NFV là gì? Nó có lợi ích gì? NFV khác gì so với SDN?

Ngày đăng: 11/11/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 14
Theo dõi:

Hiện nay, việc tối ưu hóa hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu kết nối và bảo mật đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được điều đó, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã bắt đầu ứng dụng công nghệ ảo hóa, nổi bật là NFV. Vậy NFV là gì? Đọc bài viết dưới đây của HostingViet để biết câu trả lời nhé.

NFV là gì

NFV là gì?

NFV (viết tắt của cụm từ Network Functions Virtualization) là giải pháp hiện đại tiên tiến trong lĩnh vực mạng máy tính giúp tự động hóa và tối ưu hóa hạ tầng mạng bằng cách ảo hóa những chức năng mạng trên những máy chủ phần cứng chung. 

Network Functions Virtualization cho phép các chức năng mạng truyền thống được chuyển đổi từ phần cứng chuyên dụng sang nền tảng phần mềm. Điều này giúp cho các chức năng như tường lửa, bộ định tuyến, và bộ cân bằng tải có thể hoạt động trên cơ sở hạ tầng ảo hóa thay vì các thiết bị vật lý đắt tiền.

 

Kiến trúc NFV

Để hiểu rõ cách thức NFV hoạt động, chúng ta cần tìm hiểu về kiến trúc cơ bản của công nghệ này. NFV bao gồm ba thành phần quan trọng: VNFs (Virtual Network Functions), NFVI (NFV Infrastructure), và MANO (NFV Management and Orchestration).

Kiến trúc của NFV

 

Mỗi thành phần đều đóng vai trò thiết yếu trong việc ảo hóa các chức năng mạng và đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Cụ thể như sau:

  • Virtual Network Functions (VNFs): Các chức năng mạng được ảo hóa, như firewall, NAT, và IDS, có thể được triển khai trên các máy chủ ảo thay vì trên những thiết bị riêng lẻ.
  • NFV Infrastructure (NFVI): Nền tảng phần cứng và phần mềm cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho việc triển khai và vận hành các VNFs.
  • NFV Management and Orchestration (MANO): Các công cụ và quy trình quản lý và tự động hóa việc triển khai, vận hành các VNFs trên NFVI.

Lợi ích đem lại của NFV

Việc áp dụng NFV mang đến cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ rất nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:

  • Tiết kiệm chi phí hạ tầng: NFV cho phép các doanh nghiệp sử dụng các máy chủ tiêu chuẩn thay vì các thiết bị mạng chuyên dụng, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu và tiết kiệm không gian, điện năng và chi phí làm mát.
  • Rút ngắn thời gian triển khai: Với khả năng triển khai dưới dạng phần mềm, NFV giúp việc cài đặt và cập nhật chức năng mạng diễn ra nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thay đổi linh hoạt.
  • Hỗ trợ tự động hóa quy trình: NFV có thể được quản lý và cấu hình theo chương trình, cho phép doanh nghiệp có thể tự động hóa các thao tác như thay đổi cấu hình hoặc cập nhật hệ thống trên quy mô lớn.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Là một giải pháp phần mềm, NFV có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô mà không cần phải nâng cấp thiết bị phần cứng, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên.
  • Giảm tình trạng phụ thuộc vào nhà cung cấp: NFV cho phép chạy trên nhiều loại phần cứng khác nhau, giúp doanh nghiệp tự do lựa chọn thiết bị phù hợp mà không bị ràng buộc với một nhà cung cấp cụ thể.

NFV khác gì so với SDN?

Dù NFV và SDN (Software-Defined Networking) đều là các công nghệ mới trong quản lý hạ tầng mạng, chúng có sự khác biệt rõ ràng về mục đích và cách thức hoạt động.

  • NFV tập trung vào ảo hóa các chức năng mạng, giúp triển khai và quản lý những dịch vụ mạng hiệu quả và linh hoạt. SDN lại tập trung vào phân tách lớp điều khiển (control plane) và lớp chuyển mạch (data plane), điều này sẽ cho phép quản lý mạng một cách linh hoạt và dễ dàng hơn thông qua phần mềm. 
  • SDN cải tiến cách mạng được điều khiển và quản lý, còn NFV cải tiến việc triển khai và quản lý chức năng mạng qua ảo hóa.
  • SDN thường được sử dụng để cung cấp cấu trúc mạng động và dễ quản lý, trong khi NFV cho phép chuyển những chức năng mạng sang môi trường ảo hóa.

Các trường hợp cần sử dụng ảo hóa chức năng mạng

Dưới đây là một số trường hợp phổ biến trong việc ứng dụng Network Functions Virtualization (NFV):

  • Chuỗi dịch vụ: Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông có thể chuỗi và liên kết những dịch vụ hoặc ứng dụng như tường lửa và tối ưu hóa mạng SD-WAN, cung cấp chúng dưới dạng dịch vụ theo yêu cầu.
  • Software-Defined Branch và SD-WAN: Tối ưu hóa mạng SD-WAN và chức năng bảo mật SD-Branch có thể được định nghĩa là NFV.
  • Giám sát và bảo mật mạng: NFV có thể dùng để triển khai tường lửa, giúp giám sát hoàn toàn ảo hóa những luồng mạng và áp dụng những chính sách bảo mật cho lưu lượng được định tuyến qua tường lửa.

Network Functions Virtualization (NFV) đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa và hiện đại hóa hạ tầng mạng cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ. Hy vọng qua bài viết này của HostingViet, bạn sẽ hiểu rõ về NFV là gì? Và các thông tin liên quan về nó.

Bài viết liên quan
 
 
2024/11/13

OpenWRT là gì? Hướng dẫn sử dụng OpenWRT

OpenWRT là gì? OpenWRT với tên đầy đủ là Open Wireless Router, là một hệ điều hành con của Linux, được thiết kế để d&ugra...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/11/05

Port 443 là gì? Có tác dụng gì? Port 443 có luôn mở không?

Port 443 là gì? Port 443 là một trong số những cổng mạng được đánh số mà máy tính dùng để hướng các...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/11/01

FTPS là gì? So sánh điểm khác biệt giữa FTPS và FTP

FTPS là gì? FTPS hay SFTP (viết tắt của File Transfer Protocol Secure) là một giao thức được dùng để truyền tải dữ liệu an toàn...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/31

Router là gì? Chức năng - Nguyên lý hoạt động của Router WiFi

Router là gì? Router (hay còn gọi là bộ định tuyến, thiết bị định tuyến) là thiết bị mạng giúp chuyển các g&oacut...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/28

PPPoE là gì? Lợi ích - Ứng dụng? So sánh PPPoE và DHCP

PPPoE là gì? PPPoE là viết tắt của Point-to-Point Protocol over Ethernet - một giao thức mạng được bắt nguồn từ một giao thức cũ hơn, được gọ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/10/25

DNSSEC là gì? Danh sách 4 bản ghi mới của DNSSEC

DNSSEC là gì? DNSSEC (viết tắt của Domain Name System Security Extensions) là công nghệ an toàn mở rộng của DNS, nhằm cải thiện ...
Tác giả:
Đọc thêm