẩm dịch vụ công nghệ nào cũng không đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối. Vì thế, mỗi dịch vụ đều có ưu, nhược điểm riêng và Cloudflare dash cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của Cloudflare:

+ Giúp website tăng tốc độ truy cập bằng cách dịch vụ Cloudflare sẽ lưu lại một bản nhớ đệm (cache) của trang web trên máy chủ của mình. Sau đó, phân phối đến những người truy cập gần máy chủ nhất. Thêm vào đó, các dữ liệu tĩnh như CSS, hình ảnh, tập tin, … cũng được Cloudflare nén dưới dạng gzip nên góp phần không nhỏ giúp tốc độ tải nhanh hơn.

+ Tiết kiệm băng thông của máy chủ do hạn chế việc truy cập trực tiếp vào trang web qua máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng chỉ còn khoảng ½ - 2/3 so với việc không dùng Cloudflare.

+ Mang đến sự bảo mật cao cho website, hạn chế được các tấn công của DDos hay spam bình luận trên blog hoặc một số cách thức tấn công khác. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng nâng cao tính bảo mật của trang web nhờ vào việc dùng Cloudflare, ví dụ như SSL miễn phí để thêm giao thức https; cũng như giới hạn truy cập tại một số quốc gia đã chỉ định hoặc cấm các IP nhất định truy cập; công nghệ tường lửa; bảo vệ các trang cao cấp, đòi hỏi đăng nhập (ví dụ gói premium, gói pro có tính phí).

cloudflare la gi

Nhược điểm của Cloudflare:

+ Do chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam kém nên nếu website đặt trên hosting có máy chủ tại Việt Nam, và khách hàng chủ yếu đến từ quốc gia này thì sử dụng Cloudflare sẽ làm chậm tốc độ tải trang. Nguyên nhân vì lúc này truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS trung gian là Cloudflare, sau đó mới trả kết quả về lại Việt Nam.

+ Thời gian uptime máy chủ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ Cloudflare. Tức, nếu xảy ra trường hợp server của Cloudflare down thì việc truy xuất vào website của bạn cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do không thể phân giải được tên miền đang dùng.

+ Nếu website bảo mật chưa kỹ thì rất dễ bị tấn công thông qua các cách khác nhau. Và dĩ nhiên, quản trị web cũng không biết được IP thực của người truy cập vào trang web của mình.

+ Đôi lúc xảy ra tình huống website của bạn bị off do bức tường lửa của hosting mà website đang đặt hiểu lầm IP của Cloudflare là địa chỉ tấn công.

cloudflare la gi

Có nên sử dụng Cloudflare

Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhỏ, tuy nhiên, Cloudflare vẫn được các quản trị mạng tin dùng, bởi hiện nay dịch vụ này đã ổn định và được đánh giá tốt hơn nhiều so với trước. Điển hình nhất là họ đã có hơn 130 data center tại các nước trên khắp thế giới. Trong đó, có không ít data center nằm ở khu vực gần Việt Nam như Singapore, Malaysia, Hong Kong, Philippines và thậm chí là cả Campuchia.

Nhờ thế, Cloudflare phần nào có thể phát huy hết những ưu điểm vốn của nó cho các trang web dùng DNS trung gian này. Đó là tiết kiệm tài nguyên băng thông, tăng cường bảo mật, SSL miễn phí, kho ứng dụng phong phú giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người truy cập website của bạn như Analytics, Social & Communication, Widgets & Plugins, UI & Design, Performance & Security, …

Bạn có thể tham khảo sử dụng VPS Giá Rẻ hoặc Thuê Máy Chủ tại Hosting Việt với băng thông trong nước và quốc tế luôn đạt ở mức cao nhất

Cách tạo subdomain Cloudflare

Sau khi đã biết rõ về Cloudflare là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại, nếu quyết định sử dụng dịch vụ Cloudflare cho website thì bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn cài đặt sau.

- Bước 1: Truy cập vào trang web https://www.cloudflare.com/ để đăng ký tài khoản miễn phí (link đăng ký: https://dash.cloudflare.com/sign-up). 

  • - Bước 2: Sau khi hệ thống thông báo đã đăng ký tài khoản thành công, bạn đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký. Bạn sẽ thấy màn hình hiện ra như sau.
  • cloudflare la gi

- Bước 3: Thêm địa chỉ website vào Cloudflare dash

Bạn nhập địa chỉ website dự định sẽ sử dụng dịch vụ Cloudflare làm DNS trung gian và miễn phí. Sau đó, nhấn nút “Add site”, rồi chờ trong thời gian khoảng một phút để hệ thống kiểm tra.

Tiếp đến, bạn chọn gói dịch vụ sử dụng, ở đây bạn có thể chọn gói miễn phí.

