HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Latency là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục độ trễ

Tin tức | 2025-05-20 09:57:38+07

Latency là gì?

Latency hay còn gọi là độ trễ, là khoảng thời gian tính từ lúc người dùng thực hiện một hành động trên trình duyệt (như nhấp chuột hoặc gửi yêu cầu) cho đến khi nhận được phản hồi từ máy chủ. Trong khoảng thời gian đó, dữ liệu phải truyền qua nhiều thiết bị trung gian và mạng trước khi đến được máy chủ, sau đó kết quả lại phải quay trở lại thiết bị người dùng.

Latency là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang và trải nghiệm sử dụng internet. Nếu độ trễ quá cao, trang web sẽ phản hồi chậm, mất nhiều thời gian để hiển thị nội dung, và điều này dễ khiến người dùng rời bỏ trang ngay từ những giây đầu tiên.

Nguyên nhân dẫn tới latency

Latency (độ trễ) trên website có thể phát sinh từ nhiều thành phần trong hạ tầng mạng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào toàn bộ quá trình truyền và xử lý dữ liệu, chúng ta có thể phân loại nguyên nhân gây ra độ trễ thành hai nhóm chính: độ trễ trong truyền dẫn dữ liệu và độ trễ từ thiết bị xử lý.

Độ trễ trong quá trình truyền dẫn

Truyền tải dữ liệu qua internet là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước và thiết bị trung gian, do đó đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến độ trễ trong truyền dẫn.

Độ trễ từ phần cứng xử lý tín hiệu

Ngoài đường truyền, các thiết bị phần cứng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ phản hồi.

3 cách tính Latency

Bạn đã bao giờ tự hỏi cách tính latency là gì và làm sao để đo được độ trễ trong quá trình truyền tải dữ liệu? Bên trên thì chúng ta đã biết khái niệm rồi, vậy dưới đây sẽ là 3 phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định và đánh giá latency: Round Trip Time (RTT), Time to First Byte (TTFB) và Ping.

Round Trip Time (RTT)

RTT là chỉ số đo tổng thời gian cần thiết để một gói dữ liệu di chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích và quay trở lại. Đây là một trong những cách đo latency phổ biến nhất, thường được dùng để đánh giá mức độ phản hồi trong mạng.

Tuy nhiên, RTT có giới hạn nhất định, đặc biệt là khi tuyến đường đi và về của dữ liệu không giống nhau, khiến kết quả đo không phản ánh chính xác nguyên nhân gây ra độ trễ.

Time to First Byte (TTFB)

TTFB - hay "thời gian đến byte đầu tiên" là thước đo khoảng thời gian tính từ lúc yêu cầu rời khỏi trình duyệt cho đến khi nhận được phản hồi đầu tiên từ máy chủ.

Phương pháp này không chỉ phản ánh tốc độ của mạng mà còn thể hiện hiệu suất xử lý phía máy chủ, giúp đánh giá hiệu quả của hệ thống backend.

Ping

Ping là công cụ quen thuộc trong quản trị mạng, sử dụng giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) để gửi một gói dữ liệu nhỏ đến điểm đích và đo thời gian phản hồi.

Lệnh ping được hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành và là cách nhanh nhất để xác định xem hệ thống có đang hoạt động bình thường hay không. Dù vậy, ping chỉ cung cấp thông tin cơ bản và không đủ để phân tích nguyên nhân sâu xa khi xảy ra độ trễ, đặc biệt là trong môi trường mạng phức tạp.

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc mạng hoặc xác định các điểm tắc nghẽn, bạn cần sử dụng thêm các công cụ phân tích mạng chuyên sâu khác như Traceroute, Wireshark, hoặc các công cụ APM (Application Performance Monitoring).

Latency bao nhiêu là tốt?

Trong môi trường trực tuyến, latency càng thấp thì hiệu suất truy cập càng cao. Khi độ trễ thấp, máy chủ phản hồi nhanh chóng, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Ngược lại, độ trễ cao khiến quá trình xử lý dữ liệu trở nên chậm chạp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Tuy nhiên, mức độ latency được xem là "tốt" còn phụ thuộc vào loại ứng dụng và độ ổn định của mạng.

