HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Cách Kiểm Tra Ping Mạng Bằng Lệnh Ping, Lỗi Request Time Out Khi Ping

Thủ thuật | 2023-11-29 23:43:19+07

 

Lệnh ping là gì

"Ping chính là từ viết tắt của Packet Internet Grouper. Đây là một tiện ích dùng để xác định một gói dữ liệu mạng được phân phối đến địa chỉ cụ thể có bị lỗi hay không." 

Kiểm tra ping mạng là lệnh cmd phổ biến để kiểm tra lỗi mạng. Hiện nay, có nhiều trò chơi trực tuyến cũng hiển thị ping để game thủ biết độ trễ của đường truyền mạng hiện tại nhanh hay chậm. Ngoài ra, lệnh ping cũng được dùng để kiểm tra 2 thiết bị trên mạng có kết nối hoặc có thông với nhau hay không.

Ví dụ: Kiểm tra máy tính A và B có kết nối không thì trên máy tính B, bạn gõ lệnh Ping <địa chỉ IP của máy tính A> -t hoặc ngược lại. Khi kết quả trả về là có tín hiệu (tức có time reply) thì 2 máy tính đã hoàn toàn thông và kết nối với nhau. Còn kết quả là lỗi request time out khi ping thì có nghĩa kết nối bị chặn.

Kiểm tra ping mạng

Phần đa, các phiên bản Windows và Linux đều hỗ trợ lệnh Ping nên bạn đều có thể thực hiện. Đầu tiên, bạn Ping địa chỉ IP. Sau đó, yêu cầu này sẽ được gửi qua hub và router đến máy tính khác. Khi máy tính đó nhận thành công thì nó sẽ phản hồi lệnh Ping bằng Pong. Thời gian giữa 2 lần truyền sẽ được tính toán nhằm tạo ra phản hồi trung bình hay độ trễ. 

Cụ thể cách thức một lệnh Ping hoạt động:

  1. Máy tính hay thiết bị A gửi đi một tín hiệu hoặc một gói tin đến địa chỉ IP của máy tính hoặc thiết bị B.
  2. Máy tính hoặc thiết bị B nhận tín hiệu từ phía A hay không.
  3. Máy tính hay thiết bị B sẽ hiển thị kết quả của lệnh Ping trả về cho máy tính A.

Cách thực hiện kiểm tra tình trạng mạng bằng Ping lệnh Ping

- Bước 2: Kiểm tra ping mạng trong cmd:

Với mỗi dịch vụ internet của mỗi nhà mạng sẽ có IP khác nhau. Do đó, lệnh Ping cũng khác.

Lệnh Ping các website: ping  you domain (ví dụ ping youtube.com). 

Sau đó, nhấn enter. Khi kiểm tra ping thì bạn lưu ý các thông số sau:

- Mặc định gói tập tin gửi đi là 32 bít (Bytes=32).

>>Xem Thêm: Cách sửa lỗi DNS Server isn't responding (ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT) hiệu quả 100%

Trong trường hợp dùng thêm tham số -t (ví dụ ping youtube.com -t), lúc này lệnh Ping sẽ gửi gói tin từ A đến B liên tục. Nó chỉ dừng lại khi cửa sổ cmd đóng hoặc bạn dùng tổ hợp phím Ctrl + C để tắt.

Nếu Ping không đến đích do bị chặn hoặc lỗi, máy tính gửi sẽ nhận thông báo lỗi request time out khi Ping hoặc không nhận được gói tin.

Thay vì cửa sổ nhắc lệnh, đầu ra của Ping cũng có thể là file. Vì thế, bạn gõ lệnh “ping yourdomain > ping.txt” để thực hiện kiểm tra mạng.

Khi gõ lệnh có cấu trúc như trên, thì kết quả trả về sẽ là file có tên ping.txt trong thư mục lệnh Ping được thực hiện. Nếu muốn thay đổi thư mục thì bạn nhập vào thư mực khác trong lệnh Ping.

Ví dụ: 

ping yourdomain.com > c:\output\ping.txt

Lúc này, lệnh Ping tạo ra file ping.txt trong thư mục C:\Output

Lỗi request time out khi ping

Khi dùng lệnh Ping kiểm tra mạng thì sẽ có 3 thông báo có thể xảy ra:

- Thông báo tới dòng lệnh: Ví dụ, Reply from 210.211.110.180: bytes=32 time=3ms TTL=54. Khi màn hình hiện thị thông báo có dạng này thì điều đó có nghĩa lệnh Ping đã được thực hiện đến máy tính thành công. Đồng thời, hệ thống mạng không bị lỗi và chúng vẫn được sử dụng hoặc kết nối thông thường. Ý nghĩa của các kí hiệu dòng lệnh như sau.

- Thông báo dòng lệnh destination host unreachable: khi nhận được thông báo này thì điều đó có nghĩa máy đích bị đứt cáp hay không gắn cáp vào card mạng hoặc một số lỗi tương tự. Vì thế, dẫn đến tình trạng không thể kết nối.

Trên đây là bài viết mà Hosting Việt giới thiệu tới bạn nhằm củng cố thông tin cho bạn về cách dùng lệnh Ping kiển tra kết nối mạng. Đồng thời hiểu được các lỗi request time out là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách dùng lệnh Ping kiểm tra kết nối mạng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Hosting Việt chúc bạn thành công!


Bài viết khác