HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Frameworks Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Frameworks Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tư vấn dịch vụ - Các dịch vụ Cloud, Server, Hosting & Phần mềm | 2024-03-22 15:27:55+07

Frameworks là gì?

Framework có nghĩa là “bộ khung”. Nó được hình thành từ những đoạn code, thư viện dữ liệu (library) để tối giản thời gian, công sức của quá trình phát triển ứng dụng. 

Framework mang đến nhiều tính năng có sẵn, ví dụ như mô hình, API. Thậm chí, có không ít Framework dành cho Frontend, Backend hay ứng dụng di động…. Trong đó, thông dụng nhất là Web Framework và Mobile Framework.

Như vậy, có thể nói, Framework được ví như “vật liệu” để các lập trình viên sử dụng cho việc xây dựng ứng dụng hay phần mềm. Nhờ có Framework, lập trình viên tiết kiệm được thời gian thiết kế. Kế đến, họ chỉ việc khai thác, gắn kết các “vật liệu” này với nhau để tạo ra sản phẩm như mong muốn.

Hơn nữa, Framework không đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn cao nên lập trình viên dễ dàng tạo được các sản phẩm hoàn hảo, có chất lượng tốt. Với sự đa dạng của Framework, chúng cho ra đời phong phú các ứng dụng và phần mềm. Cuối cùng, người lập trình chỉ cần có kỹ năng nhận biết Framework nào phù hợp cho sản phẩm của mình để tận dụng.

Các tính năng chính của Frameworks là gì?

Framework như một kho tàng công cụ đóng vai trò mở rộng các chức năng, tăng hiệu suất và cung cấp hệ thống thư viện sẵn có, nhằm giúp các nhà phát triển không tốn thời gian thiết kế lại từ đầu. Để làm được điều này, Framework gồm các tính năng cốt lõi sau:

CMS là gì? Điểm khác nhau giữa CMS với Frameworks là gì?

CMS là viết tắt của cụm từ Content Management System, được dịch là hệ quản trị nội dung. Nó đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động liên quan đến nội dung, thông tin của website, bao gồm danh mục, tin tức, hình ảnh, video, thông liên hệ,…. Đặc biệt, với CMS nâng cao, người quản trị còn được phép chỉnh sửa hoặc phân loại danh mục, thay đổi giao diện hiển thị, cùng nhiều thao tác phức tạp khác.

Hiện nay, có 3 loại CMS phổ biến, được nhiều người sử dụng để xây dựng website là: WordPress, Joomla, Drupal. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn WordPress nhiều nhất.

Như vậy, dễ dàng thấy được điểm khác biệt giữa CMS và Framework là:

Ưu điểm nổi bật của Frameworks là gì?

Các ưu điểm chính của Framework không thể không nhắc đến là:

Ví dụ: Phần đăng ký tài khoản, đăng nhập, quản lý thông tin khách hàng… dành cho các website thương mại điện tử.

Nhược điểm của Framework 

Song song với ưu điểm, Framework còn tồn tại một số hạn chế như:

Các loại phổ biến của Frameworks là gì?

Hiện nay, có nhiều loại Framework nhưng phổ biến nhất là 6 loại sau:

CodeIgniter

Framework do Rick Ellis phát triển bản đầu tiên vào ngày 28/02/2006. CodeIgniter ứng dụng mã nguồn mở và ngôn ngữ lập trình PHP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, CodeIgniter được ExpressionEngine Development Team thuộc Tập đoàn EllisLab Inc phát triển, và sử dụng mô hình MVC.

>>Xem thêm: Hướng Dẫn Upload Source Code PHP Lên Host Chuẩn Chỉ!!

Laravel Framework

Đây cũng là một Framework mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và người dùng có thể sử dụng miễn phí. Laravel Framework do Taylor Otwell khởi tạo vào năm 2011 với mục đích biến nó là giải pháp thay thế CodeIgniter. Vì thế, Laravel cũng được phát triển dựa trên mô hình MVC. 

Laravel có hệ thống mã code linh động, mềm dẻo nhưng tính chặt chẽ vẫn được đảm bảo. Nhờ thế, lập trình viên có thể xây dựng các khối code chuẩn, dễ dàng cho việc nâng cấp.

