HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Indicators MT4 Là Gì? Hướng Dẫn Cách Download Và Sử Dụng

Blog Công nghệ | 2023-12-28 15:11:59+07

Indicator for MT4 là gì?

Indicator còn được gọi là chỉ báo kỹ thuật. Các giá trị của nó là kết quả của các phép tính dữ liệu về khối lượng, giá cả của các sản phẩm tài chính trong quá khứ tạo ra.

Kho Indicator MT4 có nhiều loại chỉ báo kỹ thuật. Mỗi loại lại có công thức tính khác nhau. Có indicator chỉ chứa 1 thành phần là MA, RSI, CCI, Momentum… nhưng có loại indicator chứa nhiều thành phần như MACD, Bollinger Bands… Mỗi phiên giao dịch sẽ ứng với 1 giá trị của indicator. Các giá trị của nhiều phiên giao dịch sẽ được biểu diễn trên cùng trục số để hình thành nên biểu đồ.

Giá trị indicator được tính toán dựa vào dữ liệu giá khá khứ nên nó thể hiện sự tương quan so với mức giá hiện tại, thậm chí cả giá trong tương lai. Xem xét indicator, các nhà giao dịch có được thông tin để đánh giá, dự đoán xu hướng chuyển động của giá, và lập chiến lược đầu tư cụ thể.

Indicator là công cụ được dùng phổ biến nhất trong 3 công cụ phân tích kỹ thuật. Hai công cụ còn lại là candle pattern (mô hình nến), chart pattern (mô hình giá).

Phân loại indicators MT4

Hiện nay, kho chỉ báo có hàng trăm chỉ báo kỹ thuật để bạn có thể download indicator MT4 phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm của mình. Ngoài ra còn có nhiều chỉ báo tùy chỉnh do các trader chuyên nghiệp tạo ra. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến indicator cơ bản, được phân loại theo độ trễ của tín hiệu do indicator tạo so với sự chuyển động giá. 

Theo cách phân loại này thì có 2 loại indicator. Bao gồm: Leading indicator (gọi là chỉ báo nhanh), Lagging indicator (gọi là Chỉ báo chậm).

Leading indicator còn có tên gọi khác là chỉ báo dao động. Nó cung cấp các tín hiệu trước sự biến động của giá. Điều này có nghĩa tín hiệu xảy ra trước rồi mới đến sự dịch chuyển của giá. Có một vài Leading indicator phổ biến là CCI, RSI, Stochastic…

Chỉ báo nhanh thường dao động trong giới hạn của 2 giá trị. Ví dụ, CCI dao động trong giới hạn -100 và 100 (hoặc -200 và 200, phụ thuộc vào điều kiện của thị trường), RSI dao động giữa 0 và 100, Stochastic cũng dao động giữa 0 và 100.

Khi Leading indicator tiến sát về đường biên trên thì nó rơi vào quá mua. Có nghĩa là thị trường sẽ giảm. Ngược lại, Leading indicator tiến sát đường biên dưới được đánh giá là rơi vào vùng quá bán, tức thị trường sẽ tăng. 

Mỗi loại chỉ báo nhanh đều có ngưỡng quá mua, quá bán khác nhau. Đối với RSI thì nhà đầu tư thường dùng ngưỡng quá mua, quá bán là các đường 70 – 30, còn đối với Stochastic là 80 – 20. Mỗi chỉ báo cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch khác nhau nhưng chỉ có một số ít các loại có tín hiệu tin cậy, mang hiệu quả cao.

Leading indicator được dùng trong thị trường có xu hướng. Trong đó, chiến lược giao dịch sẽ trở nên hiệu quả khi áp dụng chúng là giao dịch theo chiều của xu hướng. Cụ thể, tín hiệu vào lệnh Buy của thị trường có xu hướng tăng luôn mang lại hiệu quả hơn tín hiệu vào lệnh Sell. Điều này cũng đúng cho trường hợp ngược lại.

*Ưu điểm của Leading indicators MT4

*Nhược điểm của Leading indicators for MT4

>>Xem thêm: GKFX Prime MT4 : Sàn Giao Dịch Forex, Cổ Phiếu Với Ưu Điểm Vượt Trội

Lagging indicator còn có tên gọi là chỉ báo động lượng. Nó cung cấp các tín hiệu sau khi giá hình thành xu hướng. Tức là, giá biến động và bắt đầu có xu hướng thì Lagging indicator mới phát tín hiệu cho nhà đầu tư.

Các chỉ báo chậm được sử dụng phổ biến là MA, MACD, Momentum…

Nhóm chỉ báo chậm dao động xung quanh đường trung tâm và không có 2 đường biên giới hạn như chỉ báo nhanh. Ví dụ, MACD dao động quanh đường 0, MA dao động dọc đường giá, Momentum dao động quanh đường 100.

Vì thế, Lagging indicator ra tín hiệu giao với đường trung tâm. Tín hiệu này được đánh giá kém hiệu quả hơn so với những tín hiệu phân kỳ hay hội tụ giữa chỉ báo với đường giá.

Do phát tín hiệu trễ nên Trader khó có cơ hội vào lệnh khi thị trường tại đỉnh hoặc đáy. Bù lại, khi thị trường biến động mạnh, Lagging indicator trở nên khá hữu dụng vì nó giúp nhà đầu tư giữ được vị thế trong xu hướng, đồng thời, mang lại lợi nhuận tốt. Khi xu hướng kéo dài thì tín hiệu sẽ ít hơn và cơ hội ra lệnh giao dịch cũng thấp tương ứng. Do đó, Lagging indicator không thích hợp cho thị trường sideway.

*Ưu điểm của Lagging indicators MT4 

Nhược điểm của Lagging indicators MT4

>>Xem thêm: MT4 Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng MetaTrader 4 Đầy Đủ

Các lưu ý khi giao dịch với indicators MT4

Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên bỏ qua khi ứng dụng indicators trong giao dịch.

Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (Cloud Hosting),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.

Qua bài viết trên Hosting Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức mới mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!


Bài viết khác