Linux là gì?
Linux là tên gọi của hệ điều hành và cũng là tên hạt nhân của chính hệ điều hành đó. Nó là phần mềm tự do, đại diện điển hình cho việc phát triển mã nguồn mở.
Phiên bản Linux đầu tiên 1.0 do sinh viên Đại học Helsinki (Phần Lan) Linus Torvalds viết vào năm 1991, và ra mắt thị trường vào năm 1994 dưới bản quyền của GNU General Public License. Vì thế, hầu hết mọi người đều có thể tải hay xem mã nguồn Linux.
Với phiên bản khởi đầu này, Linux chỉ phát triển cho dòng vi xử lý 386. Tuy nhiên, đến nay, hệ điều hành đã hỗ trợ cho khá nhiều vi xử lý và ngày càng được sử dụng phổ biến từ máy tính cá nhân, đến siêu máy tính hay thiết bị nhúng (điển hình là thiết bị di động).
Thực chất, Linux là tên dùng để chỉ nhân Linux. Tuy nhiên, cái tên này lại được sử dụng khá phổ biến để miêu tả về một hệ điều hành tạo ra bởi nhiều yếu tố như nhân Linux, các thư viện, công cụ GNU, các bản phân phối Linux.
Hay nói cách khác, cũng giống như Windows và Mac OS, Linux chính là tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, ngôn ngữ lập trình, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, môi trường làm việc desktop (GNOME và KDE), các ứng dụng văn phòng (OpenOffice, LibreOffice).
Hiện nay, IBM và Hewlett-Packard hỗ trợ phát triển hệ điều hành Linux. Nhờ thế, nó đang dần bắt kịp các phiên bản Unix độc quyền. Và ở một vài lĩnh vực, Linux cũng trở thành một đối thủ đối với “ông lớn” Microsoft Windows.
Hệ điều hành Linux được phát hành miễn phí nên đây cũng là lợi thế giúp gia tăng số lượng người sử dụng Linux. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng thiết bị tương thích thì Linux vẫn không thể so sánh được với Windows.
>>Có thể bạn quan tâm: #7 lệnh cơ bản trong Linux bạn cần biết (Vi, Kill, Rmdir, Sudo...)
Ưu điểm của hệ điều hành Linux
Tìm hiểu về hệ điều hành Linux, bạn sẽ thấy nó sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể :
-
Hoàn toàn miễn phí
Đây là ưu điểm nổi bật được người dùng ưa thích và chọn Linux. Theo đó, bạn không cần tốn bất kỳ chi phí nào vẫn có thể toàn quyền sử dụng đầy đủ tính năng, kể cả các ứng dụng văn phòng như OpenOffice, LibreOffice.
-
Bảo mật cao
Với Linux, các mã độc, virus hay phần mềm độc hại đều bị ngăn chặn do tính bảo mật của hệ điều hành này cực kỳ cao. Nhờ thế, bạn có thể an tâm sử dụng.
-
Có khả năng quản lý, điều phối nguồn tài nguyên của hệ thống
Giao diện hệ điều hành Linux đa dạng, có tính năng nâng cấp lên phiên bản mới liên tục.
-
Khả năng linh hoạt tốt
Linux cho phép người dùng tùy ý điều chỉnh hệ điều hành theo mục đích sử dụng. Điều này mang lại khá nhiều thuận tiện cho các lập trình viên và công ty phát triển phần mềm.
-
Hoạt động “mượt” ngay cả với máy tính có cấu hình yếu
Các máy tính có cấu hình yếu hoàn toàn có thể vận hành ổn định, trơn tru khi nâng cấp lên phiên bản mới của Linux. Bởi hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, không tốn quá nhiều tài nguyên của máy tính.
Nhược điểm của Linux là gì?
Dù có nhiều ưu điểm nhưng Linux vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Ít ứng dụng hỗ trợ trên Linux. Thậm chí, có một vài nhà sản xuất còn không có driver hỗ trợ trên nền tảng hệ điều hành Linux.
- Mất thời gian làm quen với Linux nếu trước đấy bạn đã quen dùng các hệ điều hành khác.
Các phiên bản Linux
Linux khá hào phóng khi mang đến cho người dùng rất nhiều phiên bản. Hiện nay, có một số bản phổ biến và được sử dụng nhiều như:
-
Ubuntu
Đây được xem là bản phân phối được nhiều người biết nhất của Linux. Ubuntu được tạo ra nhằm giúp mang đến cho người sử dụng những trải nghiệm tốt nhất cả trên máy tính lẫn máy chủ.
Hiện nay, Ubuntu được cải tiến khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy thế, nó vẫn không làm mất đi ý nghĩa của mục tiêu ban đầu.
