Backup Là Gì? Backup Server Và Tại Sao Bạn Cần Phải Backup

Ngày đăng: 06/02/2023
Tác giả: Hostingviet
Lượt xem: 248
Theo dõi:

Mạng máy tính ra đời giúp các máy tính kết nối với nhau dễ dàng hơn, từ đó thuận lợi để chia sẻ cũng như lưu trữ dữ liệu. Với tốc độ phát triển như ngày nay, mạng máy tính ngày càng được “xã hội hóa” không khác gì một thế giới thật bên ngoài tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta. Backup dữ liệu là vấn đề rất nhiều người quản trị mạng quan tâm. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu về back up là gì và ngay lập tức thực hiện back up ngay cho dữ liệu quan trọng không thể đánh mất của mình. Vậy nên Backup dữ liệu là vấn đề rất nhiều người quản trị mạng quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi Backup dữ liệu là gì và tại sao cần backup hãy theo dõi ngay Hosting Việt giải đáp trong bài viết này nhé!

Backup là gì? Backup dữ liệu là gì?

backup la gi

Back up có nghĩa là sao lưu dữ liệu máy tính, việc này có thể hiểu đơn giản là sao chép và lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính của bạn. Đó giống như một bản sao để dành để đảm bảo bạn sẽ không mất dữ liệu hoàn toàn và vĩnh viễn. 

Các dữ liệu đã được sao chép sẽ tùy ý cho bạn giữ chúng, có thể là để trên một máy chủ khác , nơi lưu trữ khác ( ổ cứng,…). 

Môi trường mạng thường tìm ẩn nhiều nguy cơ về lỗi bảo mật, mặc dù đã có rất nhiều phương pháp bảo mật không ngừng được ứng dụng tuy nhiên vẫn không có gì khá chắc chắn. Vì thế mà sao khi back up dữ liệu server chúng ta nên lưu trữ các dữ liệu ấy vào các ổ cứng rời, USB, DVD,… để lưu trữ một cách an toàn nhất.

Vừa rồi là những thông tin về Back up dữ liệu là gì, vậy cách thức cụ thể chi tiết của công việc này là như thế nào? Có những loại back up như nào cho bạn lựa chọn và tất tần tật những điều về back up sẽ được chúng mình thông tin đến bạn ngay sau đây.

>>Xem thêm : Hướng dẫn backup/restore trong Direct Admin

Backup server và những gì bạn cần biết bề backup là gì?

 

backup la gi

Theo các phương thức truyền thống, người dùng sẽ ứng dụng những phần mềm hỗ trợ được cung cấp sẵn của nhà cung cấp hệ điều hành windows. Tuy nhiên việc reset dữ liệu theo cách này tốn rất nhiều thời gian, kết quả mang lại không quá xứng đáng cho việc phải chờ đợi trông một thời gian lâu như thế. 

Ngoài ra việc này tiêu tốn một dung lượng rất lớn, ổ cứng cũng như các thiết bị lưu trữ khác khó có thể chứa hết.

Cách thức như trên được gọi là Local backup, đây là cách dùng truyền thống nhất, được áp dụng rộng rãi và hầu như ai cũng từng back up một ít dữ liệu từ phương pháp này. Đấy là lý do ngày bé ta thường sử dụng các DVD để xem phim, nghe nhạc. Những phim ảnh và âm thanh có trong DVD là các dữ liệu được sao lưu từ máy tính chủ.

Ưu điểm của Local backup này là sử dụng thoải mái mà không cần kết nối mạng, bạn có thể thực hiện việc backup bất kỳ nơi nào. Có thể back up ra nhiều thiết bị lưu trữ và đem tới nhiều nơi, kể cả nơi ấy có hay không có mạng.

 Nhược điểm của phương thức Local back up là tuy tránh được các đối tượng tấn công trên mạng nhưng cũng có thể bị hư hỏng do các tác động bên ngoài vào các thiết bị. USB là thiết bị lưu trữ và sao chép dữ liệu phổ biến nhất và cũng dễ hư hỏng nhất, bị rơi xuống nước, cháy, bị vật nặng đè lên gây biến dạng,… 

Một phần nữa là do bộ nhớ lưu trữ không đủ rộng để chứa hết dữ liệu, việc này dẫn đến sự tốn kém ko phải đầu tư nâng cấp bộ nhớ hoặc có thể là mua thêm thiết bị để lưu trữ.

