HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Cách đăng nhập vào VPS trên hệ điều hành windows đơn giản

Tư vấn dịch vụ - Các dịch vụ Cloud, Server, Hosting & Phần mềm | 2024-04-22 14:23:46+07

Những điều kiện để đăng nhập VPS trên windows

Trước tiên, để biết cách đăng nhập vào VPS trên windows, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau: 

  • Máy chủ áo VPS: Bạn cần sở hữu 1 VPS cho riêng mình. Nếu chưa có, bạn có thể thuê/mua hoặc sử dụng miễn phí (có giới hạn thời gian) từ các nhà cung cấp VPS khác nhau trên thị trường.
  • Máy tính hệ điều hành windows: Bạn cần có một máy tính có hệ điều hành windows, có cài đặt Remote Desktop Connection (nếu chưa có, bài viết có hướng dẫn cách cài đặt bên dưới). Hãy đảm bảo công cụ này hoạt động được trên máy tính của bạn.

Nếu bạn chưa đăng ký thuê/mua VPS, bạn có thể trải nghiệm thử các gói VPS tại HostingViet để đánh giá hiệu quả cũng như mức độ phù hợp: VPS Giá rẻ, VPS chuyên nghiệp, VPS cao cấp,...

Các gói Hosting khác như: Hosting gí rẻ, SEO hosting,...

Cách đăng nhập vào VPS trên hệ điều hành windows đơn giản

Tham khảo thêm các tin tức về VPS tại HostingViet:

Sau khi đảm bảo những yếu tố trên đều đã được hoạt động. Hãy thực hiện cách đăng nhập vào VPS bằng 4 bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra thông tin về VPS

Sau khi sở hữu VPS, bạn sẽ được công ty cho thuê thuê VPS cung cấp các thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ IP: Nhà cung cấp sẽ đưa cho bạn một dãy số được gọi là địa chỉ IP sau khi đăng ký thành côn. Ví dụ: 103.96.82.74
  • Username: Thông thường các công ty cho thuê VPS sẽ để username là “Administrator” 
  • Mật khẩu: Mật khẩu đầu tiên sẽ được nhà cung cấp cấp. Mật khẩu cũng sẽ được cấp cùng IP và username. Sau khi nhận được thông tin, bạn nên đối lại mật khẩu để đảm bảo an toàn tài khoản VPS của mình. Mật khẩu VPS không nên là những dãy số dễ đoán, hãy tối ưu nó để đảm bảo tính bảo mật cao nhất. 

Bước 2: Tiến hành đăng nhập từ Remote Desktop Connection

Tham khảo thêm các tin tức về VPS tại HostingViet:

Dưới đây là cách đăng nhập vào VPS thông qua Remote Desktop Connection trên máy tính Windows:

  • Bước 1: Mở cửa sổ tìm kiếm trên màn hình chính máy tính Windows, nhập “Remote Desktop Connection” sau đó mở công cụ này lên. 

  • Bước 2: Giao diện của Remote Desktop Connection hiện lên như màn hình bên dưới:

Trong trường hợp bạn không tìm thấy “Remote Desktop Connection”, bạn có thể thực hiện những thao tác sau: Run start > Run > Mstsc.exe

Bước 3: Nhập thông tin VPS vào Remote Desktop Connection

  • Sau khi giao diện của màn hình chính hiện lên, bạn địa chỉ IP của VPS tại mục Computer. Hãy kiểm tra thật kỹ xem bạn đã điền đúng địa chỉ IP nhà cung cấp đã cấp hay chưa. Sau đó nhấn connect.

  • Sau khi nhập đúng địa chỉ IP, màn hình xuất hiện cửa sổ Windows Security, bạn nhập usernamemật khẩu vào sau đó ấn OK

Bước 4: Tiến hành xác nhận bảo mật

Sau khi đăng nhập chính xác thông tin, hệ thống VPS sẽ gửi một thông báo mới, yêu cầu bạn xác nhận để đăng nhập VP. Lúc này, bạn chỉ cần lựa chọn YES để để lựa chọn đăng nhập thẳng vào VPS. Trong trường hợp bạn thường xuyên đăng nhập VPS trên máy tính windows, bạn có thể tick chọn ô “Dont ask me again for connections to this computer” để bỏ qua bước xác minh bảo mật trong những lần đăng nhập sau.

Màn hình sẽ hiện giao diện đăng nhập VPS như hình bên dưới.

Lưu ý khi sử dụng các đăng nhập VPS bằng máy tính Windows

Cách đăng nhập vào VPS qua máy tính hệ điều hành windows vô cùng đơn giản chỉ với 4 bước. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng đúng trình tự các bước. 

Khi đăng nhập VPS thành công, bạn có thể làm việc trên giao diện gần như giống hoàn toàn với giao diện máy tính thông thường. Sau khi hoàn thành sử dụng bạn có thể thoát ứng dụng Remote Desktop Connection hoặc tắt máy tính của mình. Khi đó, VPS của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường, bởi nó hoạt động độc lập với tư cách một máy chủ ảo ở nơi khác. 

Trên đây là cách đăng nhập vào VPS trên máy tính hệ điều hành windows đơn giản chỉ với 4 bước. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn có thể nắm rõ được cách thức đăng nhập và điều hành, sử dụng VPS một cách mượt mà, trơn tru.

Tham khảo thêm các tin tức về VPS tại HostingViet:

Bài viết khác