>>Xem ngay: Danh sách các lệnh cơ bản trong Ubuntu Đầy Đủ và Chi Tiết Nhất
-
Linux Mint
Nếu như Ubuntu là cái tên quen thuộc nhất trong đại gia đình của nhà Linux, thì Linux Mint lại là bản phân phối nhận được sự yêu thích nhất của người dùng. Phiên bản này được xây dựng dựa trên nền tảng Ubuntu. Vì thế, nó kế thừa được những ưu điểm của “đàn anh” và mang đến trải nghiệm vượt trội cho người sử dụng.
>>Xem thêm: Distro Linux là gì? Nên dùng Distro Linux nào, chúng có gì khác nhau
-
Debian
Bản phân phối này gồm các phần mềm mã nguồn mở miễn phí rất được lập trình viên yêu thích. Tuy thường xuyên có bản cập nhật mới nhưng Debian lại có nhược điểm là cập nhật chậm so với các phiên bản khác của Linux.
-
Fedora
Phiên bản này gây khó khăn cho người dùng khi cài đặt trình điều khiển đồ họa, tuy nhiên nó hoàn toàn miễn phí nên cũng rất đáng để dùng. Hiện nay, Fedora thường xuyên cải tiến để mang đến sự trải nghiệm dễ dàng, thuận tiện hơn.
-
CentOS/Red Hat Enterprise Linux
Đây là bản phân phối thương mại cho máy chủ và máy trạm. Phiên bản này phát triển dựa trên nền tảng Fedora nhưng mang tính ổn định hơn và được hỗ trợ lâu dài.
-
OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise
Bản phân phối này được đánh giá khá mạnh trong các phiên bản của Linux. Bên cạnh đó, OpenSUSE còn rất thân thiện, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
-
Mageia/Mandriva
Phiên bản Mageia được xem là “đàn anh” trong các bản phân phối của Linux. Nó có thiết kế giản đơn, linh hoạt và gọn nhẹ nhất có thể. Ngoài ra, Mageia còn có ưu điểm là cung cấp những tệp cấu hình sạch để người dùng dễ dàng chỉnh sửa tùy ý.
-
Slackware Linux
Slackware là phiên bản lâu đời nhất của Linux và hiện nay nó vẫn được sử dụng. Cũng như các bản phân phối khác, Slackware thường xuyên phát hành những bản nâng cấp, cải tiến.
-
Puppy Linux
Bản phân phối Puppy Linux được phát triển dựa trên nền tảng Slackware. Mục tiêu của Puppy Linux là gọn, nhẹ nhưng vẫn có khả năng hoạt động mượt trên mọi máy tính, đặc biệt là các máy tính đời cũ.
Giao diện hệ điều hành Linux
Linux có thết kế khá thông minh về mặt giao diện, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người dùng dễ dàng tùy chọn theo sở thích. Theo đó, giao diện được thiết kế hoàn toàn tách rời hệ thống lõi. Vì thế, ngay khi bạn thay đổi giao diện thì không cần phải cài lại chương trình.
Bên cạnh đó, Linux cũng cung cấp khá nhiều giao diện là GNOME, KDE, Unity cùng một loạt các giao diện khác để bạn lựa chọn.
Hướng dẫn sử dụng Linux
Cài Linux trên Window
Vì Linux có khá nhiều bản phân phối nên Hosting Việt sẽ chọn bạn Ubuntu để hướng dẫn cách cài đặt. Đây cũng là phiên bản thông dụng, được nhiều người biết nhất.
Để cài hệ điều hành Linux Ubuntu trên Window, bạn thực hiện như sau:
Cách 1: Cài đặt Linux thông qua cổng USB
Đây là phương pháp dễ nhất để cài đặt Ubuntu hay các bản phân phối trên máy tính.
- Bước 1: Tải tệp .iso hoặc OS file theo đường dẫn https://www.ubuntu.com/download/desktop.
- Bước 2: Tải phần mềm miễn phí Universal USB installer để tạo cổng USB.
- Bước 3: Chọn một bản phân phối Ubuntu từ danh sách thả xuống và đưa vào USB.
Sau đó, chọn tệp iso đã tải ở bước 1. Chọn tiếp, ổ đĩa USB cài đặt Ubuntu rồi nhấn Create.
- Bước 4: Chọn Yes để tiến hành cài đặt Ubuntu trong USB.
Khi đã hoàn tất cài đặt, một cửa sổ nhỏ xuất hiện. Như vậy, bạn đã có hệ điều hành Ubuntu Linux. Lúc này, bạn chỉ việc khởi động nó để sử dụng.
Cách 2: Cài đặt bằng CD-ROM
- Bước 1: Thực hiện như cách 1. Đó là tải tệp tin .iso hoặc OS về máy tính theo đường dẫn trên.
