IMAP là gì? Sự khác nhau giữa IMAP và POP

Ngày đăng: 13/09/2024
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Lượt xem: 9
Theo dõi:

IMAP là gì? IMAP là là giao thức quan trọng mà những nhân viên văn phòng cần biết để có thể quản lý nhiều Email một cách hiệu quả. Để giúp bạn có thể hiểu rõ về giao thức này, HostingViet sẽ cung cấp cho bạn khái niệm và các thông tin cần biết về loại giao thức chuyển đổi email này này nhé.

IMAP là gì

IMAP là gì?

IMAP (viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol) là một giao thức được dùng để truy cập và quản lý Email trên một máy chủ email từ xa. Có nó, người dùng có thể truy cập vào đọc hộp thư điện tử Email của mình từ bất kỳ thiết bị điện tử nào, hơn nữa tất cả email sẽ được đồng bộ trên toàn bộ các thiết bị của người dùng.

Nói dễ hiểu thì toàn bộ các email của người dùng sẽ được lưu trữ trên một máy chủ, chứ không phải trên các thiết bị của họ, việc quản lý email sẽ dễ dàng hơn.

Các khái niệm liên quan tới IMAP

Bên cạnh IMAP, chúng ta còn có một khái niệm nữa là “máy chủ IMAP” và tiền tố đường dẫn IMAP.

Máy chủ IMAP là gì?

Máy chủ IMAP - IMAP server là một máy chủ chạy phần mềm dịch vụ email sử dụng giao thức IMAP để giúp người dùng có thể truy cập, đọc và quản lý email của người dùng.

Máy chủ IMAP quản lý hộp thư điện tử và cho phép người dùng truy cập từ xa từ nhiều thiết bị khác nhau qua giao thức IMAP.

Tiền tố đường dẫn IMAP là gì?

Tiền tố đường dẫn IMAP thường sẽ là “imap://” khi dùng để kết nối với máy chủ email qua giao thức IMAP.

Ưu – Nhược điểm của giao thức IMAP

Dưới đây là đánh giá các ưu và nhược điểm của giao thức chuyển đổi email này:

Ưu điểm của giao thức IMAP

Dưới đây là các ưu điểm của IMAP:

  • Cho phép truy cập từ xa, chia sẻ thông tin dễ dàng: Với IMAP, một hoặc nhiều người dùng có thể truy cập vào cùng một tài khoản email từ nhiều thiết bị khác nhau, giúp chia sẻ thông tin và quản lý email dễ hơn.
  • IMAP giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập vào email, giúp việc xử lý email được hiệu quả hơn.
  • Tự thiết lập và sắp xếp thư mục trên máy chủ, tăng sự cá nhân hóa và tiện lợi trong việc tổ chức email
  • Tìm kiếm và quản lý thư mục dễ dàng theo nhu cầu
  • Cung cấp tiện ích mở rộng IDLE như hiển thị trạng thái email đã đọc/chưa đọc, lập kế hoạch hoạt động trên email dễ dàng.
  • Có thể truy cập ngoại tuyến mọi lúc, mọi nơi mà không cần kết nối trực tiếp với máy chủ.


Ưu điểm của giao thức IMAP

Các ưu điểm của giao thức IMAP

Nhược của giao thức IMAP

Bên cạnh các ưu điểm, giao thức IMAP còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Bảo mật kém do thông tin đăng nhập truyền đi không được mã hóa, có nguy cơ bị lộ và đánh cắp dữ liệu.
  • Phụ thuộc internet: Các thiết bị của người dùng cần phải có kết nối với internet để có thể sử dụng IMAP
  • Rủi ro về máy chủ: Người dùng cần quan tâm tới bảo mật của máy chủ IMAP để đảm bảo sự an toàn của các thông tin dữ liệu trong email.
  • Dung lượng lưu trữ bị giới hạn, phụ thuộc vào máy chủ IMAP, cần đảm bảo máy chủ có đủ dung lượng để lưu trữ được toàn bộ các email của bạn.

IMAP hoạt động như thế nào?

Quá trình IMAP hoạt động diễn ra như sau:

Kết nối với máy chủ

Khi bạn mở ứng dụng email (trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính), IMAP thông qua cổng 143 hoặc cổng 993 (nếu sử dụng kết nối SSL/TLS) sẽ kết nối với máy chủ và hiển thị ra tiêu đề email.