Hướng dẫn cách khắc phục, giảm latency

Ai cũng mong muốn có trải nghiệm mượt mà khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Vậy làm sao để giảm latency và cải thiện tốc độ phản hồi? Dưới đây là những giải pháp thiết thực từ cả phía máy chủ (server) và người dùng (user) giúp giảm độ trễ đáng kể.

Giảm latency từ phía máy chủ (Server)

Sử dụng CDN (Content Delivery Network)

Đây là giải pháp phổ biến giúp phân phối nội dung web qua nhiều máy chủ ở các khu vực khác nhau. Bằng cách rút ngắn khoảng cách vật lý giữa người dùng và dữ liệu, CDN giúp giảm thời gian truyền tải và tăng tốc độ phản hồi.

Tối ưu hóa website và hệ thống backend

Mặc dù không trực tiếp giảm latency về mặt kỹ thuật, việc tối ưu nội dung và cấu trúc trang có thể khiến người dùng cảm nhận tốc độ tốt hơn. Một số cách hiệu quả gồm:

Những điều này giúp giảm lượng dữ liệu cần tải, rút ngắn thời gian xử lý và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Giảm latency từ phía người dùng (User)

Cải thiện kết nối mạng nội bộ

Độ trễ cao có thể đến từ tín hiệu Wi-Fi yếu, thiết bị router lỗi thời hoặc gói mạng không đủ tốc độ. Một số biện pháp khắc phục:

 

Tối ưu tuyến đường truyền dữ liệu

Đôi khi đường đi của dữ liệu đến máy chủ không tối ưu, dẫn đến độ trễ. Sử dụng VPN hoặc proxy có thể giúp định tuyến lại lưu lượng qua đường truyền tốt hơn, giảm thời gian truyền dữ liệu.

Nâng cấp thiết bị cá nhân

Nếu đã áp dụng mọi cách mà tốc độ vẫn chậm, có thể thiết bị bạn đang sử dụng là nguyên nhân. Những thiết bị cũ thường khó xử lý các website hiện đại, dẫn đến tình trạng chậm chạp dù kết nối mạng ổn định.

IOPS hay Latency quyết định hiệu năng hệ thống lưu trữ?

Trong việc đánh giá hiệu năng của hệ thống lưu trữ, IOPS (Input/Output Operations Per Second) và Latency (độ trễ) đều là hai chỉ số quan trọng, nhưng mỗi chỉ số phản ánh một khía cạnh khác nhau của hiệu suất hoạt động.

Với IOPS, nó cho biết hệ thống lưu trữ có thể thực hiện được bao nhiêu thao tác đọc/ghi trong một giây. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hệ thống có khả năng đáp ứng nhanh chóng trước khối lượng lớn yêu cầu, đặc biệt quan trọng với:

Khác với IOPS, Latency đo thời gian hệ thống cần để xử lý một yêu cầu cụ thể, từ khi nhận tín hiệu đến lúc trả kết quả. Latency càng thấp, hệ thống càng phản hồi nhanh, cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, độ trễ này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

Để đánh giá toàn diện hiệu năng lưu trữ, bạn cần theo dõi cả IOPS lẫn Latency. Một hệ thống có IOPS cao nhưng Latency lớn vẫn có thể gây ra hiện tượng chậm trễ trong xử lý. Ngược lại, Latency thấp nhưng IOPS không đủ cũng khiến hệ thống quá tải khi gặp lưu lượng lớn.

Do đó, tối ưu hiệu năng đòi hỏi sự cân bằng giữa số lượng thao tác xử lý và tốc độ phản hồi, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên ưu tiên chỉ số phù hợp.

Trên đây là khái niệm latency là gì? Cũng như cách khắc phục khi gặp sự cố truy cập website. Đừng quên theo dõi HostingViet để không bỏ lỡ những thông tin và kiến thức bổ ích trong thời gian tới.


Bài viết khác