Cloud backup là gì?

Với sự phát triển của mạng như ngày nay, người ta nhìn thấy được tiềm năng lưu trữ khổng lồ trên không gian mạng. Từ đấy mà điện toán đám mây được ra đời, giúp người dùng lưu trữ dữ liệu một cách dễ dàng và tiết kiệm hơn. 

Cloud back up hay còn được gọi là online back up chỉ việc dữ liệu sao lưu được lưu trữ trên các điện toán đám mây.

Với phương pháp sao lưu này bạn không phải bận tâm đến dung lượng dữ liệu, bởi không gian lưu trữ trên mạng có thể cung cấp cho bạn một dung lượng khủng, bạn có thể tha hồ mà lưu trữ. Dễ dàng cho việc sử dụng dữ liệu đã được sao lưu, bạn có thể truy cập và lấy dữ liệu ở bất cứ nơi đâu có kết nối mạng internet mà không phải đem thiết bị lưu trữ theo bên mình như các phương pháp truyền thống nữa. 

Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng của các nhà cung cấp không gian lưu trữ mạng uy tín như Google Drive,Icloud sẽ bảo mật và an toàn hơn rất nhiều so với local back up như truyền thống. 

Những nền tảng này cho phép bạn truy cập dữ liệu cũng như đồng bộ chúng trên mọi thiết bị từ máy tính, laptop và cả các thiết bị di động. Như vậy đồng nghĩa với việc bạn có thể làm việc với dữ liệu của mình trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, thật tiện lợi phải không nào.

Tuy nhiên một điều khá phụ thuộc của cloud back up là gì chắc các bạn cũng đoán được rồi phải không. Đúng như vậy chính là internet, vì là một không gian được tạo nên từ nền tảng mạng cho nên nếu không có mạng bên cạnh bạn cũng sẽ không thể làm gì với dữ liệu của mình cả. 

Ngoài ra tốc độ đường truyền mạng cũng góp phần quyết định đến tốc độ sao lưu và truyền dữ liệu về, các bạn nên lưu ý điều này nhé.

Tại sao phải backup dữ liệu?

Dữ liệu cá nhân hay dữ liệu của doanh nghiệp điều có nguy cơ bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau (máy tính hư hỏng, máy chủ bị tin tặc tấn công, …). Khi bị tin tặc tấn công cướp dữ liệu nhằm mục đích thương mại, trừ những thông tin mật thì cần phải mua lại, còn tất cả dữ liệu quan trọng đều có thể giữ lại bằng biện pháp backup sao lưu. 

Việc back up sao lưu dữ còn giúp bạn có thể sử dụng dữ liệu một cách linh hoạt hơn sử dụng dữ liệu một cách rộng rãi, dễ dàng. Back up dữ liệu là một việc tất yếu mà dường như người dùng nào cũng thực hiện, công việc đơn giản, không mất quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả mang lại là vô cùng hữu ích.

Với những thông tin về Backup là gì? Backup server là gì và tại sao bạn cần phải backup. Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
 
 
2023/12/29

Honeypot là gì? Honeynet là gì? Cách thức hoạt động

Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển, an ninh mạng trở thành một trong những ưu tiê...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/12/29

Webflow là gì? Các tính năng, Ưu nhược điểm và Cách sử dụng

Trong thời đại phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số ngày nay, việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp không còn chỉ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Xung đột IP là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Khi bạn bắt gặp thông báo "Windows đã phát hiện xung đột địa chỉ IP" hoặc "máy tính khác trên mạng này c...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Lỗi a disk read error occurred là gì? Nguyên nhân và cách sửa

Lỗi A Disk Read Error Occurred là một trong những sự cố phổ biến khiến người dùng máy tính gặp khó khăn khi khởi động hệ thống của...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/25

Downtime là gì? Các nguyên nhân gây ra Downtime và cách khắc phục

Downtime là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hệ thống mạng. Khi một trang web hoặc dịch...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2023/11/24

Địa chỉ IPV4 là gì? Được chia làm mấy phần, mỗi nhóm có mấy bit?

Trên bước tiến vững chắc của cuộc cách mạng kỹ thuật số, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày...
Tác giả:
Đọc thêm