HTML5 là gì?
HTML5 chính là một ngôn ngữ lập trình được hình thành dựa trên nền tảng HTML. Nó đã trở thành một phần quan trọng của World Wide Web.
HTML5 được dùng để cấu trúc, thiết kế website, hỗ trợ đa phương tiện hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính thân thiện của website đối với người dùng trên mọi thiết bị, mọi trình duyệt.
HTML5 khác gì HTML?
Được xem là phiên bản “sinh sau đẻ muộn” nên HTML5 có nhiều điểm khác biệt nổi trội so với HTML. Cụ thể:
- HTML5 hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn HTML: Các ứng dụng như SVG, canvas… được HTML5 hỗ trợ. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng trong HTML thì bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của một số phương tiện khác.
- Tính năng lưu dữ liệu tạm: Trong khi HTML5 dùng web SQL databases và application cache để lưu dữ liệu, thì HTML chỉ sử dụng cache của trình duyệt.
- HTML5
- SGML: HTML5 không dựa trên SGML, trong khi đó HTML dựa vào SGML nên các sản phẩm lập trình trên nền tảng HTML5 có độ tương thích cao hơn.
- MathML và SVG: Trong HTML5, người dùng có thể sử dụng MathML và SVG cho văn bản, còn HTML không hỗ trợ.
- Các element: HTML5 có tích hợp nhiều element mới như canvas, keygen, summary, time, audio, video, command, aside, data, datalist, details, progress, section, hgroup, mark, embed, figcaption, figure, header, footer, source, article, wbr, meter, ruby, track, nav, bdi, rt, output, rp,… Đồng thời, nó được loại bỏ những elements lỗi thời có trong HTML là applet, acronym, basefont, big, isindex, noframes, center, dir, font, frame, frameset, strike….
Các thẻ thay đổi trong cấu trúc HTML5
Với phiên bản HTML5, nhà phát triển đã cập nhật nhiều thẻ mới, đáp ứng nhu cầu cho việc tạo lập nội dung, đặc biệt là nội dung đa phương tiện. Một số thẻ được thay đổi như sau:
-
: Được dùng để định nghĩa bài viết hay nội dung bình luận của người dùng. Nó hoàn toàn độc lập với nội dung của website. -
: Có công dụng dùng để xác định những phần khác nhau trong website. - : Có tác dụng xác định container chứa các plugin dùng để tương tác với những ứng dụng bên ngoài.
Các giai đoạn phát triển của HTML5 là gì?
- Năm 1989: World Wide Web (WWW) ra đời và được giới thiệu đến thị trường.
- Năm 1990: Đánh dấu sự ra đời của Internet.
- Năm 1991: HTML được giới thiệu cho người dùng. Đến năm 1998, HTML đã trải qua 4 phiên bản từ 1 – 4.
- Năm 2000: Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) cho ra đời phiên bản XHTML 1.0.
- Năm 2004: W3C đóng cửa các phiên bản HTML. Lúc này, Web Hypertext Application Technology Working Group (WHATWG) đặt mục tiêu phát triển HTML, bằng cách cải tiến chúng thành một ngôn ngữ lập trình mới, và tương thích cao với những website đang dùng phiên bản HTML cũ.
- Năm 2008: Phiên bản đầu tiên của HTML5 chính thức được phát hành.
>>Xem thêm: Ubuntu Là Gì? 10 Lý Do Bạn Nên Sử Dụng HĐH Ubuntu
Các ưu điểm của HTML5
HTML5 mang đến cho lập trình viên sự linh hoạt trong thiết kế website với nhiều ưu điểm nổi bật như:
Persistent error handling
Trước đây, các lập trình viên đều phải tự kiểm tra HTML trên trình duyệt để đảm bảo lỗi được xử lý. Tuy nhiên, nếu dùng HTML5 thì các trình duyệt luôn có hỗ trợ parse (phân tích) những cấu trúc HTML code không chính xác. Do đó, có thể thấy, khả năng xử lý lỗi mà HTML5 có được, thông qua tối ưu thuật toán parsing chính là khác biệt vượt trội.
Thống kê cho thấy, có đến 90% website xảy ra lỗi về coding. Vì thế, sử dụng HTML5 sẽ giúp cải thiện vấn đề lỗi và tiết chi phí quản lý, cũng như thời gian làm việc của lập trình viên.
Cải thiện ngữ nghĩa cho elements
Section, header, article, nav chính là các element mới trong HTML5, thay thế cho element div cũ trong HTML. Chúng giúp cải tiến ngữ nghĩa của các elements sẵn có. Việc này cực kỳ hữu ích cho thao tác quét lỗi, do nó được tinh giản hơn.
