FTPS là gì?
FTPS hay SFTP (viết tắt của File Transfer Protocol Secure) là một giao thức được dùng để truyền tải dữ liệu an toàn qua mạng, nó là một phiên bản nâng cao của FTP (File Transfer Protocol), được bổ sung tính năng bảo mật bằng việc dùng những giao thức SSL/TLS.
FTPS dùng cả kênh dữ liệu và kênh điều khiển để có thể truyền tải dữ liệu. Khi thiết lập kết nối với máy chủ, máy khách FTPS sẽ thực hiện việc kiểm tra chứng chỉ để có thể xác minh tính đáng tin cậy của máy chủ. Nếu chứng chỉ của máy chủ hợp lệ, các dữ liệu sẽ được tiến hành.
Có 2 phương thức triển khai FTPS là:
- FTPS ẩn (Implicit FTPS): Dùng cổng 990 để thiết lập kết nối an toàn từ đầu, các dữ liệu sẽ được truyền tải qua kênh mã hóa SSL/TLS.
- FTPS hiện (Explicit FTPS): Dùng cổng 21 cho kênh điều khiển, máy khách và máy chủ sẽ thương lượng để thiết lập kênh dữ liệu an toàn bằng việc bắt đầu một phiên SSL/TLS trên cổng 21 sau khi đã kết nối.
Ưu điểm nổi bật của FTPS
Giao thức FTPS có các ưu điểm sau:
- Bảo mật cao: Dữ liệu được mã hóa nhờ SSL/TLS, an toàn hơn so với FTP thông thường, giúp bảo vệ khỏi các mối đe dọa và truy cập trái phép.
- Xác thực: SFTP xác thực đối với cả người dùng và máy chủ, đảm bảo chỉ người được ủy quyền mới được truy cập vào máy chủ và thực hiện thao tác tệp tin.
- Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: FTPS là lựa chọn phù hợp với các tổ chức yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật như GDPR hoặc HIPAA.
- Tương thích rộng rãi: FTPS được hỗ trợ trên nhiều loại hệ điều hành và máy chủ FTP nên được sử dụng rất rộng rãi.
Nhược điểm của FTPS
Bên cạnh các ưu điểm trên thì giao thức SFTP còn tồn tại một số các nhược điểm như:
- Khó khăn trong việc thiết lập: Cấu hình giao thức FTPS phức tạp hơn so với FTP, đòi hỏi kiến thức chuyên môn về bảo mật và mạng.
- Khó dùng: Do FTPS phải xác thực và cấu hình mã hóa SSL/TLS nên có thể sẽ khó sử dụng cho những người dùng bình thường.
- Hiệu suất kém: Việc mã hóa và giải mã dữ liệu trong khi truyền tải có thể làm tăng tải cho máy chủ và máy tính cá nhân nên FTPS sẽ có hiệu suất thấp hơn FTP thông thường.
Cách SFTP hoạt động
Quá trình FTPS hoạt động diễn ra trong 5 bước sau:
- Xác thực và xác định máy chủ: Bước đầu tiên, máy tính của người dùng sẽ kết nối với máy chủ FTPS, nếu máy chủ FTPS có chứng chỉ SSL/TLS hợp lệ từ một tổ chức cấp phát chứng chỉ đáng tin cậy. Người dùng sẽ xác định máy chủ bằng địa chỉ IP hoặc tên miền và xác thực bằng chứng chỉ SSL/TLS của nó.
- Xác thực người dùng: Sau khi đã xác định được máy chủ, người dùng sẽ phải cung cấp tên người dùng và mật khẩu để để có thể truy cập vào máy chủ.
- Bắt đầu kết nối an toàn: Sau đó máy tính người dùng và máy chủ sẽ thiết lập một kết nối an toàn dùng SSL/TLS được mã hóa để đảm bảo dữ liệu truyền tải qua nó sẽ không thể bị đánh cắp hoặc điều chỉnh bởi bên thứ ba.
- Truyền tải dữ liệu: Sau khi kết nối an toàn đã được thiết lập thì người dùng có thể thao tác truyền tải tệp tin giữa client và máy chủ FTPS.
- Đóng kết nối: Sau khi đã truyền tải xong các dữ liệu, kết nối FTPS có thể được đóng lại.
So sánh FTPS và FTP
Mặc dù FTPS và FTP đều là các giao thức truyền tệp phổ biến, nhưng FTPS được thiết kế với các tính năng bảo mật vượt trội hơn để đáp ứng nhu cầu bảo vệ dữ liệu tốt hơn. Hãy cùng HostingViet so sánh sự khác biệt chính giữa 2 giao thức này để hiểu rõ hơn về tính năng, ưu nhược điểm của từng phương pháp truyền tải.
Tiêu chí so sánh |
FTPS hay SFTP |
FTP |
Sức mạnh của mã hóa |
Sử dụng mã hóa SSL/TLS |
Sử dụng giao thức SSH |
Cơ chế xác thực |
Hỗ trợ các phương pháp xác thực khác nhau (gồm: xác thực dựa trên mật khẩu, xác thực khóa công khai và xác thực tương tác bàn phím) |
Tương tự như SFTP |
Cấu hình |
Phức tạp hơn FTP |
Dễ thiết lập |
Ứng dụng |
Phù hợp cho dữ liệu nhạy cảm hơn |
Phù hợp cho dữ liệu ít nhạy cảm |
FTPS mang tới một giải pháp bảo mật hiệu quả cho việc truyền tải dữ liệu, đặc biệt là khi bảo mật thông tin là điều kiện tiên quyết. Tuy có chút phức tạp trong quá trình thiết lập, nhưng với các yêu cầu bảo mật cao, FTPS sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc so với FTP thông thường.
Vậy là trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn “FTPS là gì?” và các thông tin xoay quanh giao thức này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về nó.