Root domain là gì? Hướng dẫn cách đăng ký nhanh nhất

Ngày đăng: 23/04/2025
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 16
Theo dõi:

Root Domain là gì? Hiểu đơn giản, đây chính là phần tên miền cấp cao nhất trong địa chỉ website, là phần bạn thấy sau dấu chấm cuối cùng (.) trên trình duyệt. Nếu bạn đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu để đăng ký một Root Domain chuẩn chỉnh cũng như chưa rõ nên chọn nhà cung cấp nào uy tín, bài viết mà HostingViet mang đến dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để dễ dàng sở hữu tên miền gốc cho riêng mình!

Root Domain là gì

Root domain là gì? Ví dụ về Root Domain

Root Domain (hay còn gọi là tên miền gốc) là cấp cao nhất trong hệ thống tên miền của một website. Trong cấu trúc phân cấp của DNS (Domain Name System), miền gốc còn được gọi là "miền cấp 0" và được vận hành bởi các máy chủ gốc, được đặt tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Điều đặc biệt là miền gốc không có tên cụ thể, và trong hệ thống DNS, nó được biểu thị bằng một chuỗi rỗng. Trên thực tế, mọi tên miền hợp lệ trên Internet đều được xem là kết thúc bằng chuỗi rỗng này, dù thông thường bạn sẽ không nhìn thấy nó khi nhập địa chỉ web.

Tên miền gốc không bao gồm tiền tố “www” hay bất kỳ tiền tố phụ nào khác. Nó bao gồm 2 thành phần chính là tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain - TLD) và tên miền cấp hai (Second-Level Domain - SLD)

Để dễ hình dung, hãy xem xét cấu trúc của một tên miền:

htttps://[Subdomain].[Second-Level Domain].[Top-Level Domain]

Trong đó, [Second-Level Domain].[Top-Level Domain] chính là Root domain.

Ví dụ về Root Domain

Ví dụ:

  • Trong tên miền: https://hostingviet.vn/, root domain là hostingviet.vn
  • Trong tên miền www.google.com, root domain là google.com.
  • Trong tên miền store.amazon.com, root domain là amazon.com.

Cách thức hoạt động của Root Domain

Bên cạnh hiểu Root Domain là gì, bạn cần hiểu Root Domain đóng vai trò là địa chỉ chính của một website trong hệ thống phân giải DNS. Nó giúp định vị và kết nối trang web với máy chủ lưu trữ, đồng thời ảnh hưởng đến cách quản lý và tối ưu hóa các tên miền phụ (subdomain) cũng như các trang con.

Một Root Domain thường bao gồm hai phần:

  • Tên miền chính (ví dụ: “vinahost”)
  • Miền cấp cao nhất – TLD (ví dụ: “.vn”)

Khi người dùng nhập một URL như “www.hostingviet.vn” vào trình duyệt, hệ thống DNS sẽ phân giải tên miền đó thành địa chỉ IP để máy tính hiểu và kết nối đến máy chủ lưu trữ trang web.

Root Domain là yếu tố then chốt giúp xác định tên miền chính trong hệ thống DNS, và từ đó dẫn hướng các yêu cầu truy cập đến đúng máy chủ. Các subdomain như “blog.vinahost.vn” được xây dựng dựa trên Root Domain, và chúng có thể trỏ đến cùng hoặc khác máy chủ tùy theo cách cấu hình.

Không chỉ vậy, Root Domain còn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SEO. Bởi vì độ uy tín và sức mạnh SEO của Root Domain sẽ lan tỏa và hỗ trợ cho toàn bộ các trang con và subdomain nằm trong nó. Do đó, sử dụng cùng một Root Domain sẽ giúp quản lý dễ dàng hơn và tăng tính nhất quán trong chiến lược tối ưu tìm kiếm.

Vai trò của Root Domain trong Hệ thống DNS

Khi bắt đầu xây dựng một website, người làm SEO nên dành thời gian tìm hiểu về mối liên hệ giữa Root Domain, SubdomainSubfolder. Việc nắm rõ cách chúng ảnh hưởng đến SEO sẽ giúp tăng lượt truy cập tự nhiên mà không cần tốn chi phí cho quảng cáo.

Là một phần quan trọng trong hệ thống tên miền, Root Domain tất nhiên có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO của toàn bộ website. Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý:

  • Website sở hữu Root Domain và Subdomain chất lượng thường có xu hướng thu hút lưu lượng truy cập cao hơn.
  • Không phải lúc nào các subdomain cũng được kế thừa điểm số chất lượng hay khả năng xếp hạng từ các subdomain khác.
  • Liên kết nội bộ và liên kết ngoài hiệu quả có thể hỗ trợ chuyển hướng traffic từ subdomain này sang subdomain khác.
  • Trong quá trình SEO, việc theo dõi số lượng backlink chất lượng trỏ về website là rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng nội dung trên các công cụ tìm kiếm.

Phân biệt Root Domain và Subdomain

Hai khái niệm này tưởng giống nhau nhưng lại có vai trò và ứng dụng rất khác biệt trong cấu trúc tên miền và cách quản lý nội dung trang web. Dưới đây là cách phân biệt giữa Root Domain và Subdomain để bạn nắm bắt nhanh chóng.

Root Domain (Tên miền gốc)

  • Là tên miền chính của website, ví dụ: google.com.
  • Gồm 2 phần: tên miền cấp hai (google) và tên miền cấp cao nhất là TLD (.com).
  • Đây được xem là địa chỉ chính, nền tảng cho toàn bộ hệ thống website của bạn.
  • Tên miền này cần đăng ký để sở hữu và thường là thứ mọi người nhớ tới đầu tiên khi truy cập trang web.