- Bước 2: Chép tất cả tệp tin vào đĩa CD.
- Bước 3: Khởi động máy tính và thực hiện theo các bước hướng dẫn trong quá trình cài đặt.
Hướng dẫn cài hệ điều hành Linux trên máy ảo Vmware
Cách cài đặt ảo sẽ cho bạn thoải mái chạy Linux, ngay cả khi máy tính đã có sẵn một hệ điều hành khác. Điều này có nghĩa, khi Windows đang chạy, nếu muốn dùng Linux, bạn chỉ việc nhấp chuột để nó khởi động.
Các bước thực hiện như sau:
- Phần 1: Bạn tải Ubuntu theo đường link https://www.ubuntu.com/download/desktop.
Trong trường hợp, bạn muốn sử dụng phiên bản Ubuntu cũ hơn thì download theo link http://old-releases.ubuntu.com/releases/
- Phần 2: Cài đặt Ubuntu trên Vmware
Nếu trong máy có sẵn Vmware thì bạn mở nó lên. Nếu máy chưa có thì bạn tải về Vmware workstation 12 pro.
- Bước 1: Click Chọn “Create a New Virtual Machine”.
- Bước 2: Chọn chế độ Typical để dễ cài đặt. Sau đó, click Next
- Bước 3: Tick chọn “I will install the operating system later”. Chọn tiếp Next.
- Bước 4: Trong cửa sổ hiện ra, chọn Linux, tiếp đến để chế độ 32 bit hay 64bit và click Next.
- Bước 5: Bạn đặt tên cho máy ảo và chọn vị trí cài đặt
- Bước 6: Ở cửa sổ vừa hiện ra, bạn chọn dung lượng cho máy ảo. Kế đến, tick chọn “Split virtual disk into multiple files”. Chọn tiếp Next.
- Bước 7: Click finish để hoàn tất cài đặt.
- Bước 8: Như vậy, bạn đã tạo xong máy ảo. Nếu muốn máy chạy nhanh hơn thì chọn dung lượng RAM 1024Mb, bộ nhớ 2048Mb. Hoặc thay đổi chỉ số processors.
- Bước 9: Bạn chọn vị trí để cài đặt Ubuntu bằng cách click Browse, rồi nhấn OK.
- Phần 3: Thực hiện cài đặt Ubuntu trên máy ảo
- Bước 1: Chọn “Power on this Virtual Machine”. Sau đó, chờ Ubuntu tiến hành cài đặt.
- Bước 2: Sau khi Ubuntu cài đặt xong thì bạn có thể dùng được ngay bằng cách nhấn Try Ubuntu. Hoặc click “Install Ubuntu” để cài đặt hệ điều hành vào máy.
- Bước 3: Click Continue.
- Bước 4: Tick chọn “Erase disk and install Ubuntu”, click tiếp “Install Now”.
- Bước 5: Chọn vị trí và thiết lập múi giờ. Sau đó, click Continue.
- Bước 6: Chọn ngôn ngữ sử dụng, click Continue.
- Bước 7: Tạo tài khoản quản trị Ubuntu. Sau khi hoàn tất khai báo thông tin tạo tài khoản, bạn click “Log in automatically” / Continue.
- Bước 8: Đến đây, tiến trình cài đặt sẽ bắt đầu. Nó mất khoảng 30 phút để hoàn tất.
- Bước 9: Sau khi hoàn tất cài đặt, màn hình Ubuntu xuất hiện như sau.
- Phần 4: Khắc phục lỗi
Sau khi Ubuntu được cài đặt, bạn khởi động lại máy tính.
Khi máy tính khởi động lại sẽ gặp thông báo lỗi “Piix4_SMBus: 000:00:07.3: Host SMBus controller bus not enabled”.
Để khắc phục, bạn tắt máy ảo, rồi mở thư mục đã cài nó. Tiếp đến, bạn tìm file có đuôi “.vmx” của máy ảo và mở bằng notepad.
Sau đó, bạn tiến hành sửa lỗi bằng cách thêm dòng lệnh của hình sau vào cuối file.
Đến đây bạn đã có thể sử dụng phiên bản Ubuntu của hệ điều hành Linux trên máy tính một cách mượt mà và dễ dàng rồi.
Nhà cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam Hosting Việt
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nơi có hosting giá rẻ và luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud hosting),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.
Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.
Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về cách cài đặt hệ điều hành Linux là gì cũng như cách cài đặt các phiên bản của hệ điều hành Linux. Mặc dù chỉ là những thông tin cơ bản nhưng nếu nắm vững và áp dụng chúng, bạn sẽ thấy được tính ứng dụng hiệu quả của việc này. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!