Remote desktop connection là gì?
Đây là tính năng kết nối từ xa giữa 2 máy tính và kiểm soát màn hình của nó như đang ngồi trước máy tính. Remote desktop thường được truy cập qua cổng 3389, kết hợp dùng phần mềm đi kèm Windows hoặc sử dụng chương trình của bên thứ 3 như TeamViewer, VNC, PC Anywhere…
Trên các phiên bản của Windows đều tích hợp sẵn tính năng Remote desktop nhưng bạn cần phải kích hoạt trước khi sử dụng chúng.
Video hướng dẫn Đăng ký và sử dụng Remote Desktop trên Cloud VPS
Đăng ký Cloud VPS windows đã kích hoạt sẵn Remote desktop connection tại đây
Lợi ích của Remote Desktop
- Chỉ cần có Internet, bạn có thể kết nối vào môi trường giao diện làm việc của máy tính, máy chủ từ một có vị trí địa lý cách xa bạn
- Từ việc kết nối này, bạn có thể thực hiện các thao tác quản trị, sử dụng hệ điều hành hoặc bảo trì hệ thống từ xa.
Giao thức Remote desktop
Một kết nối Remote Desktop chỉ có thể được thực hiện dựa trên một giao thức hỗ trợ như : Remote Desktop Protocol (RDP), Virtual Network Computing (VNC), NX hoặc Independent Computing Architecture (ICA).
Như vậy trên các máy tính, máy chủ mà bạn có nhu cầu thực hiện Remote Desktop cần cài đặt các chương trình dịch vụ hỗ trợ các giao thức trên:
+ Windows: Remote Desktop Services
+ Linux: VNC Server
I - Cài đặt Remote desktop trên cùng mạng LAN - WAN
Kích hoạt Remote desktop trong Vista và Windows 7
- Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Computer trên desktop. Hoặc nhấn menu Start và chọn Properties.
- Nhấn vào liên kết Advanced system settings.
- Chọn tab Remote, bên dưới Remote Desktop, click chọn nút “Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication (more secure)”. Rồi nhấn Apply, sau đó, nhấn tiếp OK.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn người dùng có thể truy cập Remote Desktop.
Nếu muốn kích hoạt tính năng Remote Desktop trên Windows 7 bằng Control Panel, bạn thực hiện như sau.
- Vào Control Panel / System and Security
- Trong System, chọn tab “Allow Remote Access”.
- Lúc này, tính năng Remote desktop đã được kích hoạt, bạn có 2 tùy chọn.
- Nếu có nhiều Remote desktop được kích hoạt, chọn “Allow connections from computers running any version of Remote Desktop”, nhấn Apply / OK.
- Nếu có 1 Remote desktop hoạt động, chọn “Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication”, nhấn Apply / OK.
- Sau đó, nhấn Select user / Add để thêm người dùng có thể thể truy cập Remote Desktop.
- Chọn tài khoản user bằng cách nhấn Advanced / Find Now. Click chọn user và nhấn OK.
-
Hướng dẫn Remote desktop trong XP
Thực hiện kích hoạt Remote desktop trong phiên bản hệ điều hành Windows XP cũng tương tự.
Bạn vào My computer / Properties / click tab Remote. Sau đó, click chọn “Allow users to connect remotely to this computer”.
>>Xem thêm: Hướng dẫn thay đổi tên hiển thị, tên chữ ký trong Outlook
Cài đặt remote desktop trên hệ điều hành Window 10
Với Windows 10, bạn thao tác như sau:
- Mở Remote Desktop Connection bằng một trong 2 cách:
- Chọn Start / Gõ Remote / Chọn “App Remote Desktop Connection”.
- Mở cửa sổ Run bằng cách xử dụng tổ hợp phím Ctrl + R, nhập mstsc và bấm Enter.
- Nhập thông tin kết nối
- Computer: Là địa chỉ IP hoặc hostname của máy chủ.
- Username: Mặc định là Administrator (do Hosting Việt đang hướng dẫn kết nối Remote desktop đến máy chủ).
- Password: Mật khẩu của username.