Ngoài gói miễn phí, Cloudflare có cung cấp các gói nâng cao và chúng được cải tiến thêm nhiều ứng dụng tiện ích. Tất nhiên, bạn phải trả phí thì mới có thể sử dụng những gói này.

cloudflare la gi

Sau khi nhấn vào nút “Continue”, bạn chờ một thời gian để Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền website. Trong trường hợp, nếu bạn đã tạo record DNS trước đó thì Cloudflare sẽ liệt kê chúng ở bên dưới. Còn nếu chưa có record DNS, bạn cần phải tạo DNS mới để trỏ tên miền.

Cách tạo cực kỳ đơn giản, hệ thống sẽ hiển ra Bảng thông tin để bạn khai báo, sau đó nhấn nút “Add record” là xong.

cloudflare la gi

- Bước 4: Trỏ cặp nameservers về Cloudflare

Tùy vào nhà cung cấp dịch vụ tên miền mà bạn sẽ có phần cấu hình tương ứng (phần này sẽ không giống nhau ở các bên cung cấp). Tuy nhiên, về cơ bản, bạn chỉ cần đổi DNS hiện có sang cái mới của Cloudflare. Sau đó, nhấn “Done, check nameservers”.

cloudflare la gi

Sau khi hoàn tất bước này, bạn phải đợi khoảng 1 – 2 giờ để Cloudflare xác nhận cặp DNS đã trỏ về thành công.

Hướng dẫn các cài đặt khác tại Cloudflare

Cài đặt Plugin Cloudflare

Trước khi kích hoạt SSL, bạn phải cài đặt thêm plugin Cloudflare để dễ dàng quản lí tại website. Đồng thời, giúp hỗ trợ tốt cho cấu hình SSL về sau. 

Cách thực hiện như sau:

Bạn vào phần Plugin, nhấn Add new, rồi gõ từ “Cloudflare” tại mục “Tìm kiếm” (Search) và đợi hệ thống hiển thị danh sách plugin. Tiếp đến, chọn nút “Install” ở plugin Cloudflare như hình. Sau đó, nhấn tiếp “Active” để kích hoạt plugin. 

cloudflare la gi

Sử dụng Plugin Cloudflare

Bạn vào phần cài đặt, chọn Plugin vừa tạo. Tiến hành đăng nhập vào tài khoản Cloudflare. Tại phần API, bạn tìm mục My Profile, tiếp đến tới mục API Key, chọn “View API Key” ở dòng Global API Key.

cloudflare la gi

Khi cửa sở pop up hiện lên, bạn copy API Key cho website. Sau đó, quay lại trang web của mình và đăng nhập với API Key.

Sau khi đăng nhập, click nút “Apply” ở phần “Optimize Cloudflare for WordPress” để kích hoạt cài đặt mặc định cho trang web. Kế đến, bạn cần phải xóa cache ban đầu bằng cách:

- Bấm chọn “Purge Cache”, rồi chọn tiếp “Purge Everything”. 

  • - Bật “On” ở mục “Automatic Cache Management”.
  • cloudflare la gi

Kích hoạt SSL để sử dụng https cho website 

Hiện nay, Google rất chú trọng giao thức bảo mật https nên việc nâng cấp lên giao thức này là điều hoàn toàn cần thiết cho các website. 

Https (Hypertext Transfer Protocol Secure) thực chất là một giao thức kết hợp giữa http và giao thức bảo mật SSL hoặc TLS giúp thông tin được trao đổi một cách an toàn trên môi trường internet. Vì thế, chúng thường được sử dụng trong trường hợp người quản trị website muốn bảo mật cao trang web của mình, nhất là những website có các giao dịch nhạy cảm, đòi hỏi tính bảo mật cao.

Tùy theo nhu cầu sử dụng và mức độ bảo mật mà Cloudflare cung cấp 3 loại chứng chỉ SSL. Tất cả các loại đều được hỗ trợ mã hóa traffic lượng truy cập, giúp ích cho công tác SEO nhờ vào việc Google đánh giá về website tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là tùy vào từng loại mà traffic giữa Cloudflare và máy chủ chứa website có hay không có mã hóa.

Ba loại chứng chỉ SSL Cloudflare:

+ Flexible SSL: loại chứng chỉ SSL này dễ cài đặt nhất, bởi nó không yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ thuật và thậm chí là không cần cài chứng chỉ lên server. Vì thế, phần lớn các website đều sử dụng Flexible SSL. Tuy nhiên, traffic giữa Cloudflare và server của website sẽ không được mã hóa. 

