HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

PWA Là Gì? Cách Xây Dựng PWA Cho Website Của Bạn

Tư vấn dịch vụ - Các dịch vụ Cloud, Server, Hosting & Phần mềm | 2023-11-16 13:10:41+07

PWA là gì?

>> Xem thêm : Whois là gì? Công cụ Whois dùng để làm gì

PWA là từ viết tắt của cụm từ Progressive Web Apps. Đây là một kết hợp tốt nhất của web và ứng dụng. PWA giúp người dùng có thể tải hay download một cách nhanh chóng ngay cả khi đường truyền mạng không ổn định. Ngoài ra, PWA còn hỗ trợ gửi các thông báo đẩy liên quan, góp phần tăng hiệu quả hoạt động marketing. 

Về cơ bản, cần có 4 yêu cầu để xác định một PWA và đều được Google Chrome, Opera cùng Samsung Internet hỗ trợ. Cụ thể:

- Một site cần phải được visit 2 lần và 5 phút tạm nghỉ để đạt yêu cầu

Trong Google Chrome, trước khi trình duyệt hiển thị đề nghị cài đặt PWA, bạn cần truy cập site host PWA 2 lần.

Dù không phải là hình thức xác nhận chuẩn nhất nhưng đây vẫn là cách làm khá tốt. Vì nó đảm bảo rằng người dùng phải thích trang thì mới có thể truy cập đến lần thứ 2.

Bên cạnh đó, yêu cầu này còn được xem là phương pháp đơn giản nhằm xác định sự liên quan cũng như thích thú của người dùng. Và quan trọng nhất, hiện nay Google khá hài lòng với phương pháp “thô sơ” này. Tuy nhiên, chúng có thể được cải tiến trong tương lai gần.

- Đạt chuẩn kết nối https bảo mật

Kết nối bảo mật đến PWA sẽ giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn. Đồng thời, sẵn sàng cấp quyền cho chúng. 

Chưa dừng tại đó, kết nối bảo mật https còn dễ dàng chiếm được sự tín nhiệm của người dùng, vì thế sẽ tăng lượng visit. Từ đó giúp tạo lợi thế về SEO bởi PWA có thể được search engine index và serve trên TLS.

- Cài đặt JSON Manifest

Việc cung cấp data extract dưới dạng JSOn giúp bạn có thể cached thông tin nhờ sự hỗ trợ của service worker kết hợp sử dụng app shell để load CSS rute. Đồng thời, phân phối phiên bản ngoại tuyến có đủ các chức năng UI.

Vì thế, so với website, PWA có ưu thế hơn về khả năng hiển thị data ngay cả khi không có kết nối internet.

- Cài đặt Service Worker

Đây được xem là phần cốt lõi của các PWA hiện đại. Bởi service worker sẽ chịu trách nhiệm cache toàn bộ file, serve push notifications, nội dung cập nhật, data manipulation,…

 

Bằng việc listen theo các network request trên server và đặt dưới dạng file .js trên các thiết bị người dùng. Sau đó, service worker sẽ kiểm soát các event này và trả lại phản hồi phù hợp (phụ thuộc vào có kết nối mạng hay không). Từ đó, tạo điều kiện cho page ngoại tuyến tùy chỉnh.

Ngoài ra, nội dung hiển thị còn được tùy chỉnh dựa trên cache đã lưu ngay cả khi người dùng đang ngoại tuyến. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cache data làm biến và tham số. 

Điều này có nghĩa, tuy lần load đầu tiên phải mất tới vài giây nhưng những lần tiếp theo nhờ tận dụng service worker nên nhanh hơn.

Khi đã có đủ 4 điều kiện trên, developer thoải mái tùy chỉnh các tính năng. Từ đó, có thể thấy cả offline error page, duyệt hoàn chỉnh offline và site nào đang truy cập.

Như vậy, PWA là ứng dụng cung cấp thêm các tính năng bổ sung dựa trên những thiết bị hỗ trợ, truy cập khi ngoại tuyến, đẩy thông báo, lưu trữ cục bộ tất cả tài nguyên cùng giao diện, tốc độ không hề thua kém với ứng dụng Native. Chính vì thế, PWA ra đời mang đến nhiều lợi ích cho người dùng và nhà phát triển website.

