Ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có một hệ thống để lưu trữ thông tin, dữ liệu chuyên biệt như máy chủ vật lý. Với cấu hình cao, máy chủ vật lý đóng vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu và là trung tâm để kết nối các máy tính trong cùng cơ quan, công ty, tổ chức,... lại với nhau. Để hiểu rõ hơn về máy chủ vật lý là gì? Cách thức hoạt động cũng như ưu - nhược điểm của máy chủ vật lý, hãy theo dõi bài viết sau của Hostingviet nhé!
1. Máy chủ vật lý là gì?
Máy chủ vật lý là máy chủ chuyên dụng được kết nối với mạng máy tính hoặc internet, có địa chỉ IP tĩnh với khả năng xử lý dữ liệu cao. Trên máy chủ vật lý sẽ được cài đặt các phần mềm nhằm phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập, yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Máy chủ vật lý là gì?
Một số lợi ích khi sử dụng máy chủ vật lý:
- Tốc độ nhanh: Các website hoặc ứng dụng được sử dụng toàn bộ tài nguyên của máy chủ mà không phải chia sẻ với bất kỳ ai.
- Bảo mật dữ liệu an toàn: Toàn bộ thông tin, dữ liệu trên máy chủ được bảo mật tuyệt đối vì các website và dữ liệu của bạn đều nằm bên ngoài vùng public cloud.
- Kiểm soát chặt chẽ: Trong một vài trường hợp, máy chủ vật lý sẽ cho phép bạn có nhiều quản lý/kiểm soát phần cứng và phần mềm hơn.
- Thiết lập đơn giản, nhanh chóng: Bạn có thể tùy ý thiết lập, cài đặt server theo ý muốn.
- Dễ dàng nâng cấp: Khi cần mở rộng không gian và tài nguyên lưu trữ, bạn có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình server như CPU, RAM, dung lượng ổ đĩa,...
2. Cách thức hoạt động của máy chủ vật lý
Máy chủ vật lý thường hoạt động theo mô hình Client - Server. Trong đó, server là các chương trình máy tính đang hoạt động để phục những yêu cầu của client (khách hàng) và các chương trình khác. Khách hàng thường kết nối với máy chủ vật lý thông qua mạng Internet và có thể chạy trên cùng một máy tính. Ngoài ra, trong hệ thống hạ tầng của Internet Protocol (IP), máy chủ vật lý (server) là một chương trình hoạt động tương tự như một socket listener (giao thức nghe).
Mô hình Client - Server
Thông thường, máy chủ vật lý sẽ cung cấp các dịch vụ chủ yếu qua mạng Internet. Ví dụ như database server, file server, mail server, print server, web server, game server,... Ngoài ra còn có nhiều hệ thống sử dụng mô hình Client - Server như các trang web và các dịch vụ email,...
Ngoài cách thức hoạt động theo mô hình Client - Server, một số máy chủ vật lý còn có thể hoạt động theo mô hình ngang hàng (Peer to Peer) hoặc mô hình lai (Hybrid).
3. Ưu - Nhược điểm của máy chủ vật lý là gì?
3.1. Ưu điểm
Với cấu hình cao, tốc độ nhanh và hoạt động ổn định, máy chủ vật lý có một số ưu điểm nổi bật như:
- Hiệu suất hoạt động cao hơn so với máy chủ ảo (VPS). Máy chủ vật lý có thể xử lý dữ liệu dung lượng khổng lồ, cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một lúc mà không bị gián đoạn.
- Dễ dàng điều khiển máy chủ vật lý từ xa mà không cần làm việc trực tiếp với máy chủ.
- Không mất chi phí cho việc thuê thêm các phần mềm liên quan.
- Đảm bảo tiến độ công việc: Người dùng tự chủ trong việc quản lý, kiểm soát và vận hành máy chủ vật lý. Từ đó có thể phân bổ tài nguyên, cấp quyền sử dụng,... theo yêu cầu công việc.
- An toàn và bảo mật cao: Máy chủ vật lý sử dụng độc lập, không dùng chung server với bất kỳ bên nào nên vấn đề bảo mật và an toàn dữ liệu được đảm bảo.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kích hoạt dùng thử Hosting và Cloud VPS miễn phí
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, máy chủ vật lý vẫn còn tồn tại một số nhược điểm/hạn chế như:
- Chi phí cao hơn máy chủ ảo (VPS): Thuê máy chủ vật lý riêng sẽ mất nhiều chi phí hơn so với VPS bởi bạn được toàn quyền sử dụng nguồn tài nguyên riêng biệt, toàn quyền quản lý và toàn quyền kiểm soát.
- Khó quản lý: Việc quản lý máy chủ vật lý thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong những trường hợp máy gặp sự cố hoặc trục trặc. Khi gặp sự cố, việc khôi phục các bản sao lưu dữ liệu cần rất nhiều thời gian, có thể nhanh hoặc lâu tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu cần khôi phục. Do đó, đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả công ty, doanh nghiệp.
- Một số loại máy chủ vật lý ít có khả năng mở rộng: Hầu như các máy chủ vật lý khi nâng cấp đều phải update hoặc download tốn khá nhiều thời gian. Do đó, khi nâng cấp/mở rộng cho máy chủ vật lý bạn cần chú ý hơn để tránh việc phải thuê một máy chủ hoàn toàn mới.
4. Nên thuê hay mua máy chủ vật lý?
Việc thuê hay mua máy chủ vật lý phụ thuộc vào kinh tế và nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hostingviet vẫn khuyến khích bạn nên thuê máy chủ vật lý bởi các lý do sau:
- Chi phí thuê máy chủ vật lý rẻ hơn nhiều so với mua, bởi vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, bảo trì hệ thống và nhân lực vận hành.
- Không phải lo lắng setup không gian đặt máy chủ đạt tiêu chuẩn bởi khi thuê, máy chủ của bạn đã mặc định là đặt ở Datacenter.
- Lựa chọn máy chủ vật lý có cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng với không gian và tài nguyên lưu trữ lớn cùng khả năng xử lý một lượng thông tin khổng lồ. Từ đó giúp băng thông được giải phóng đảm bảo được truyền truy cập nhanh hơn, mượt hơn và ổn định hơn.
- Điều khiển hệ thống server dễ dàng và nhanh chóng thông qua trình duyệt web trên máy tính cá nhân.
- Trong trường hợp máy chủ vật lý bị lỗi phần cứng, bạn chỉ cần thông báo cho bên cung cấp dịch vụ và họ sẽ đến Datacenter để kiểm tra và xử lý giúp bạn.
- Dễ dàng nâng cấp và mở rộng tài nguyên khi cần xử lý khối lượng dữ liệu lớn hơn.
Hostingviet tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý riêng uy tín hàng đầu hiện nay. Với cơ sở hạ tầng được đặt tại các trung tâm dữ liệu lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp cung cấp hạ tầng điện và mạng ổn định. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7 trong suốt quá trình sử dụng.
>> Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết dịch vụ thuê máy chủ vật lý riêng tại đây.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về máy chủ vật lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Hostingviet để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!