+ Full SSL: với SSL này bạn phải cài đặt nó lên server. Và bạn tự tạo hay dùng chức năng tạo chứng chỉ sẵn có của Cloudflare đều được. Tuy mức độ cài đặt Full SSL tương đối khó hơn so với Flexible SSL, nhưng bù lại, traffic trao đổi giữa Cloudflare và server của website sẽ được mã hóa.

+ Full SSL (Strick): cách cài đặt hoàn toàn giống với Full SSL. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng chứng chỉ SSL được xác thực chứ không thể tự tạo hay xài miễn phí. Chứng chỉ này được khá nhiều nơi bán như Geo Trust, Symantec, Comodo,… và bạn cũng có thể mua đồng thời cùng với domain.

cloudflare la gi

Trong phạm vi bài chia sẻ này, Hosting Việt sẽ hướng dẫn cách kích hoạt Flexible SSL.

Cách thực hiện như sau:

- Trong phần “Crypo”, có mục SSL, bạn chọn kích hoạt “Flexible”. Trong vòng 24 giờ Cloudflare sẽ cài đặt và kích hoạt chứng chỉ Flexible SSL.

Sau khi Cloudflare kích hoạt, bạn sẽ thấy phần status chuyển thành “Active Certificate”. Và từ lúc này, bạn đã có thể truy cập website bằng https. Tuy nhiên, nếu muốn tự động chuyển thành https thì bạn cần cấu hình thêm một chút.

cloudflare la gi

Cấu hình bật tự động chuyển https

Tại phần “Crypto”, bạn tới mục “Always use https” và chuyển sang chế độ “On”. Khi bật chức năng này thì bạn không cần cấu hình Page rules nữa nhé.

cloudflare la gi

Tuy nhiên, khi vào website thì còn hiện tượng một số trang nội dung vẫn bị trình duyệt báo chưa bảo mật (unsecure). Mặc dù truy cập vẫn là https nhưng chữ này màu trắng hoặc có thêm biểu tượng tam giác vàng. Nguyên nhân là do có một số thành phần của trang web như hình ảnh, js, css còn đang dùng http. Vì thế, để chuyển các link này sang https, bạn bật chế độ “On” ở mục “Automatic HTTPS Rewrites”.

cloudflare la gi

Cách cài đặt Plugin SSL insecure content fixer

Plugin SSL insecure content fixer có chức năng tự động chuyển các resource trên website qua https, bao gồm cả hình ảnh, js, css,… 

Cách cài đặt plugin này như sau:

Vào phần Plugin, chọn “Add new”, trong ô tìm kiếm, gõ nội dung “SSL Insecure Content Fixer” để tìm Plugin này.

cloudflare la gi

Sau đó, bạn click vào nút “Install now” để cài đặt, rồi nhấn tiếp “Active” để kích hoạt Plugin. Sau khi đã hoàn tất kích hoạt, vào phần Setting, chọn “SSL Insecure Content”.

Lúc này, hệ thống sẽ hiện ra bảng gồm 6 lựa chọn để fix lỗi http. Vì thế, bạn nên chọn lần lượt từ trên xuống, và lưu ý kiểm tra lại lỗi sau mỗi lựa chọn nhé để đảm bảo không còn bất cứ lỗi nào xảy ra. Cuối cùng, bạn bấm chọn “Save changes” để lưu tất cả các thay đổi.

cloudflare la gi

Cách cài đặt Plugin better search replace

Sau khi đã fix tất cả các link trên site sang https thì vẫn còn một vấn đề cần fix nữa. Đó là internal link trong phần nội dung của các bài viết. Nếu website ít nội dung thì bạn có thể mở từng bài và sửa link. Cách này hiệu quả và khá nhanh. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp có quá nhiều bài viết thì bạn cần cài đặt Plugin better search replace để chúng giúp tự động tìm và thay thế link trong bài viết sang https.

Cách cài đặt Plugin này cũng tương tự như Plugin SSL insecure content fixer. Bạn tìm tên Plugin rồi cài đặt. 

Lưu ý là trước khi cài đặt, bạn nên sao lưu dữ liệu để tránh bị mất data trong trường hợp phát sinh lỗi.

Cách cập nhật thay đổi cho SEO khi tạo subdomain cloudflare

+ Cập nhật Google Search Console

Vì Google xem website chạy https và http là 2 trang riêng biệt nên sau khi chuyển sang https thì bạn phải thông báo lại cho Google biết.

Cách thực hiện như sau:

 - Bạn đăng nhập vào Google Search Console theo đường link

https://www.google.com/webmasters/#?modal_active=none 

 - Click “Add a Property” để thêm thông tin website mới.

- Xác nhận domain bằng cách chọn một trong các phương pháp Verification methods. Gợi ý là bạn nên chọn phương thức verify giống như lúc xác nhận http để đỡ tốn thời gian upload file hay thêm tag html.