>> Xem thêm : SaaS là gì ? Ưu nhược điểm của mô hình SaaS

Lý do sử dụng progressive web apps là gì?

Lý do đầu tiên, đó chính là giúp website có được tính năng của một App. Bởi thực tế, hầu hết người dùng smart phone dùng ưu tiên truy cập App hơn website. Nghiên cứu có thấy có đến 87% thời gian dùng App, trong khi con số khá khiêm tốn là 13% sử dụng web trên di động. Hơn nữa, App còn có tính năng tương tác tuyệt vời như biểu tượng màn hình giúp truy cập dễ dàng trên điện thoại, thông báo kết nối lại với người dùng ngay cả khi đóng ứng dụng.

Tiếp đến, progressive web apps có khả năng tải nhanh nhờ cơ chế lưu cache và dùng được cả khi offline.

Cuối cùng, người dùng còn có thể nhận được thông báo dù ứng dụng không mở.

Ưu và nhược điểm của PWA là gì?

Ưu điểm:

- Mở được ứng dụng ngay cả khi không có kết nối internet.

- Tốc độ load cao hơn so với website.

- Bảo mật tốt.

- Có nút home screen.

- Tính năng đẩy thông báo, kích thích người dùng truy cập.

- Bounce rates tốt hơn web.

- Mang lại sự thuận tiện như dùng App.

- Lắp đầy khoảng cách giữa App và website.

- Không bị từ chối hay cấm từ các App Store tên iOs hay Android.

Nhược điểm:

- Hạn chế trong hỗ trợ trình duyệt.

- Native API access còn hạn chế.

- Chưa có trong App Store.

 

>> Xem thêm: Các Plugin cần thiết cho Wordpress 

Progressive web apps là gì - Cách xây dựng

Cách thiết lập PWA khá dễ dàng đối với người quản trị website, kể cả khi bạn không am hiểu về code. Vì có plugin WordPress Mobile Pack hỗ trợ. 

Sau khi kích hoạt Plugin, bạn chọn phiên bản cập nhật mới nhất của chủ đề Obliq. Lúc này, website trên máy tính vẫn hiển thị chủ đề của doanh nghiệp, còn trình duyệt điện thoại thì hiển thị chủ đề Obliq. Trong menu bắt đầu của Plugin trên WordPress, bạn đặt chế độ hiển thị của PWA là chỉ mình tôi. Sau đó, tùy chỉnh tải biểu tượng và màu sắc xuất hiện trên màn hình chính của người dùng. 

Nếu không muốn dùng WordPress plug-in để xây dựn PWA, bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của Google Codelab. Hướng dẫn này có 8 bước giúp quản trị website dễ dàng chuyển đổi website phiên bản máy tính để bàn sang PWA.

Trong đó, danh sách kiểm tra các ứng dụng web cơ bản rất dễ cài đặt, điều chỉnh theo nhu cầu đối với người không không chuyên về lập trình. Cụ thể như kiểm tra tính thân thiện của PWA với thiết bị di động, xác minh website có được phục vụ qua https hay không, cài đặt dịch vụ và tệp ứng dụng web…

Khi đã đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản đã nêu ở đầu bài viết, thì một danh sách kiểm tra PWA có hơn 20 thành phần là đánh dấu lược đồ, bộ nhớ cache, quản lý thông tin xác thực cho website (yêu cầu người truy cập đăng nhập), cùng các yếu tố UI/UX.

Sau khi hoàn tất xây dựng PWA, bạn tiến hành kiểm tra lại về hoạt động của PWA bằng Lighthouse trong Chrome DevTools trước khi cho chạy chính thức. Bước này giúp bạn có thể thêm hoặc bớt một số tính năng, và thậm chí tùy chỉnh lại cho bắt mắt hơn. 

Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về PWA Là Gì? Cách Xây Dựng PWA Cho Website Của Bạn! Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!


Bài viết khác