PHP là gì?
PHP ban đầu là viết tắt của “Personal Home Page”, tuy nhiên ngày nay nó được hiểu là “PHP: Hypertext Preprocessor”. Kể từ khi ra đời vào năm 1994, ý nghĩa từ viết tắt này đã được điều chỉnh để phản ánh đúng hơn chức năng thực tế của ngôn ngữ.
PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở hoạt động trên máy chủ, được dùng phổ biến để xây dựng website, phát triển ứng dụng, hệ thống quản lý thông tin khách hàng (CRM) và nhiều giải pháp phần mềm khác. Với ưu điểm tích hợp HTML, PHP luôn nằm trong nhóm ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất nhờ khả năng giảm bớt sự phức tạp của mã nguồn HTML.
Lịch sử hình thành của PHP:
Mọi thứ bắt đầu từ năm 1994, khi Rasmus Lerdorf tạo ra PHP như một công cụ nhỏ để quản lý trang web cá nhân của riêng mình. Ban đầu nó chỉ là những đoạn script đơn giản, nhưng chính sự đơn giản này đã trở thành nền tảng để PHP phát triển thành một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ mạnh mẽ, phổ biến như ngày nay.
Năm 1995, phiên bản PHP/FI 2.0 được công bố rộng rãi, mở ra cơ hội cho cộng đồng lập trình viên khám phá, sử dụng và đóng góp để cải tiến. Cột mốc quan trọng tiếp theo là năm 1998, khi Zeev Suraski và Andi Gutmans phát triển PHP 3, biến PHP thành một ngôn ngữ độc lập với khả năng linh hoạt và mở rộng cao hơn rất nhiều so với phiên bản ban đầu.
Không dừng lại ở đó, PHP liên tục được nâng cấp để bắt kịp xu hướng công nghệ. Đến năm 2020, PHP 8 chính thức ra mắt với nhiều tính năng mới, mang đến hiệu suất vượt trội và khả năng xử lý tối ưu hơn. Gần đây nhất, phiên bản PHP 8.1.18 cập nhật vào tháng 4 năm 2023 tiếp tục bổ sung thêm các cải tiến quan trọng, giữ cho PHP luôn là lựa chọn đáng tin cậy của cộng đồng lập trình viên toàn cầu.
Ưu - Nhược điểm của ngôn ngữ lập trình PHP
Ưu điểm
PHP là ngôn ngữ gì mà lại được cộng đồng lập trình ưa chuộng đến vậy? Lý do nằm ở hàng loạt lợi ích thực tế mà nó mang lại. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số điểm mạnh nổi bật của ngôn ngữ lập trình PHP:
- Mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí: Với PHP, bạn không phải lo lắng về chi phí bản quyền, nhờ đó tiết kiệm được đáng kể ngân sách cho các dự án. Việc cài đặt và triển khai PHP cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn kiên trì học tập từ 3 - 6 tháng là đã có thể sử dụng thành thạo.
- Tính linh hoạt cao: Một điểm cộng lớn của PHP là khả năng hoạt động đa nền tảng, tương thích tốt với hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Windows, Linux, macOS, … Ngoài ra, PHP còn có thể tích hợp với nhiều ngôn ngữ khác để mở rộng tính năng và tối ưu hiệu suất dự án.
- Hệ sinh thái thư viện phong phú, cộng đồng hỗ trợ lớn: Do mức độ phổ biến của ngôn ngữ lập trình PHP nên có thể dễ dàng tìm kiếm thư viện, module hay các hàm hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ các cộng đồng, diễn đàn PHP trong nước và quốc tế, giúp quá trình học hỏi và làm việc trở nên thuận lợi hơn.
- Kết nối cơ sở dữ liệu đa dạng: PHP còn hỗ trợ kết nối với nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, SQLite, PostgreSQL, MS SQL, … mang lại sự linh hoạt tối đa trong việc phát triển ứng dụng và website.