  • Bấm “Verify” để hoàn tất. 
  • cloudflare la gi

+ Cập nhật site cho Google

Vào Crawl, chọn Sitemaps, bấm nút “Add/Test Sitemap” rồi nhập tên sitemap. Cuối cùng bấm Submit để hoàn tất, hoặc nếu muốn xem thử trước khi bấm Submit thì bạn nhấn nút Test. 

+ Cập nhật Google Analytics

Cập nhật Google Analytics sẽ giúp Google thống kê traffic từ site chính xác. Cách thực hiện như sau:

 - Bạn login vào Google Analytics.

- Chọn website đã nâng cấp thành https.

- Vào mục Admin, chọn “Property Settings”.

- Thay đổi Default URL từ http sang https.

- Chọn “Adjust Search Console”.

- Bấm nút Delete để xóa trang web cũ.

- Sau đó, add tên website https vào.

  • Cuối cùng, nhấn nút Save để hoàn tất.
  • cloudflare la gi

+ Cập nhật Social Media

Để tăng lượng traffic mà Google ghi nhận được, bạn tiến hành cập nhật lại trang web trên tất cả các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram, Google Plus,…) từ http thành https.

Các lưu ý khi chuyển https

+ Trước khi chuyển https

- Chuẩn bị sẵn chứng chỉ SSL đã mua trong trường hợp bạn dự định dùng Full SSL. Lưu ý, nên chọn nhà cung cấp có uy tín nhé.

- Thống kê vị trí các từ khóa chính, từ khóa nằm trong top của website hiện tại.

- Thống kê các trang có lượng traffic nhiều nhất.

- Kiểm tra các link nội bộ và link structure của website.

- Kiểm tra liên kết 301 direct của website.

- Chuẩn bị các file sitemap XML và file robots.txt.

- Kiểm tra và ghi chú lại tất cả cấu hình đã thiết lập trước đó đối với bản http trong Google Search Console.

- Download file disavow về máy.

+ Sau khi chuyển https

- Kiểm tra site có tự động direct tất cả các link sang https.

- Kiểm tra chữ https có ổ khóa vàng không và chữ đã chuyển sang màu xanh chưa.

- Cập nhật tất cả cấu hình trong Google Search Console.

- Cập nhật site có giao thức https mới trong Google Analytics.

 - Upload file disavow.

- Submit lại sitemap và file robots.txt.

- Cập nhật tất cả link trong các bài viết, plugin, code 3rd,… Bạn có thể sử dụng tool https://www.jitbit.com/sslcheck/ để kiểm tra lỗi.

- Submit lại site giao thức https trong Crawl.

- Cập nhật lại link https cho tất cả các nội dung quảng cáo trên social media và các công cụ quảng cáo trực tuyến khác như Facebook Ads, Cốc Cốc, Google Adwords, Twitter, Intagrams, ...

  • - Theo dõi thứ hạng của tất cả các từ khóa, traffic và quá trình index của Google.
  • cloudflare la gi

 

Xem thêm : Băng thông là gì? Khái niệm băng thông trong Hosting, VPS

Lời kết

Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã có thể biết Cloudflare là gì, cũng như cách tạo subdomain Cloudflare cho website của mình. 

Sử dụng Cloudflare, sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển website từ http sang https. Đồng thời, việc nâng cấp này sẽ giúp trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, mang tính bảo mật cao và đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch SEO. Từ đó, giúp mang đến nhiều cơ hội tiếp cận với khác hàng tiềm năng và tăng doanh thu.

Ngoài ra, giao thức https còn rất quan trọng và có ích cho những trang web Thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, …

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/29

Honeypot là gì? Honeynet là gì? Cách thức hoạt động

Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển, an ninh mạng trở thành một trong những ưu tiê...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/29

Webflow là gì? Các tính năng, Ưu nhược điểm và Cách sử dụng

Trong thời đại phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số ngày nay, việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp không còn chỉ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Xung đột IP là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Khi bạn bắt gặp thông báo "Windows đã phát hiện xung đột địa chỉ IP" hoặc "máy tính khác trên mạng này c...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Lỗi a disk read error occurred là gì? Nguyên nhân và cách sửa

Lỗi A Disk Read Error Occurred là một trong những sự cố phổ biến khiến người dùng máy tính gặp khó khăn khi khởi động hệ thống của...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Downtime là gì? Các nguyên nhân gây ra Downtime và cách khắc phục

Downtime là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hệ thống mạng. Khi một trang web hoặc dịch...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/24

Địa chỉ IPV4 là gì? Được chia làm mấy phần, mỗi nhóm có mấy bit?

Trên bước tiến vững chắc của cuộc cách mạng kỹ thuật số, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày...
Tác giả:
Đọc thêm