CakePHP

CakePHP là Framework cho website được xây dựng dựa trên mô hình MVC. Framework này tạo nên nền tảng phát triển hoàn toàn miễn phí, giúp lập trình viên rút ngắn thời gian xây dựng các ứng dụng web mạnh mẽ, tính linh hoạt cao.

>>Xem thêm: Phiên Bản PHP 8.0 Có Gì Mới? CPanel Hỗ Trợ PHP 8.0 Như Thế Nào?

Node.js

Node.js là một hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng, đặc biệt là máy chủ web. Chương trình được viết bằng JavaScript, sử dụng kỹ thuật điều khiển theo sự kiện, nhập/xuất không đồng bộ để tối thiểu tổng chi phí và tối đa khả năng mở rộng.

Spring Framework

Framework này có mã nguồn mở, đồng thời, nó chứa Inversion of control (IoC), tức là đảo ngược điều khiển. IoC thường sử dụng cho nền tảng Java. Vì thế, các tính năng chính của Spring Framework hoàn toàn có thể ứng dụng cho những ứng dụng Java. 

Ngoài ra, có không ít phiên bản mở rộng của Spring Framework xây dựng trên nền tảng Java EE được sử dụng để phát triển ứng dụng web. 

Hiện nay, Spring Framework dần trở thành giải pháp bổ sung hoặc thay thế cho mô hình Enterprise JavaBeans.

 

.NET Framework là gì?

.NET Framework là nền tảng lập trình, đồng thời là môi trường để thực thi ứng dụng. Framework này do Microsoft phát triển và chủ yếu được sử dụng trên hệ điều hành Windows. 

Ưu điểm của NET Framework là gì? Đó là, nó cung cấp nhiều thư viện lập trình, hỗ trợ việc phát triển phần mềm được thực hiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp người dùng lập trình giao diện, truy cập hoặc kết nối với cơ sở dữ liệu; tạo ứng dụng, cấu trúc dữ liệu, cung cấp các thuật toán, …

Để làm được điều này, .Net Framework cung cấp đa dạng các thành phần thiết kế sẵn. Nhờ thế, quá trình viết ứng dụng trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Hay nói cách khác, lập trình viên chỉ việc học cách dùng Framework và phương pháp kết nối chúng với nhau.

>>Xem thêm: 8 Bước Hướng Dẫn Trỏ Tên Miền Về Ladipage Nhanh Chóng Đơn Giản

Library 

Library là tập hợp gồm nhiều chức năng (functions) và lớp (class) đã xây dựng sẵn, nhằm giúp các lập trình viên sử dụng ngay lập tức, mà không cần code lại trong quá trình xây dựng ứng dụng hay phần mềm. Mỗi chức năng và lớp trong Library đều có công dụng riêng, phục vụ cho một công việc cụ thể. 

Dù có hay không sử dụng Library thì nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến ứng dụng, phần mềm đang phát triển. Bởi, Thư viện không phải là thành phần chính. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Library không quan trọng. Vì nếu biết cách vận dụng thì Library sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng của dự án.

Sự khác biệt giữa Library và Frameworks là gì?

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Library và Framework đó là Library gồm các chức năng và lớp, còn Framework là tập hợp của nhiều Library, kết hợp thêm các công cụ phát triển web như dòng lệnh, bộ biên dịch.... 

Tiếp đến là cách thức hoạt động của các khối mã lệnh. Nếu như với Framework, chúng sẽ gửi đến mã lệnh của người dùng, thì trong Library, khối mã lệnh của người dùng lại gửi yêu cầu đến mã mã lệnh Library. Hay nói cách khác là chúng hoạt động hoàn toàn ngược nhau.

Cụ thể, đó là Library có cách thức hoạt động tương tự mô hình client với server. Theo đó, khi yêu cầu được gửi từ máy client, máy chủ sẽ tiếp nhận và phản hồi kết quả. Còn Framework hoạt động với mô hình đảo ngược lại. 

Trên đây là kiến thức cơ bản về Frameworks là gì và các loại phổ biến của nó. Hosting Việt hi vọng, bài viết mang đến cho bạn thông tin hữu ích, góp phần hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát triển ứng dụng và phần mềm.

Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, HostingViet được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website,… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (Cloud Hosting), gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

HostingViet có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệm mượt mà, thú vị.

Như vậy, qua bài viết trên HostingViet đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!


Bài viết khác