Xác thực đăng nhập

Trình đọc email sẽ gửi thông tin đăng nhập tới máy chủ IMAP để có thể xác thực và đăng nhập vào email của người dùng.

Khi đăng nhập xong, máy chủ IMAP sẽ gửi danh sách những thư mục trong mail của người dùng về trình đọc email, cho phép người dùng truy cập và quản lý những thư mục con, nhãn và thẻ.

Đồng bộ hóa nội dung email

Khi bạn chọn vào một nhãn hay thư mục cụ thể, trình đọc email sẽ gửi yêu cầu tải về những email trong thư mục đó từ máy chủ, IMAP lúc này sẽ gửi email được yêu cầu ở dạng bản sao cho bạn đọc.

Quản lý email trên thiết bị

Sau khi email đã được tải về, người dùng có thể đọc, trả lời hoặc chuyển tiếp, xóa email theo nhu cầu và nó sẽ đồng bộ trên toàn bộ các thiết bị của người dùng.

So sánh IMAP và POP3

POP3 là giao thức để lấy email từ máy chủ email và đưa chúng vào ứng dụng email ở máy tính cá nhân của người dùng.

IMAP và POP3 là 2 giao thức quản lý email phổ biến đối với nhiều người dùng, nhưng so với POP3, IMAP mang lại nhiều tính năng linh hoạt hơn cho người dùng. Để bạn có thể chọn ra cái phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình, tôi sẽ liệt kê ra các khác nhau giữa chúng qua bảng dưới đây:

IMAP và POP

IMAP

POP3

Cho phép người dùng xem tất cả những thư mục trên máy chủ

Chỉ cho phép tải thư từ hộp thư đến xuống máy tính cục bộ

Kết nối thông qua cổng 143 và cổng 993 (IMAPDS)

Kết nối qua cổng 110 và cổng bảo mật SSL kết nối qua cổng 995.

Người dùng có thể truy cập trên nhiều thiết bị

Mỗi lần truy cập chỉ có thể từ một thiết bị duy nhất

Không cần tải thư về máy vẫn có thể đọc trước một đoạn nội dung ngắn

Phải tải thư về máy mới có thể đọc

Người dùng có thể tạo, xóa hoặc đổi tên email trên mail server

Không thể tạo, xóa hoặc đổi tên email trên mail server

Các thay đổi liên quan tới giao diện hoặc phần mềm email sẽ tự động đồng bộ trên máy chủ và các thiết bị

Không tự đồng bộ

Thiết bị của bạn cần kết nối internet mới có thể hoạt động

Không cần internet vẫn có thể hoạt động

 

Vậy là qua bài viết này, HostingViet đã đưa ra khái niệm “IMAP là gì?” và những thông tin liên quan như ưu và nhược điểm của IMAP, Cách nó hoạt động, máy chủ IMAP là gì? và so sánh giữa IMAP và POP3. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về giao thức này. Nếu có gì còn băn khoăn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 66 567 555 để được giải đáp nhé!

Bài viết liên quan
 
 
2024/09/18

IaC là gì? Lợi ích của Infrastructure as code

IAC là gì? IaC (viết tắt của cụm từ Infrastructure as Code) hay cơ sở hạ tầng dưới dạng code là việc quản lý và cung cấp cơ sở ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/16

RTO là gì? RPO là gì? 2 Khái niệm cần biết trong hệ thống Backup

RPO là gì? RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Object - thời điểm phục hồi hệ thống. Hiểu đơn giản thì RPO là thời điểm ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/11

Name server là gì? Cách thay đổi name server cho domain

Name server là gì? Name server (dịch sang tiếng việt là máy chủ tên miền) là hệ thống giúp điều phối quá tr...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/09

Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake vs Data Warehouse

Data Lake là gì? Data Lake (hay hồ dữ liệu) là nơi lưu trữ tập trung để chứa, xử lý, bảo mật một lượng lớn các dữ liệu, gồm dữ ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/09/04

VRAM là gì? VRAM bao nhiêu là đủ? Cách tăng VRAM

  VRAM là gì? VRAM hay video RAM, là viết tắt của cụm từ “Video Random Access Memory” (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Đ...
Tác giả:
Đọc thêm
 
 
2024/08/28

Application server là gì? So sánh App server và Web server

Application server là gì? Application server (viết tắt: app server) là phần mềm máy chủ ứng dụng, nó là một phần kh&ocir...
Tác giả:
Đọc thêm