WebRTC là gì?
WebRTC (viết tắt của Web Real-Time Communications) là một công nghệ mã nguồn mở cho phép truyền trực tiếp những dữ liệu hình ảnh, âm thanh và video giữa các trình duyệt web, giúp tạo ra những ứng dụng truyền thông trực tuyến như hội nghị trực tuyến, video call và chia sẻ tệp, được phát triển bởi Google.
Nói một cách đơn giản, WebRTC giúp các trang web có thể thực hiện các cuộc gọi video, chia sẻ màn hình hoặc truyền tải dữ liệu thời gian thực khác nhau ngay trong trình duyệt, mà không cần cài đặt phần mềm bổ sung.
WebRTC cho phép truyền dữ liệu trực tiếp giữa các trình duyệt mà không cần thông qua máy chủ trung gian, giúp giảm độ trễ và tránh gặp các vấn đề về băng thông. Các dữ liệu truyền qua mạng được bảo vệ bằng các giao thức bảo mật.
Cơ chế hoạt động của WebRTC
WebRTC hoạt động dựa trên nguyên tắc giao tiếp ngang hàng Peer - to - Peer (P2P). Trong mô hình này, các dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp các dữ liệu giữa các trình duyệt với nhau, không phải thông qua máy chủ trung gian, giúp giảm độ trễ và các vấn đề về băng thông.
Khi có một cuộc gọi được khởi tạo, quá trình "tạo kết nối" (Signaling) sẽ bắt đầu. Lúc này, những thông tin về phiên kết nối gồm cấu hình media và thông tin về mạng của cả 2 bên sẽ được trao đổi qua một kênh tín hiệu (thường thì sẽ là thông qua một máy chủ). Tuy nhiên thì việc truyền tải dữ liệu sau đó sẽ diễn ra trực tiếp giữa những trình duyệt, không cần thông qua máy chủ trung gian nữa.
Ưu và nhược điểm của WebRTC
WebRTC có các ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Tích hợp sẵn trong những trình duyệt phổ biến, không cần phải cài đặt phần mềm bổ sung
- Được hỗ trợ trên nhiều nền tảng, gồm cả thiết bị di động và desktop
- Có thể tích hợp với những công nghệ khác như SIP, VoIP và đám mây.
- Bảo mật cao, hỗ trợ mã hóa dữ liệu bằng SRTP và TLS
Nhược điểm
- Cần địa chỉ IP công khai để có thể thiết lập kết nối trực tiếp, khó khăn hơn khi dùng trong mạng LAN hoặc VPN
- Tốn nhiều tài nguyên máy tính, đặc biệt khi truyền tải các dữ liệu 4K hoặc HD
- Để truyền tải dữ liệu giữa 2 trình duyệt với nhau, thì điều kiện là cả 2 đều phải sử dụng WebRTC
- Đôi khi sẽ hoạt động không được ổn định về kết nối
Lợi ích của WebRTC mang lại cho các doanh nghiệp
WebRTC mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhờ vào khả năng truyền thông thời gian thực, chi phí thấp, và khả năng tích hợp dễ dàng. Dưới đây là một số các lợi ích chính mà WebRTC có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn:
- Giảm độ trễ: WebRTC giúp người dùng truyền tải dữ liệu giữa các trình duyệt mà không lo bị trễ.
- Bảo mật cao: Tính bảo mật cao nên đảm bảo các thông tin của người dùng sẽ được bảo vệ.
- Tương tác trực tuyến dễ dàng: Không cần cài đặt thêm bất cứ phần mềm hay plugin bên thứ ba nào, việc tương tác trực tuyến dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Do không cần dùng các dịch vụ trung gian
- Tích hợp với các ứng dụng: WebRTC có thể tích hợp với những ứng dụng khác như SIP, VoIP, đám mây, giúp tăng khả năng sử dụng nó.
- Hỗ trợ nhiều nên tảng: WebRTC có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng, gồm cả di động và desktop.
Ứng dụng thực tế của WebRTC
WebRTC đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giao tiếp cá nhân đến các giải pháp doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Ứng dụng vào video call: WebRTC cung cấp khả năng thực hiện cuộc gọi video trực tuyến chất lượng cao mà không cần tới các plugin và phần mềm khác.
- Chia sẻ màn hình: WebRTC giúp bạn chia sẻ màn hình của bạn với người khác trong các cuộc họp trực tuyến, cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ các tài liệu, bản trình bày hoặc màn hình làm việc của họ với người khác.
- Chat trực tuyến: WebRTC cho phép bạn gửi tin nhắn văn bản trực tiếp cho người khác mà không phải thông qua máy chủ
- Trò chơi trực tuyến: WebRTC giúp nâng cao tốc độ và chất lượng của truyền thông thời gian thực giữa những người chơi.
Trên đây HostingViet đã giải đáo cho bạn “WebRTC là gì?” và các thông tin xoay quanh nó. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.