Nếu không biết địa chỉ IP của máy chủ, bạn thao tác trên máy chủ một trong 2 hướng dẫn sau:
- Chọn Start / gõ cmd để mở Command Prompt.
- Hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + R, rồi gõ cmd. Sau đó nhấn Enter để mở cửa sổ Command Prompt.
- Sau đó, gõ ipconfig trên cmd và hệ thống sẽ hiển thị thông tin về card mạng. Trong hình bên dưới, IPv4 Address là địa chỉ IP của máy chủ.
- Nhập các thông tin để tiếp túc thực hiện kết nối Remote desktop.
- Khi kết nối thành công, cửa sổ hiển thị như sau:
Như vậy là bạn đã kết nối xong, bây giờ có thể thực hiện điều khiển máy tính từ xa.
>>Xem thêm: (Cực Dễ) Hướng dẫn Upload Source Code PHP lên Host chuẩn chỉ!!
Hướng dẫn sử dụng Remote desktop
Khi bất kỳ thành viên nào cần trợ giúp hoặc bạn muốn làm việc trên máy tính nhưng đang ở xa thì sử dụng đến cách điều khiển máy tính từ xa Remote desktop connection. Bằng cách nhập tên hay IP của máy tính cần dùng.
Nếu lần đầu kết nối từ xa thì có thể màn hình bảo mật sẽ xuất hiện. Trên màn hình, bạn có thể thiết lập để nó xuất hiện hoặc không xuất hiện trong lần truy cập sau.
Khi đăng nhập, bạn cung cấp thông tin user và mật khẩu trước khi kết nối.
Sau đó, bạn đã có thể thao tác làm việc trên Windows Home Server của máy tính ở xa từ một desktop đang sử dụng.
Với hệ điều hành Vista hay Win 10, cách đăng nhập cũng tương tự.
Sau khi đăng nhập thành công, bạn có thể làm việc trên máy tính Vista.
Tùy chọn khi sử dụng tính năng Remote desktop connection là gì?
Với cách điều khiển máy tính từ xa Remote desktop connection, có một số tùy chọn mà bạn có thể chọn trước khi bắt đầu trải nghiệm Remote Desktop, nhằm đảm bảo tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình. Nếu muốn quá trình nhanh hơn, đặc biệt khi làm việc trên các phần cứng cũ, bạn giảm kích thước hiển thị cùng với màu sắc của kết nối từ xa. Dù chúng không mang lại sự sắc sảo, đẹp mắt nhưng sẽ giúp có tốc độ nhanh khi làm việc.
Lưu ý: Khi bạn đăng nhập từ xa vào máy tính khác thì người dùng của máy tính đó sẽ bị khóa ngoài. Vì thế, để không bị thoát ra khỏi hệ thống khi họ cố gắng đăng nhập lại vào máy tính, bạn cần đảm bảo người dùng không truy cập vào máy tính của họ.
II - Remote desktop connection là gì khi thực hiện khác mạng LAN - WAN
Tùy chọn 1: Thiết lập mạng ảo riêng (VPN)
Nếu tạo một VPN, bạn sẽ không cần hiển thị trực tiếp Remote desktop máy chủ với internet. Thay vào đó, bạn có thể kết nối VPN với máy tính đang sử dụng và chúng sẽ hoạt động như một phần của mạng cục bộ để chạy Remote Desktop server. Điều này cho phép bạn truy cập Remote Desktop, cũng như các dịch vụ khác mà chúng chỉ xuất hiện trên mạng cục bộ.
Thiết lập VPN là lựa chọn an toàn hơn khi việc làm thông qua Remote Desktop và truy cập được qua Internet. Đồng thời, cách thực hiện cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất.
Tùy chọn 2: Đưa máy tính từ xa trực tiếp lên Internet
Nếu không thực hiện tùy chọn 1, bạn có thể sử dụng tùy chọn 2 bằng cách thiết lập Router nhằm có thể chuyển tiếp lưu lượng từ Remote desktop đến máy tính đang truy cập. Việc này có thể mang đến mối nguy có sự tấn công tiềm năng trên môi trường internet. Vì thế, bạn chỉ chọn cách này khi có thể kiểm soát được những rủi ro đó.