Tăng khả năng tương thích cho ứng dụng web
Cho phép trình duyệt hoạt động như nền tảng ứng dụng là một trong các mục đích chính mà HTML5 mang lại. Nếu trong quá khứ, website khá đơn giản. Thì theo thời gian, nhu cầu của người sử dụng tăng cao, họ cần có những đa phương tiện tinh tế, trau chuốt hơn, đòi hỏi lập trình viên cũng phải thiết kế website với quyền quản trị có hiệu năng cao.
HTML5 có các element cho phép thực hiện tất cả các chức năng mà không cần dùng đến JS hay Flash. Do đó, chúng giúp lập trình viên dễ dàng hơn trong việc thiết lập một website tối ưu hóa, đáp ứng người truy cập.
Xây dựng web mobile dễ dàng
Số lượng người dùng smart phone ngày càng tăng, nên nhu cầu truy cập website trên thiết bị di động tăng cao hơn bao giờ hết. Vì thế, việc thiết lập một website responsive trở nên thật sự cần thiết.
Trong khi đó, HTML5 có thể hỗ trợ nhiều cho các thiết bị di động nên lập trình viên sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo phiên bản web mobile.
Canvas HTML5 là gì?
HTML5 vẫn được ưa chuộng hơn vì Flash sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời.
var c = document.getElementById(“TestCanvas”);
var context = c.getContext(“2d”);
context.fillStyle = “#FF0000”;
context.fillRect(0,0,140,75);
The Menu element:
Các element mới
và là thành phần rất được chuyên dùng. Chúng có công dụng đảm bảo sự tương tác của website.
Đặc tính của thẻ
là đơn giản nên nó thường được dùng để đại diện cho lệnh menu của desktop application hoặc mobile. Cách dùng như sau:
Hello!
- Tùy chỉnh Data Attributes:
Nếu như trong HTML4, đôi khi custom attributes làm tắt website do xảy ra xung đột dữ liệu, thì trong HTML5 lại khắc phục được điều này nhờ có data attribute.
Attribute này có nhiều cách sử dụng, nhưng hầu hết lập trình viên thường dùng nó là nơi chứa thông tin của element khác. Ngoài ra, custom data được thêm vào sẽ giúp lập trình viên thuận tiện hơn trong việc tạo trang web tương tác tốt, mà không cần nghiên cứu về máy chủ hay call Ajax.
- Không cần dùng đến cookies
>>Xem thêm: Các lưu ý khi thay đổi domain không tụt từ khóa
Ưu điểm của HTML5 đối với người dùng cuối
Không chỉ dừng lại việc mang đến trải nghiệm tối ưu cho lập trình viên, HTML5 còn giúp người dùng cuối cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn trong quá trình truy cập website. Cụ thể:
- Nhờ công nghệ HTML5, trình duyệt mobile được cải tiến tốt hơn.
- Người dùng không cần tải ứng dụng vẫn có thể dễ dàng truy cập được website và tìm hiểu tất cả thông tin.
- Người dùng cuối có trải nghiệm tốt hơn nhờ Adobe Flash đã được loại bỏ.
- Người dùng cuối không cần tải plugin đi kèm vẫn có thể xem được các thông tin đa phương tiện (multimedia) trên website.
- Nên học HTML hay HTML5?
Mặc dù không thể phủ nhận, HTML5 có nhiều ưu điểm vượt trội, và đang dần được các lập trình viên sử dụng thay thế cho HTML, tuy nhiên trước khi học HTML5, bạn phải học về HTML là gì?
Bởi nói cho cùng, bản chất của HTML5 là bắt nguồn từ HTML. Do đó, có nhiều thứ HTML5 vẫn kế thừa của HTML và một số thứ nó phát triển hơn. Vì vậy, bạn phải học những cái thuộc về nền tảng trước để hiểu rõ chúng. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm được nguyên nhân, và khắc phục những sai sót có thể xảy ra trong quá trình coding.
Nhà cung cấp Tên Miền - Hosting - VPS tốt nhất Việt Nam
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, HostingViet được đánh giá là nhà cung cấp tên miền giá rẻ và Hosting giá rẻ cũng như luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua Host ở đâu tốt. Chỉ từ 25.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một Hosting để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, HostingViet còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (Cloud Hosting), gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.
HostingViet có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 25.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệm mượt mà, thú vị.
Như vậy, qua bài viết trên HostingViet đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với HostingViet để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhé!