Khái Niệm DevOps
DevOps là một tập hợp các thực hành tự động hóa các quy trình giữa việc phát triển phần mềm và đội ngũ CNTT để họ có thể xây dựng, kiểm tra và phát hành phần mềm nhanh và đáng tin cậy hơn. Khái niệm về DevOps được thiết lập để xây dựng một văn hóa hợp tác giữa đội ngũ CNTT và đội ngũ kinh doanh đã có kinh nghiệm hoạt động trong các cấu trúc silo liên quan. Những lợi ích được đảm bảo bao gồm gia tăng sự tin tưởng, phát hành phần mềm nhanh hơn và khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng một cách nhanh chóng.
Điều đó cho thấy để tạo ra một tổ chức DevOps thành công đòi hỏi các nhà lãnh đạo CNTT phải suy nghĩ rộng hơn về cách thức thúc đẩy sự thay đổi về văn hóa và tổ chức ở cả nhóm của họ với các tổ chức khác, điều này trái ngược với việc triển khai các công nghệ mới. Một chiến lược DevOps thành công đòi hỏi một sự tập trung hợp nhất từ cả các nhóm phát triển và các nhóm vận hành về những gì công ty cần để đạt được các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số. Có thể hiểu, đó là việc phá vỡ các nhóm và trách nhiệm riêng rẽ, đơn lẻ, khép kín để xây dựng một đội đa nhiệm về mục tiêu và kỹ thuật. Bên cạnh đó, các đội DevOps muốn thành công thì đòi hỏi các cá nhân trong đội cần tập trung vào việc đảm bảo cân bằng giữa yêu cầu đổi mới nhanh chóng, liên tục, an toàn với nhu cầu vận hành, tổ chức. Ngày nay, các DevOps đang trong quá trình phát triển và tương lai của DevOps sẽ phụ thuộc vào khả năng làm chủ hệ sinh thái đa đám mây.
Devops sẽ là chủ của môi trường đa đám mây trong tương lai
Thế giới điện toán đám mây đang chứng kiến hai xu hướng phát triển
- Sự đa dạng của các dịch vụ đám mây ngày càng gia tăng dẫn đến yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho đám mây lai và đa đám mây.
- Sự xuất hiện của DataOps đặt ra nhiều yêu cầu hơn cho các nhà quản lý phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu.
Một đám mây lai kết hợp triển khai giữa đám mây công cộng và các đám mây riêng thường để thực hiện một tác vụ cụ thể hoặc tập trung vào một ứng dụng nhất định. Còn đa đám mây là sử dụng hai hoặc nhiều nền tảng quản lý đám mây trong một môi trường CNTT không đồng nhất. Điều này được thực hiện vì nhiều lý do trong đó có lý do giảm thiểu việc phải thu thập và mất mát dữ liệu, giảm thời gian chết thông qua dự phòng, tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp, tăng tính linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các nhóm khác nhau trong toàn bộ doanh nghiệp. Tóm lại, thế giới kinh doanh đang phát triển mạnh hơn trên nền tảng đám mây lai và đang có xu hướng hướng tới một vũ trụ đa đám mây.
Số lượng các doanh nghiệp giao dịch với đám mây lai và đa đám mây đang tăng lên hàng ngày. Một bên sẽ có nhiều dữ liệu được tạo và thu thập hơn bao giờ hết. Phía còn lại sẽ có nhiều người dùng hơn với nhiều nhiệm vụ để tận dụng nguồn dữ liệu đó (từ tài chính đến tiếp thị, từ bán hàng đến nhân sự). Điều này đặt ra một áp lực lớn lên ngành CNTT - những người không chỉ phải quản lý một cơ sở hạ tầng phức tạp hơn bao giờ hết, mà còn cho phép nhiều người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn với dữ liệu. Đó là nơi DataOps được phát huy: “để tổ chức và phân phối dữ liệu từ nhiều nguồn đến nhiều người dùng từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy để hỗ trợ cho việc tái sử dụng các luồng dữ liệu”.
Do đó, các công ty cần xây dựng các chiến lược DevOps độc đáo cho các quá trình triển khai và hợp tác ứng dụng mới này. Các công cụ DevOps được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào phải có khả năng triển khai mã đáng tin cậy cho các đám mây công cộng, đám mây riêng và đám mây lai, đồng thời triển khai tới các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín trên toàn cầu như Google, HPE, Amazon Web Services, v.v.
>>Xem thêm: Điện Toán Đám Mây Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Top Nhà Cung Cấp
DevOps sẽ sớm bị buộc phải theo kịp
Cuộc đua đám mây giữa các công ty, doanh nghiệp gây áp lực lên các đội DevOps trong thời gian qua nhưng sự xuất hiện của đa đám mây đã làm gia tăng áp lực đó lên một cấp độ hoàn toàn mới. Các nhóm DevOps cần phải trở nên nhanh nhẹn và mở rộng hơn. Các khái niệm và phương pháp như tích hợp liên tục và phát hành liên tục sẽ được triển khai rộng rãi hơn và tự động hóa sẽ đóng vai trò ngày càng lớn.