Nhược điểm
Ngôn ngữ PHP đã quá quen thuộc với dân IT nhờ nhiều điểm mạnh, nhưng ngôn ngữ lập trình PHP vẫn tồn tại một số hạn chế mà bạn cần lưu ý.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là bảo mật. Vì PHP thuộc dạng mã nguồn mở nên các lỗ hổng bảo mật rất dễ bị công khai ngay khi được phát hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hacker có thể lợi dụng các điểm yếu này để tấn công hệ thống trước khi bạn kịp khắc phục.
Ngoài ra, PHP chủ yếu được thiết kế để chạy trên nền tảng website nên khả năng ứng dụng cho các dự án khác ngoài web còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, giao diện của các sản phẩm phát triển bằng PHP đôi khi chưa thật sự gọn gàng, bắt mắt, đồng thời khả năng bảo mật và hiệu suất vẫn cần được cải thiện để đáp ứng các dự án có yêu cầu khắt khe hơn.
Một số cú pháp PHP đơn giản
Để hiểu và lập trình được bằng ngôn ngữ PHP, bạn cần nắm được cấu trúc và cú pháp cơ bản của ngôn ngữ này. Trong PHP, cú pháp PHP chính là quy tắc định nghĩa cách viết mã để máy chủ hiểu và xử lý.
Khi một kịch bản PHP được chạy, nó sẽ thực thi trên máy chủ web và trả về kết quả dưới dạng HTML cho trình duyệt hiển thị. Thông thường, các tệp PHP sẽ chứa cả mã HTML và PHP, với phần mở rộng tệp là “.php”. Bạn có thể đặt mã PHP ở bất cứ đâu trong tệp tài liệu, miễn là nó nằm bên trong thẻ PHP và được bao quanh bởi mã HTML.
Việc tách biệt mã PHP ra khỏi phần HTML được gọi là Escaping to PHP. Điều này giúp trình duyệt hiểu đâu là phần PHP cần xử lý, đâu là phần HTML cần hiển thị trực tiếp. Hiện tại, có bốn kiểu thẻ thường được dùng để nhúng PHP vào HTML: thẻ chuẩn, thẻ ngắn, thẻ kiểu ASP và thẻ ASP mở rộng, một số loại cần cấu hình thêm trong tệp php.ini.
Thẻ PHP chuẩn (Canonical PHP Tags)
Kiểu thẻ phổ biến và khuyến nghị sử dụng nhất chính là thẻ PHP chuẩn. Mã sẽ bắt đầu với . Bất cứ nội dung nào nằm ngoài cặp thẻ này đều bị trình phân tích PHP bỏ qua. Trong mỗi khối PHP, các lệnh phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy(;).
Ví dụ chương trình “Hello World” với thẻ chuẩn:
Output:
Hello world!
Thẻ mở ngắn (Short HTML Tags)
Đây là cú pháp viết ngắn gọn hơn, bắt đầu với . Tuy nhiên, kiểu thẻ này chỉ hoạt động khi tùy chọn short_open_tag trong php.ini được bật.
Ví dụ:
Output:
Hello world!
Thẻ kiểu ASP
Kiểu thẻ này tương thích mới mã ASP. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích sử dụng vì có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt khi bạn làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ:
=> Output:
Hello world!
Thẻ ASP (cần thay đổi cấu hình php.ini)
Tương tự như thẻ kiểu ASP, nhưng yêu cầu bật cấu hình asp_tags trong php.ini để dùng được.
Ví dụ:
<%
echo "Hello world!";
%>
=> Output:
Hello world!
Ứng dụng thực tế của ngôn ngữ PHP là gì?