Hiện nay, các phần mềm độc hại (malware), ứng dụng tự động hack có rất nhiều trên internet. Chúng sẽ liên tục thăm dò router để tìm lỗ hỏng như cổng TCP mở, đặc biệt là những cổng Remote desktop. Do đó, tối thiểu bạn phải đảm bảo máy tính có mật khẩu đủ mạnh.
- Thiết lập một máy tính để truy cập từ xa
Bạn chỉ cần đăng nhập vào router và chuyển tiếp toàn bộ lưu lượng truy cập thông qua việc dùng cổng TCP 3389 đến địa chỉ IP của máy tính chạy Remote Desktop. Để biết địa chỉ IP của máy tính, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn trên của Hosting Việt.
Kế đến, đăng nhập vào Router và tìm mục “Port Forwarding”. Tại đây, bạn chuyển tiếp cổng TCP 3389 đến địa chỉ IP đã đặt trước đó.
Đến đây, bạn đã có thể đăng nhập Remote desktop qua Internet.
- Thay đổi số cổng hoặc thiết lập nhiều máy tính truy cập từ xa
Nếu muốn truy cập từ xa qua internet trên nhiều máy tính của mạng cục bộ thì bạn dùng thiết lập VPN. Đây được xem là lựa chọn tốt nhất vì dễ cài đặt, tính bảo mật cao.
Hoặc có thể dùng cách thông qua Port forwarding. Cách làm là vào phần Registry của mỗi máy tính, thay đổi số cổng TCP nhằm kiểm soát lưu lượng truy cập Remote desktop connection là gì. Sau đó, chuyển tiếp các cổng trên router đến từng máy tính thông qua số cổng đã thiết lập cho chúng. Ngoài ra, thủ thuật này cũng có thể áp dụng trong trường hợp có một máy tính và muốn thay đổi số cổng mặc định. Vì điều này an toàn hơn so với việc cổng mặc định mở.
Khi đã hoàn tất cài đặt Remote desktop trên mỗi máy tính và có thể truy cập cục bộ, bạn cần đi đến từng máy tính và thực hiện các thao tác sau:
- Nhận địa chỉ IP cho máy tính.
- Thay đổi số cổng nghe từ xa của máy tính bằng cách dùng Registry editor.
- Ghi chép số cổng tương ứng với địa chỉ IP.
Cách thực hiện Registry của các bước trên
- Nhấn Start / gõ regedit / Enter để mở Registry editor.
- Sử dụng sidebar bên trái trong Registry Editor để điều hướng đến key.
- Nhấn đúp chuột vào giá trị Portnumber ở cột bên phải. Chọn “Decimal”, nhập số cổng muốn sử dụng. Sau đó, nhấn OK.
- Ghi lại số cổng, địa chỉ IP, tên máy tính và đóng Registry editor. Chuyển sang máy tính tiếp theo rồi thực hiện tương tự.
- Khi hoàn tất thay đổi cổng cho tất cả máy tính, bạn đăng nhập vào router và chuyển tiếp từng cổng đến máy tính được liên kết.
- Khi đã thiết lập xong, bạn đăng nhập Remote Desktop qua internet thông qua kết nối địa chỉ IP public mà router đang dùng. Sau dấu “:” là số cổng cho máy tính cần kết nối.
Ví dụ:
IP public: 123.45.67.89
Số cổng: 55501
Lúc này, kết nối sẽ là 123.45.67.89:55501
Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu kết nối theo tên trong Remote desktop để không phải thực hiện bước nhập địa chỉ IP, số cổng cho mỗi lần truy cập.
Lúc này, bạn đã có thể tiến hành thao tác cách điều khiển máy tính từ xa Remote desktop connection rồi.
Qua những thông tin trên Hosting Việt mong muốn có thể cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng thể nhất về Remote Desktop Connection là gì? Và hướng dẫn sử dụng remote desktop connection. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Remote Desktop Connection hãy comment phía bên dưới để chúng tôi giúp đỡ bạn nhé!