Sẽ có nhiều cơ hội để làm chủ DevOps trong một môi trường đa đám mây. Thông thường sẽ gặp phải các vấn đề trong các lần chạy mới, tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi xây dựng các ứng dụng dựa trên nền tảng đám mây. Ứng dụng truyền thống là nguyên khối, chạy dưới dạng máy ảo, sử dụng kiến trúc mở rộng quy mô và thường khó phát triển, triển khai và bảo trì hơn. Ngược lại, các ứng dụng dựa trên đám mây có nhiều mô-đun và điều hướng dịch vụ hơn, bao gồm các bộ lưu trữ và dịch vụ, dựa trên kiến trúc mở rộng quy mô, dễ dàng tự động hóa, di chuyển và mở rộng quy mô. Thật vậy, nếu bạn chưa thực hiện DevOps trên đám mây, bạn đang bị bỏ lại phía sau công nghệ này thì chẳng mấy chốc, bạn sẽ nhận thấy DevOps có nguồn gốc từ đám mây là rất quan trọng.
Chuyển DevOps từ đám mây đơn hoặc đám mây lai sang đa đám mây cũng yêu cầu phải có nền tảng và công cụ mới. Ở đây, chúng ta đang nói về việc người sử dụng các công nghệ sẽ nhanh chóng trở thành người thay đổi trò chơi.
Tổ chức IDC dự đoán doanh thu từ việc chuyển đổi kỹ thuật số và các sản phẩm, dịch vụ liên quan sẽ tăng 127% vào năm 2020. Nhưng một trong những rào cản chính mà các công ty phải đối mặt hiện nay là quá trình phát triển: “Mã hóa, test và QA là các quy trình làm kéo dài thêm thời gian và xuất hiện nhiều thủ tục để tạo ra được một quy trình hợp lý. Để duy trì tính cạnh tranh, có thể phát triển, mở rộng nhanh chóng và dễ dàng hơn thì các công ty cần phải giảm bớt một số trở ngại trong quá trình DevOps như cơ sở hạ tầng lạc hậu, sử dụng các công cụ không đồng nhất và các ứng dụng phức tạp.
>>Xem thêm: 10+ Dịch Vụ Lưu Trữ Đám Mây Miễn Phí Tốt Nhất Năm 2022
Cần các công cụ mới để thành công
Các nhà hoạch định CNTT và doanh nghiệp cũng đang áp dụng nhiều hơn các chiến lược đa đám mây khi họ tìm cách tăng cường sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT hiện có, triển khai các khả năng mở rộng mới trên quy mô, giảm chi phí, sử dụng hợp lý tài nguyên và tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Điều này đòi hỏi một chiến lược quản lý lưu lượng truy cập cấp độ toàn cầu để có thể giám sát hiện trạng cơ sở hạ tầng ở các trung tâm dữ liệu và trải nghiệm của người dùng cuối trên toàn cầu, đồng thời kiểm soát sự thay đổi và thông số kỹ thuật với tốc độ phát triển của các đội DevOps ngày nay.
Khi chuyển sang một thế giới đa đám mây hoàn toàn, chúng ta cần các cách thức nhanh hơn, hiệu quả hơn để xây dựng và kết nối các ứng dụng có nguồn gốc từ đám mây. DevOps cung cấp các cơ hội để nhanh chóng triển khai và mở rộng các dịch vụ mới; đồng thời thu hẹp khoảng cách từ ý tưởng đến triển khai, nghĩa là DevOps chính là bàn đạp cho việc sử dụng nền tảng đám mây. Chắc chắn, việc thiết lập liên tục và tích hợp liên tục là những ví dụ điển hình cho nhận định trên. Nhưng DevOps không chỉ bao gồm việc phát triển phần mềm. Định nghĩa thực của DevOps rộng hơn, bao gồm các công cụ mà mọi người sử dụng, công nghệ, quy trình mua dịch vụ và những người làm công việc điều hành hệ thống.
DevOps kết nối khách hàng với đội ngũ kỹ sư, nhân viên phát triển dịch vụ ban đầu và trong suốt quá trình phát triển, tránh xảy ra tình trạng các sản phẩm cuối cùng có thể "hoàn hảo về mặt kỹ thuật" nhưng lại không đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phức tạp hơn nhiều so với các phương pháp phát triển truyền thống, DevOps cho phép các nhóm nhìn thấy cả những sai sót và tính chính xác nhanh hơn. Quá trình này bao gồm tất cả các bên liên quan chính trong suốt quá trình: nhóm vận hành và dịch vụ, nhóm bảo mật và người dùng cuối.
Mặc dù vậy, vẫn có những nút thắt và những điểm tắc nghẽn đang làm chậm quá trình phát triển. Triển khai liên tục, tự động hóa cảm ứng cho các phần mềm phát hành; test tự động hoàn toàn và QA là những giải pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề này.
Cuối cùng, DevOps trong thế giới đa đám mây sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các nhà phát triển để đổi mới trong luồng phát triển vô tận và liên tục. Các công cụ và nền tảng mới sẽ xử lý các vấn đề hiện hữu trong quá trình triển khai.
>>Xem thêm: Lưu Trữ Dữ Liệu Đám Mây Là Gì? Top 6 Dịch Vụ Lưu Trữ Dữ Liệu Tốt Nhất
Nhà cung cấp Tên Miền - Hostsing - VPS tốt nhất Việt Nam
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hostsing Việt được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hostsing giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Hosts ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Hosts để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hostsing Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud Hostsing),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.
Hostsing Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.
Qua bài viết trên Hostsing Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hostsing Việt nhé. Chúc các bạn thành công!
nguồn: opensource