Khi tìm hiểu code PHP là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc ngôn ngữ lập trình PHP được ứng dụng cụ thể ra sao. Dưới đây là những ví dụ thực tế nhất:
- Xây dựng website và ứng dụng web: PHP từ lâu đã được xem là một trong những ngôn ngữ hàng đầu để thiết kế website và ứng dụng web nhờ tính dễ học, dễ viết và khả năng kết hợp tốt với HTML, CSS, JavaScript. PHP giúp lập trình viên dễ dàng tạo ra các trang web động, có tính tương tác cao và dễ dàng tùy biến theo nhu cầu.
Ngôn ngữ PHP được dùng để code website
- Phát triển hệ thống quản lý nội dung (CMS): Với khả năng mở rộng linh hoạt, quản lý nội dung hiệu quả cùng cộng đồng người dùng lớn, PHP thường được chọn để xây dựng các nền tảng CMS phổ biến như WordPress, Joomla!, Drupal, Magento, …
- Ứng dụng thương mại điện tử: Các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng như Magento, WooCommerce, OpenCart, … đều được xây dựng trên nền tảng PHP, mang đến khả năng tùy biến và quản lý gian hàng hiệu quả.
- Phát triển ứng dụng giao diện đồ họa (GUI): Không chỉ dừng lại ở web, PHP còn có thể được dùng để tạo các ứng dụng máy tính để bàn với giao diện đồ họa. Các công cụ hỗ trợ như PHP-GTK 2 hay ZZEE PHP GUI cho phép biên dịch mã PHP thành các tệp .exe có thể chạy độc lập.
- Xử lý hình ảnh, thiết kế đồ họa: Một ứng dụng khác khá phổ biến của PHP là xử lý hình ảnh. Nhờ tích hợp các thư viện mạnh mẽ như GD Library, ImageMagick hay Imagine, PHP hỗ trợ các tính năng như cắt, xoay, chỉnh kích thước, thêm watermark, … Đây là tính năng quan trọng khi phát triển các website thương mại điện tử hay mạng xã hội.
- Biểu diễn dữ liệu: PHP cũng thường được dùng để tạo biểu đồ, đồ thị, hình vẽ minh họa dữ liệu trên các trang web hoặc ứng dụng. Một số công cụ hỗ trợ có thể kể đến như Image_Graph, rất phù hợp cho các website báo cáo doanh thu, quản lý bán hàng, …
- Tạo và chỉnh sửa tệp PDF: Với sự hỗ trợ của PDFLib hay các thư viện tương tự, PHP có khả năng tạo ra các file PDF, chỉnh sửa nội dung và xuất tài liệu PDF tự động, giúp ích cho các hệ thống xuất hóa đơn, báo cáo, …
- Các ứng dụng khác: Bên cạnh các ứng dụng trên, ngôn ngữ lập trình PHP còn có thể được dùng để viết ứng dụng dòng lệnh, API hay thậm chí ứng dụng web socket để phát triển các tính năng trò chuyện thời gian thực.
So sánh nhanh PHP với một số ngôn ngữ khác
Để hiểu rõ hơn lập trình PHP là gì, bạn cần phân biệt PHP với các ngôn ngữ khác thường dùng khi xây dựng website.
Trước tiên, ngôn ngữ lập trình PHP không chạy trực tiếp trên trình duyệt mà chủ yếu hoạt động trên máy chủ web. Khi người dùng truy cập một trang web, máy chủ sẽ thực thi các tập lệnh PHP, xử lý dữ liệu rồi trả lại kết quả dưới dạng HTML để hiển thị trên trình duyệt.
- So với HTML: HTML là ngôn ngữ cơ bản dùng để thiết kế cấu trúc khung của một website. Gần như bất kỳ trang web nào cũng phải dùng HTML để xây dựng một website hoàn chỉnh.
- So với CSS: CSS đóng vai trò làm đẹp và định hình phong cách cho website. Các lập trình viên sử dụng CSS để tạo màu sắc, bố cục, hiệu ứng chuyển động, … giúp giao diện trở nên bắt mắt và thu hút hơn.