  • Trong hệ thống DNS, Root Domain là điểm bắt đầu để phân giải tên miền.

Subdomain (Tên miền phụ)

  • Là phần mở rộng đặt trước Root Domain, ví dụ: blog.google.com.
  • Dùng để tạo các phần riêng biệt trên cùng một website như blog, cửa hàng, trang hỗ trợ, ...
  • Có thể tạo bao nhiêu tên miền phụ cũng được dưới một Root Domain.
  • Về SEO, Subdomain có thể được xem như website độc lập, nhưng vẫn liên quan đến uy tín của Root Domain.

Cách đăng ký Root domain tại HostingViet

Nếu bạn đang muốn sở hữu một Root Domain nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng lo! Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn dễ dàng đăng ký tên miền gốc ngay trên hệ thống của HostingViet - nhà đăng ký tên miền .VN chính thức được VNNIC công nhận.

Cách đăng ký Root domain tại HostingViet

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Vào link sau: https://quanly.hostingviet.vn/ để đăng ký tài khoản trên trang quản lý của HostingViet.

Đăng ký tài khoản trang quản lý của HostingViet

Bước 2: Kiểm tra tên miền

Truy cập vào trang https://hostingviet.vn/ten-mien

Sau đó hãy nhập tên miền bạn muốn vào ô tìm kiếm và nhấn “kiểm tra”.

Kiểm tra tên miền

Nếu tên miền bạn chọn chưa có chủ sở hữu, hãy trực tiếp thêm vào giỏ hàng.

Còn nếu tên miền đó đã có người đăng ký, hệ thống sẽ gợi ý những tên miền thay thế phù hợp. Chọn tên bạn ưng ý và bấm “thêm vào giỏ hàng”.

Chọn tên miền ưng ý và thêm vào giỏ hàng

 

HostingViet cung cấp đầy đủ các dịch vụ như đăng ký, gia hạn, chuyển nhượng tên miền và các dịch vụ hosting chất lượng cao (VPS, hosting NVMe, Windows, Linux, ...). Với nhiều năm kinh nghiệm, HostingViet là đối tác tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bước 3: Nhập thông tin đăng ký

Sau khi nhấn nút “thêm vào giỏ hàng”, bạn sẽ được điều hướng sang trang https://quanly.hostingviet.vn/. Lúc này domain bạn chọn đã hiện trong giỏ hàng, lúc này hãy bấm vào nút “Nhập thông tin chủ thể” để tiến hành điền thông tin

Chọn nhập thông tin chủ thể

Điền đẩy đủ thông tin và bấm vào “lưu chủ thể và tiếp tục”

Điền chính xác thông tin chủ thể đăng ký

Lưu ý: Bạn cần cung cấp các thông tin chính xác. Sau khi đăng ký xong, HostingViet sẽ không hỗ trợ thay đổi chủ thể. Nếu thông tin sai lệch, tên miền có thể bị thu hồi và không được hoàn tiền.

Kiểm tra lại thông tin vừa điền, nếu đúng, bấm nút “Xác thực đúng thông tin chủ thể, tiếp tục”

Xác nhận thông tin và tiếp tục

Bước 4: Chọn hình thức thanh toán

Chọn phương thức thanh toán phù hợp và nhấn nút “Đăng ký và thanh toán”.

đăng ký và thanh toán

Bước 5: Hoàn tất bước đăng ký domain

Sau khi đã thanh toán thành công, sẽ có một email được gửi về địa chỉ email bạn vừa dùng để đăng ký, thông báo đã đăng ký tên miền thành công. Bạn vào mail và kiểm tra, thực hiện cấu hình theo hướng dẫn trong mail để đưa tên miền vào hoạt động. Vậy là xong rồi.

Trên đây là khái niệm Root Domain là gì? Cách thức hoạt động, vai trò, phân biệt giữa Root Domain - Subdomain và hướng dẫn cách đăng ký root domain tại HostingViet. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.2222.2223 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Bài viết liên quan
 
 
2025/05/09

Latency là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục độ trễ

Latency là gì? Latency hay còn gọi là độ trễ, là khoảng thời gian tính từ lúc người dùng thực hiện một h&a...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2025/05/06

9 Cách đặt tên Email chuyên nghiệp cho cá nhân, doanh nghiệp

  Tại sao nên biết cách đặt tên email chuyên nghiệp? Đặt tên email chuyên nghiệp cực kỳ quan trọng vì nó ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2025/04/26

Mysql workbench là gì? Cách Download và sử dụng [Hướng dẫn]

Mysql workbench là gì? MySQL Workbench là một công cụ được thiết kế trực quan, hỗ trợ truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu. ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2025/04/24

Hybrid Cloud là gì? Ưu, Nhược điểm và Ứng dụng đám mây lai

Hybrid cloud là gì? Hybrid Cloud (máy ảo dùng riêng) là mô hình điện toán “đám mây...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2025/04/22

Docker compose là gì? Các lệnh cơ bản và Cách cài đặt

Docker compose là gì? Docker Compose là một công cụ giúp bạn định nghĩa và quản lý các ứng dụng multi-conta...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2025/04/21

Cách tạo mail server chi tiết từng bước, dễ hiểu

Những thứ cần chuẩn bị để tạo mail server Tên miền: Bước đầu tiên là chọn một tên miền, như example.com để sử dụng cho địa chỉ email c&...
Tác giả:
Đọc thêm