Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển hướng tới ngành công nghiệp 4.0 thì hầu hết tất cả các ngành nghề dịch vụ đều cần thiết kế website để giới thiệu về chính sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhiều người chắc hẳn biết trang web là gì và hằng ngày vẫn tiếp xúc với chúng thông qua tìm kiếm thông tin trên google, nhưng nếu không là dân công nghệ thì không phải ai cũng dành thời gian tìm hiểu để website vận hành trơn tru thì cần có những yếu tố nào.
Như bạn đã biết, để có một website thì trước tiên phải mua tên miền, thuê hosting và có source code website. Sau khi đã có các yếu tố này thì bạn cần phải kết nối chúng lại với nhau, bằng cách trỏ tên miền về host. Đồng thời, kết hợp thêm một số yếu tố góp phần khai báo hoạt động của trang web trên môi trường mạng internet, đó chính là ttl, cname. Vậy ttl là gì? Cname là gì? Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu các khái niệm này và cách tạo cname record là gì.
TTL là gì?
Ttl là từ viết tắt của time to live. Vậy time to live là gì? Đúng theo nghĩa đen của câu tiếng Anh là “thời gian tồn tại”, trong thuật ngữ tin học, ttl được định nghĩa là thời gian tồn tại của một bản ghi (record) của cấu hình tên miền và được máy chủ DNS trung gian ghi nhớ.
Giá trị thời gian thường được tính bằng giây. Nếu ttl càng lớn có nghĩa là máy chủ DNS sẽ ghi nhớ thông tin càng lâu. Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp tên miền của website được thay đổi trên máy chủ DNS chính thì thông tin đã lưu trên máy chủ DNS trung gian sẽ chậm cập nhật.
Ví dụ: Tên miền abc.com sử dụng máy chủ DNS chính là ns1.abs.com và được cấu hình trỏ tới ip 112.78.2.101, còn ttl của tên miền là 3600s.
Trong trường hợp người dùng sử dụng chính DNS của Google và truy cập vào website abc.com thì máy tính của người dùng sẽ gửi một yêu cầu đề nghị phân giải tên miền abc.com đến máy chủ của Google (lúc này máy chủ Google trở thành DNS trung gian). Vì máy chủ chưa có thông tin về tên miền abc.com nên phải hỏi máy chủ chính là ns1.abc.com về tên miền và thông tin ip. Lúc này máy chủ chính DNS sẽ phản hồi ip là 112.78.2.101, còn ttl là 3600s.
Ngay khi tiếp nhận kết quả trả lời, Google sẽ lưu lại tất cả các giá trị. Sau này, nếu trang web abc.com thay đổi ip thành 112.78.2.201 thì bất kỳ người dùng nào truy cập vào trang web mà đang dùng máy chủ DNS của Google vẫn sẽ nhận kết quả là 112.78.2.101.
Cname là gì?
Cname là từ viết tắt của Canonical name record, tức là Bản ghi bí danh. Cname có chức năng cho phép gắn nhiều tên miền vào cùng một server hay nói cách khác là một địa chỉ IP có thể có nhiều tên miền cùng trỏ về.
Khái niệm trên đã giúp bạn hiểu được cname record là gì. Thực tế, bản ghi này rất hay được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn tạo một bản ghi theo giá trị sẵn có, và một khi dữ liệu cũ thay đổi, dữ liệu mới cũng sẽ được chuyển đổi theo. Bên cạnh đó cname record còn được dùng để xác thực các dịch vụ cung cấp của Google như ứng dụng, xác minh domain, và một số dịch vụ trực tuyến khác.
>>Xem thêm: Remarketing Là Gì? Cách Cài Đặt Quảng Cáo Remarketing
Cách thực hiện tạo bản ghi cname
Để khai báo bản ghi cname, thì bắt buộc bạn cần phải có bản ghi kiểu A nhằm mục đích là khai báo tên máy. Lúc này, tên miền đã được khai báo trong cname record trỏ đến địa chỉ IP của máy sẽ gọi là tên miền chính (tức canonical domain). Còn các tên miền khác mà bạn muốn trỏ về cùng server này sẽ được gọi là bí danh (hay còn gọi là alias domain) của tên máy và cũng phải được khai báo.
-
Để tạo bản ghi cname cho subdomain, bạn thực hiện các bước như sau:
+ Đăng nhập vào DNS Control, sau đó, click vào tên domain đã thêm vào hệ thống.
+ Một bảng thông tin hiện ra, bạn nhập các giá trị yêu cầu để tạo cname record cho subdomain.
- DNS record: chọn cname.
- Tên: điền giá trị tên subdomain.
- Giá trị: đây là giá trị của cname (lưu ý là điền tên của domain đã được xác định, không được ghi số IP).
- MX: bỏ trống.
-
Tạo cname record để xác thực các dịch vụ trực tuyến
2.1 Google mail
+ Đăng nhập vào DNS Control, sau đó, click vào tên domain đã thêm vào hệ thống.
+ Một bảng thông tin hiện ra, bạn nhập các giá trị yêu cầu để tạo cname record google mail.
- DNS record: chọn cname.
- Tên: điền giá trị tên subdomain cần xác thực.
- Giá trị: khai báo giá trị xác thực đến.
- MX: bỏ trống.
2.2 Google Apps
Cách thực hiện cũng tương tự tạo cname record cho google mail.
+ Đăng nhập vào DNS Control, sau đó, click vào tên domain đã thêm vào hệ thống.
+ Một bảng thông tin hiện ra, bạn nhập các giá trị yêu cầu để tạo cname record google mail.
- DNS record: chọn cname.
- Tên: điền giá trị tên subdomain cần xác thực.
- Giá trị: khai báo giá trị xác thực đến.
- MX: bỏ trống.
Tuy nhiên, lúc này bạn cần lưu ý là xóa bản ghi A của domain chính.
Như vậy, qua bài viết trên Hosting Việt đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về TTL là gì? Cname là gì? Kiến thức tổng hợp về DNS! Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!