- So với JavaScript: JavaScript thường được sử dụng để xử lý các tương tác trực tiếp với người dùng. Nhờ JavaScript, website có thể thực hiện các kiểm tra điều kiện, tính toán hoặc phản hồi các hành động của người dùng theo thời gian thực mà không cần tải lại trang.
- So với Node.js: Node.js thực chất không phải là ngôn ngữ mà là một môi trường chạy JavaScript phía máy chủ. Khác với PHP, Node.js cho phép dùng JavaScript để xử lý cả phía máy chủ và máy khách. Điều này giúp các lập trình viên dễ thống nhất ngôn ngữ, tái sử dụng code và phát triển các ứng dụng real-time như chat, game trực tuyến hiệu quả hơn.
- So với Python: Python nổi tiếng nhờ cú pháp dễ đọc, dễ viết, có thể dùng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như web, AI, khoa học dữ liệu, tự động hóa, … Trong mảng web, Python thường đi kèm các framework mạnh như Django, Flask giúp phát triển ứng dụng nhanh, bảo mật tốt.
>>> Xem thêm: Cung Cấp Hosting NodeJS - Giới Thiệu Tổng Quan NodeJS
PHP có còn phù hợp trong thời đại hiện nay?
PHP là gì mà vẫn được nhiều lập trình viên lựa chọn giữa hàng loạt ngôn ngữ mới? Thực tế, PHP vẫn duy trì tốc độ phát triển ổn định nhờ PHP Foundation đứng sau hỗ trợ tài chính và cộng đồng phát triển. Các framework PHP như Laravel, Symfony ngày càng hoàn thiện, rút ngắn khoảng cách với những framework mạnh như Spring của Java.
Bên cạnh đó, các công cụ như ServBay, Swoole (dự kiến ra mắt v6.0) mang đến khả năng xử lý đa luồng, coroutine, cải thiện hiệu suất cho các dự án PHP. Điều này chứng minh PHP không hề lỗi thời mà đang bắt kịp xu hướng mới.
Để tận dụng tối đa tiềm năng của ngôn ngữ lập trình PHP, các lập trình viên nên chủ động học thêm các công cụ AI như ChatGPT, Github Copilot, thành thạo Docker, biết phát triển frontend với Vue, React hay ElementUI, và mở rộng kiến thức với các ngôn ngữ khác như Python, Java, C++, Golang.
Do đó, nếu hiểu rõ PHP là gì và biết cách áp dụng công nghệ mới, PHP vẫn là lựa chọn phù hợp để phát triển web trong thời đại hiện nay, đồng thời ngôn ngữ này cũng rất bền vững và dễ mở rộng trong tương lai.
Thu nhập của lập trình viên PHP là bao nhiêu?
Nhiều bạn khi tìm hiểu PHP thường quan tâm ngay đến mức lương lập trình viên PHP có thực sự hấp dẫn không. Thực tế, thu nhập của lập trình viên PHP tại Việt Nam được đánh giá khá cao so với nhiều ngành nghề khác.
Nếu bạn là lập trình viên PHP mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm thường dao động từ 14 - 16 triệu đồng/tháng. Với những lập trình viên PHP đã có trên 1 năm kinh nghiệm, mức thu nhập có thể từ 24 triệu đồng/tháng trở lên, tùy năng lực và dự án tham gia.
Nhìn chung, ngành lập trình PHP luôn sẵn sàng trả mức lương xứng đáng cho những ai có kỹ năng tốt và chịu khó nâng cấp kiến thức. Tuy nhiên, mức lương thực tế sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô công ty, vị trí công việc, yêu cầu dự án và cả khả năng thương lượng của bạn.
Trên đây là giải đáp "PHP là gì" và những thông tin về PHP, hy vọng với những kiến thức mà HostingViet chia sẻ trên đây đã giúp bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về PHP và áp dụng hiệu quả trong công việc lập trình của mình.